- Tỷ lệ NL có CMKT phù hợp với yêu cầu công việ cở tỉnh Hòa Bình khá cao Qua khảo sát thực tế đối với 320 công nhân có CMKT làm việc tạ
4.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triểnnhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của tỉnh
Mặc dù, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng và thực thi “Quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình đến năm 2020”, “Quy hoạch phát triển NL 2011 - 2020” và “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020”, nhưnglại chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH. Để đảm bảo công cuộc CNH, HĐH của tỉnh đạtđược mục tiêu mong muốn, thì việc xây dựng chiến lược, quyhoạchvàkế hoạch phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH là rất cần thiết và cấp bách.
Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH của tỉnh phải xác định rõ mục tiêu cần đạt được, tiến trình tổ chức thực hiện và nguồn lực bảo đảm việc thực hiện. Xác định rõ những căn cứ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đặc điểm NNL của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nhu cầu về NL có CMKT của công cuộc CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, phương hướng quy hoạch và những giải pháp để thực hiện. Trong đó, phải chú trọngviệc sắp xếp quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo, các trường nghề, trung tâm dạy nghề theo hướng đa dạng hóa ngành nghề và loại hình đào tạo nghề. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải căn cứ vào nhu cầu CNH, HĐH của tỉnh trên cơ sở dự báo đúng. Phải căn cứ vào chiến lược, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian đến năm 2020 đã được Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XV thông qua như: “Bước đầu hình thành vùng động lực kinh tế và ngành kinh tế mũi nhọn làm đầu tầu cho sự phát triển kinh tế của tỉnh”. “Phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn” theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ, gắn với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh. Phát triển các ngành hàng, loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: thương mại, du lịch, vận tải, tư vấn, bưu chính, viễn thông, CN thông tin, tài chính, ngân hàng… Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế tỉnh Hòa Bình cơ bản đạt mức phát triển trung bình của cả nước. Phải kết hợp kế hoạch với thị trường, coi thị trường sức lao động là một kênh quan trọng để định hướng mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH của tỉnh.
Việc xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển NL có CMKT phải sớm tạo ra bước phát triển mang tính đột phá về mặt quy mô và chất lượng đào tạo đối với lực lượng lao động của tỉnh, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn, đồng thời cung cấp cho các thị trường trong và ngoài nước. Đào tạo nghề phải gắn chặt chẽ với giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo; coi giải quyết việc làm như đầu ra, thị trường của đào tạo nghề và là tiêu chí đánh giá hiệu quả của đào tạo nghề. Phải tạo ra được cơ chế để huy động đa dạng các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo của các trường nghề hiện có; để xây dựng mới, nâng cấp một số trường nghề của tỉnh.
Do dân số tỉnh Hòa Bình chủ yếu là người các dân tộc thiểu số (chiếm 63,3% số dân), chỉ có 27,7% là người Kinh, nên trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải thể hiện được sự ưu tiên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo NL có CMKT là người dân tộc thiểu số trong các nhà trường theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Phải làm tốt chế độ chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người học; quan tâm, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng lòng hồ sông Đà.
Để NL có CMKT tăng về số lượng và nâng cao chất lượng, phù hợp về cơ cấu nhu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cần hướng tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng các trường nghề hiện có như trường cao đẳng nghề, trường trung học kinh tế - kỹ thuật, trường cao đẳng sư phạm, trường trung học y tế và các trung tâm dạy nghề, các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Phải rà soát và quy hoạch lại để tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, mở rộng ngành nghề đào tạo theo hướng phát triển ngành nghề mới do tác động của cuộc cách mạng KH & CN hiện đại.
Trong các giải pháp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thì nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính, cơ chế tạo lậpđể có nguồn lực đócó ý nghĩa rất quan trọngđể biến các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trở thành hiện thực. Cần khắc phục tình trạng quy hoạch treo như đã thấy trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và giao thông.
Việc xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cũng phải tạo cơ hội để khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế
xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhânở mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hệ thống đào tạo NL, khuyến khích đào tạo nghề tại chỗ đối với những nghề gắn với phong tục tập quán sản xuất truyền thống của người dân miền núi. Từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị để tổ chức đào tạo nghề ở trìnhđộ sơ cấp, trung cấp cho lao động có nhu cầu làm việc tại các doanh nghiệp yêu cầu trình độ tay nghề cao hơn, có các phong trào lao động công nghiệp đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật tại chỗ và tăng nhanh quy mô, chất lượng NL có CMKT trong ngành nông, lâm, thủy sản.
Công tác quy hoạch vàkế hoạch cần hướng đến việc củng cố mạng lưới các trung tâm dạy nghề ở các huyện lấy hạt nhân là các trường cao đẳng nghề, trường trung học kinh tế- kỹ thuật… của tỉnh để thực hiện việc liên kết đào tạo những nghề mà các trường, các trung tâm chưa có điều kiện thực hiện như: đội ngũ giáo viên, trang thiết bị thực hành nghề. Đồng thời, thông qua mô hình liên kết đào tạo này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người học nghề khi họ chưa thể đi học xa, hoặc với đối tượng học nghề là nông dân, hoặc các hộnghèo v.v…
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch NL có CMKT phải hướng vào việc củng cố và mở rộng hệ thống khuyến nông, khuyến lâm đến các xãđể tư vấn việc làm cho người lao động nông thôn. Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động được đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề của người lao động và chuyển dịch cơ cấu NL có CMKT theo dự báo nhu cầu NL có CMKT tỉnh Hòa Bình phải đạt được vào năm 2020.
Để thể chế hóa việc phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH của tỉnh trong thời gian tới, cần coi trọng việc ban hành và thực thi chính sách phát triển.Phải coichính sách phát triển NL cóCMKT cóvai trò định hướng, điều tiết, tạo điều kiện và khuyến khích mọi lực lượng trong tỉnh hướng vào mục tiêu phát triển.Trong chính sách,phảilàmrõ các mục tiêu mà Nhà nước muốn đạt được và cách thức để thực hiện các mục tiêu đó trong phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH. Phải tập trung giải quyết vấn đề tạo lập NNL trong đó cóNL cóCMKT nhằm đápứng yêu cầuđẩymạnhCNH, HĐHtheo hướng mà tỉnhHòa Bìnhđãlựa chọn.
4.2.2. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có chuyên môn kỹthuật đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa củatỉnh