Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 85 - 88)

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về số lượng và cơ cấu NL có CMKT cho CNH, HĐH Theo thống kê lao động hiện hành thì NL có CMKT gồm 5 loạ

3.2.2. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

Để đáp ứng yêu cầu NL có CMKT cho CNH, HĐH, từ năm 2006 đến nay, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành mở rộng mạng lưới các trường chuyên nghiệp, phát triển các trung tâm dạy nghề ở các cấp huyện, thị và xuống tận cấp xã. Cụ thể là:

- Mở rộng năng lực đào tạo của các trường chuyên nghiệp và dạy nghề:

Để bảo đảm NL có CMKT cho CNH, HĐH tỉnh đã coi trọng nâng cao năng lực đào tạo của các trường chuyên nghiệp và mở rộng mạng lưới đào tạo

nghề trên địa bàn. Năm 2006, mạng lưới cơ sở dạy nghề trong tỉnh mới chỉ có 2 trường cao đẳng nghề, 1 trường trung cấp nghề, 6 trung tâm dạy nghề, 4 trung tâm giới thiệu việc làm có dạy nghề. Đến năm 2013, mạng lưới này được mở rộng,toàn tỉnh đã có 5 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề và 30 cơ sở dạy nghề. Mạng lưới cơ sở dạy nghềphát triển từ cấp tỉnh xuống huyện, có cả ở các xã và các doanh nghiệp lớn.

Chủ trương chỉ đạo của chính quyền tỉnh là các trường Cao đẳng sư phạm, Trung cấp chuyên nghiệp phải xây dựng và thực hiện công bố chuẩn đầu ra các ngành đào tạo. Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào tạo, các hệ đào tạo và các loại hình trường Trung cấp chuyên nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học Trung cấp chuyên nghiệp. Tích cực chỉ đạo nâng cấp trường Trung học kinh tế kỹ thuật lên trường Cao đẳng và trường Cao đẳng sư phạm lên trường Đại học. Phối hợp với các trung tâm giáo dục thường xuyên lao động hướng nghiệp bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với hướng nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Coi trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, nhất là trìnhđộ ngoại ngữ và CN thông tin của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các trường Cao đẳng sư phạm, Trung cấp chuyên nghiệp. Thực hiện đánh giá và đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng giáo dục trung cấp chuyên nghiệp. Triển khai các hoạt động nghiên cứu KH phục vụ giảng dạy.

Đối với các cơsở đào tạo nghề, việc mở rộng mạng lưới và quy mô đào tạo NL phải trên cơ sở coi trọngchất lượng, bảo đảm sự phù hợp về số lượng và cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo với nhu cầu phát triển của tỉnh trong từng giai đoạn. Nâng cao hiệu quả dạy nghề để đáp ứng nhu cầu NL kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là đội ngũ lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao.

Thực hiện chủ trương này, quy mô đào tạo mỗi năm lại được tăng lên. Năm 2009, các cơ sở dạy nghề thuộc tỉnh quản lý đã tuyển mới đào tạo được

2.350 lượt người học nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; 6.468 người học nghề trình độ sơ cấp nghề. Trong tổng số lượt người được đào tạo, nữ chiếm 16,5%. Năm 2010, tổng số học sinh trong các trường cao đẳng và dạy nghề trong tỉnh đã lên tới 19.967 người, trong đó có 12.067 học sinh đào tạo cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 7.900 học sinh học trong các trung tâm dạy nghề [Tổng hợp từ số liệu của các trường đào tạo tại tỉnh Hòa Bình].

Số trường lớp thuộc các hệ đào tạo trong tỉnh được duy trì và đã nâng cấp hơn trước. Hệ đào tạo cao đẳng và đại học có năng lực đào tạo hàng năm khoảng 10.000 học sinh, bao gồm: trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật, trường Cao đẳng nghề Sông Đà, trường Cao đẳng nghề Hòa Bình, trường Cao đẳng nghề cơ điện Tây Bắc. Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp được phát triển với năng lực đào tạo hàng năm 2.500 học sinh bao gồm: trường Trung học kinh tế kỹ thuật Hòa Bình, trường Trung học y tế Hòa Bình, trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật công nghiệp Hòa Bình. Ngoài ra, trong tỉnh còn có 30 cơ sở đào tạo nghề được phân bổ ở hầu khắp các huyện, thị. Một số cơ quan, tổ chức trong tỉnh cũng tổ chức các hình thức dạy nghề, như sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Trung tâm giáo dục lao động xã hội Lạc Sơn, sở Giáo dục có Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm, Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình có Trung tâm dạy nghề Hòa Bình, Hội liên hiệp phụ nữ có Trung tâm dạy nghề phụ nữ Hòa Bình… Nếu không tính hệ thống các trường đóng trên địa bàn do BộGiáo dục và Đào tạo quản lý (trường Cao đẳng sư phạm Hòa Bình, trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật, trường Trung học kinh tế kỹ thuật Hòa Bình và trường Trung học y tế Hòa Bình), thì năng lực đào tạo của tỉnh hàng năm đạt khoảng 15.000 học sinh. Bảng 3.1.là con số thống kê được từ 3 hệ đào tạo tập trung của tỉnh là hệ Cao đẳng và Đại học, hệ Trung học chuyên nghiệp và hệ đào tạo công nhân kỹ thuật chính quy.

Bảng 3.1. Năng lực đào tạo nghề tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 - 2013 [16, tr.171-173] Chỉ tiêu 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 1. Hệ Cao đẳng và Đại học - Số trường - Số giáo viên - Số học sinh 2 269 2.312 2 255 2.691 2 193 2.461 2 195 2.307 5 483 3.753

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)