Quản lý chất lƣợng là một lĩnh vực của quản lý đã đƣợc nghiên cứu rất sớm trên thế giới. Nó là kết quả từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học danh tiếng ngay từ đầu những năm 1920. Lý thuyết về quản lý chất lƣợng đƣợc phát triển, hoàn thiện dần theo thời gian, qua các công trình nghiên cứu và thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Quan điểm quản lý chất lƣợng hiện đại khẳng định: Hoạt động quản lý chất lƣợng không thể có hiệu quả nếu chỉ coi trọng việc kiểm tra sau khi thực hiện mà quan trọng là các hoạt động đƣợc tiến hành trong toàn bộ quá trình, ngay từ giai đoạn nghiên cứu, thiết kế đến giai đoạn tiêu dùng. Chất lƣợng chịu sự tác động của hàng loạt các yếu tố chủ quan và khách quan.
Để kiểm soát hàng loạt sự ảnh hƣởng của các yếu tố này cần phải có một hệ thống quản lý chất lƣợng. Quản lý chất lƣợng không phải là những cố gắng riêng rẽ, rời rạc, nhất thời mà là một tập hợp các giải pháp tác động thƣờng xuyên liên tục và có hệ thống lên quá trình hoạt động để đảm bảo mức chất lƣợng đã lựa chọn.
Chất lƣợng không tự sinh ra, chất lƣợng không phải là một kết quả ngẫu nhiên. Nó là kết quả tác động của hàng loạt các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt đƣợc chất lƣợng mong muốn phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. Hoạt động quản lý định hƣớng vào chất lƣợng gọi là quản lý chất lƣợng. Quản lý chất lƣợng (QLCL) một khái niệm đƣợc phát triển và hoàn thiện liên tục, thể hiện ngày càng đầy đủ hơn bản chất tổng hợp, phức tạp của vấn đề chất lƣợng và phản ánh sự thích ứng với điều kiện và môi trƣờng kinh doanh mới.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Trang24
Ngày nay, quản lý chất lƣợng đã mở rộng với tất cả mọi lĩnh vực, từ sản xuất đến quản lý, dịch vụ và trong toàn bộ chu trình sản phẩm. Điều này thể hiện ở một số định nghĩa sau:
- Quản lý chất lƣợng là xây dựng, bảo đảm và duy trì mức chất lƣợng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lƣu thông và tiêu dùng. Điều này đƣợc thực hiện bằng cách kiểm tra chất lƣợng một cách hệ thống, cũng nhƣ nhƣng tác động hƣớng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hƣởng tới chất lƣợng của sản phẩm (TOST 15467:1970).
- Quản lý chất lƣợng là ứng dụng các phƣơng pháp, thủ tục và kiến thức khoa học kỹ thuật đảm bảo cho sản phẩm sẽ hoặc đang sản xuất phù hợp với thiết kế, với yêu cầu trong hợp đồng bằng con đƣờng hiệu quả nhất.(A. Robertson – Anh).
- Đó là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai những tham số chất lƣợng, duy trì và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng (Theo A.Feigenbaum – Mỹ).
- Quản lý chất lƣợng là hệ thống các biện pháp tạo điều kiện sản xuất kinh tế nhất những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lƣợng thỏa mãn yêu cầu của ngƣời tiêu dùng (Theo Kaoru Ishikawa – Nhật).
- Quản lý chất lƣợng là một phƣơng tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động ( Theo P. Crosby – Mỹ).
- Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 8402: 1999: “Quản lý chất lƣợng là những hoạt động của chức năng quản lý chung nhằm xác định chính sách chất lƣợng và thực hiện thông qua các biện pháp nhƣ lập kế hoạch chất lƣợng, kiểm soát chất lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và cải tiến chất lƣợng trong hệ thống chất lƣợng”. - Theo tiêu chuẩn Việt Nam ISO 9000: 2000 và TCVN ISO 9000: 2007: “Quản lý chất lƣợng là các hoạt động có phối hợp để định hƣớng và kiểm soát một tổ chức về mặt chất lƣợng”.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Hiền Trang25