- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về số lượng và cơ cấu NL có CMKT cho CNH, HĐH Theo thống kê lao động hiện hành thì NL có CMKT gồm 5 loạ
2.3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX, Hàn Quốc ra khỏi cuộc chiến tranh liên Triều với điểm xuất phát thuộc loại nghèo nhất thế giới. Nhờ nhanh chóng thực hiện CNH, ngày nay Hàn Quốc đã được cộng đồng quốc tế công nhận là một nền kinh tế phát triển. Thu nhập bình quân đầu người tính theo ngang giá sức mua (PPP) của Hàn Quốc năm 1963 mới là 100 USD,nhưng đến năm 2011 đã tăng mạnh lên đạt con số 31.750 USD, cao hơn cả mức trung bình của Liên minh châu Âu (31.550USD/người) [vnexpress.net/, 28/7/2013].
Để có sự phát triển nhanh trong CNH, bên cạnh năng lực lãnh đạo tài tình của bộ máy chính quyền nhà nước, chính sách quốc gia hợp thời cơ, chính sách ngoại giao thực tiễn, chính sách mở cửa quả cảm và toàn cầu hóa, tính cần mẫn và trung thành của người dân, chính phủ Hàn Quốc còn đặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và đào tạo. Chính phủ Hàn Quốc coi phát triển giáo dục và đào tạo là tham vọng đáp ứng mục tiêu của cá nhân và cạnh tranh tự do, khả năng tiếp thu nhanh chóng văn minh và xu hướng mới của thế giới, để người dân dám đương đầu thử thách…
Từ khoảng 1.200 năm trước đây, Hàn Quốc đã có văn hóa trọng thị giáo dục như tuyển chọn quan lại thông qua thi tuyển cạnh tranh công khai (người dân gọi đó là khoa cử). Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ 19, Hàn Quốc không thể tiếp nhận nền văn minh mới với trọng tâm là cuộc cách mạng công nghiệp của phương Tây mà bị chìm sâu vào những phong tục truyền thống
dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Người Hàn quốc có câu: “Biết nhiều là sức mạnh. Phải học thì mới sống được”. Sau khi được độc lập, chính phủ Hàn Quốc đã đặt trọng tâm của chính sách là phát triển giáo dục, đào tạo. Ngay từ đầu, chính phủ đã coi vốn NL là nhân tố quan trọng nhất. Phải biến Hàn Quốc thành “quốc gia học tập”, “tổ chức học tập”. Rất nhiều trường đại học được thành lập và người dân dù phải bán cả đất đai và gia súc cũng phải lo cho con em mình được đến trường. Dù có phải giảm bớt tiển ăn, tiền mặc, người Hàn Quốc cũng không tiếc chi tiêu cho tiền học phí.
Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Lee Sung Man xuất thân là một nhà giáo dục, một tiến sĩ chuyên ngành triết học tốt nghiệp tại Đại học Princeton của Mỹ. Ông đã thay đổi ý thức của người dân với trọng tâm là phong trào “Xây dựng làng mới” nhằm giáo dục thay đổi ý thức của người dân và giáo dục cải thiện cuộc sống của người dân, để thay đổi diện mạo của Hàn Quốc từ một nền kinh tế nông nghiệp thành một nền kinh tế công nghiệp. Ông đã liên tiếp thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục theo đúng tinh thần của một nhà giáo dục và luôn ưu đãi tất cả những ai làm giáo dục. Không chỉ Tổng thống Kim Dae Jung, mà cả người dân đều nhận thấy rằng: CNH dù muộn thì giáo dục và thông tin hóa vẫn phải đi trước một bước. Chính phủ đã hỗ trợ về mặt chính sách những hoạt động như “Phong trào văn hóa thông tin”, “Giáo dục thông tin hóa”… và hỗ trợ cho rất nhiều doanh nghiệp CN thông tin khởi nghiệp; đã áp dụng mức lương của các nhà KH cao hơn cả mức lương Tổng thống, người có CMKT cao thì có mức thu nhập cao hơn.
Chính phủ đã đặc biệt coi trọng khôi phục lại hệ thống đào tạo nghề, với các giải pháp cơ bản như: tổ chức lại hệ thống giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học, giới thiệu các trường trung học toàn diện, thành lập các trường trung học chuyên nghiệp, tăng cường chương trình học về kiến thức nghề cơ bản và năng lực tổng hợp, tăng cường mối liên hệ giữa các
trường này với nền công nghiệp nhằm nâng cao khả năng định hướng nghề và mở rộng cơ hội học cao hơn cho mọi người. Tăng cường công tác đào tạo giáo viên dạy nghề, cho phép các viện dạy nghề linh hoạt trong việc thiết lập các chương trình học, cải tổ hệ thống hoạt động riêng của họ hay linh hoạt, được chủ động trong tuyển giáo viên dạy nghề.
Một trong những vấn đề mà chính phủ Hàn Quốc quan tâm là cải tiến hệ thống đào tạo nghề, tăng số lượng các trường kỹ thuật và khuyến khích các công ty lớn xây dựng các trung tâm đào tạo. Để tăng nhanh số lượng và chất lượng NL có CMKT, Chính phủ đã tiến hành xã hội hóa hoạt động giáo dục và đào tạo, huy động sức mạnh của toàn dân cùng với chính phủ nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển NL. Hệ thống đào tạo nghề của Hàn Quốc bao gồm đào tạo công và đào tạo tư nhân. Đào tạo công chủ yếu do cơ quan NL Hàn Quốc KOMA thực hiện, KOMA tập trung đào tạo nghề cơ bản, các nghề thuộc CN mới và NL có trìnhđộ tiên tiến. Đào tạo tư nhân bao gồm việc đào tạo trong các công ty, nhà máy do chính các công ty thực hiện và việc đào tạo hợp pháp của các cơ quan không lợi nhuận.
Nhờ đó, chất lượng NL của Hàn Quốc được nâng lên nhanh, thích ứng kịp thời với yêu cầu CNH, HĐH nền kinh tế. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2011 của Hàn Quốc là 0,897 đứng thứ 15/141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, và năm 2012 chỉ số này đã tăng lên 0,909 đứng thứ 12/185 [73]. Năm 2013, tỉ lệ đỗ đại học của học sinh cấp 3 tại Hàn Quốc đạt 85%, cao nhất thế giới. Giáo dục trọn đời của Hàn Quốc cũng đạt tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Thậm chí, tại các trung tâm thương mại còn tổ chức các chương trìnhđào tạo đa dạng dành cho khách hàng. Số du học sinh Hàn Quốc tại Mỹ cũng đứng thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Trong tương lai, hệ thống giáo dục của Hàn Quốc sẽ được phát triển theo hình thức học tập thông minh, giúp cho bất kỳ ai cũng có thể thoải mái học vào bất kỳ thời gian nào,
tại bất kỳ đâu trong môi trường kỹ thuật số. Hiện nay, Đại học Truyền hình và Viễn thông Hàn Quốc đã đào tạo 520.000 sinh viên hoặc Đài truyền hình giáo dục EBS đều đang tăng cường giáo dục mở và giáo dục trọn đời. Triết lý của Hàn Quốc là “Giáo dục thay đổi số phận”. Nếu giáo dục, đào tạo thay đổi số phận thì số phận quốc gia cũng được thay đổi. Hàn Quốc đã trở thành cường quốc về NL với nền tảng giáo dục, đào tạo và cơ sở hạ tầng CN thông tin đi trước một bước [121].