Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 75 - 78)

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về số lượng và cơ cấu NL có CMKT cho CNH, HĐH Theo thống kê lao động hiện hành thì NL có CMKT gồm 5 loạ

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Hòa Bình

Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình.

Hòa Bình nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 73 km theo đường quốc lộ 6, cách sân bay quốc tế Nội Bài 93 km, cách cảng biển Hải Phòng 170 km, nằm ở vị trí cầu nối giữa khu vực Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ với mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi. Trên địa bàn tỉnh có các tuyến đường quốc lộ quan trọng chạy qua như: đường Hồ Chí Minh nối liền hai miền Nam - Bắc Việt Nam, Quốc lộ 6 nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc, Quốc lộ 15A, Quốc lộ 12B, Quốc lộ 21. Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp, các tuyến đường chính kết nối Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội. Đặc biệt đường cao tốc Hoà Lạc – thành phố Hoà Bình đã được khởi công xây dựng, khi hoàn thành sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Hà Nội và Hoà Bình.

Về đường thủy, Hòa Bình có mạng lưới sông suối phân bổ tương đối dày và đều khắp ở các huyện. Sông Đà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2 chảy qua các huyện Mai Châu, Ðà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài là 151 km. Hồ Sông Đà nối liền với

tỉnh Sơn La, phần hạ lưu chảy qua tỉnh Phú Thọ, Hà Tây thông với sông Hồng, có thể phát triển vận tải thuỷ thuận lợi, có hiệu quả. Các tuyến sông Bưởi (55 km), sông Bôi (125 km), sông Bùi (32 km)… có vai trò quan trọng trong vận tải đường thủy. Hệ thống đường bộ và đường thủy trên địa bàn tỉnh Hòa Bình rất thuận lợi cho việc di chuyển lao động giữa các địa bàn trong tỉnh cũng như với các tỉnh khác, thuận lợi cho phát triển NL có CMKT.

Về tài nguyên đất, tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 4.662 km2, đất có rừng trên 173 ngàn ha, chiếm 37% diện tích, đất nông nghiệp trên 65 ngàn ha, chiếm 14% diện tích. Đất chưa sử dụng trên 170 ngàn ha. Với những tiềm năng đó, trong tương lai, Hoà Bình có thể phát triển mạnh mẽ nền sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tài nguyên đất là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc. Với trên 200 ngàn ha là đất rừng có nhiều loại gỗ, tre và dược liệu quý hiếm tạo thuận lợi để phát triển công nghiệp chế biến.

Tài nguyên nước, tỉnh Hòa Bình có trữ lượng lớn với hệ thống sông ngòi phân bố ở hầu hết các huyện. Tổng diện tích mặt nước là 14.460 ha. Hồ Sông Đà với diện tích mặt nước khoảng 10.000 ha và dung tích 9,5 tỷ m3 nước rất thuận lợi cho phát triển, nuôi trồng thủy sản và có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng, phát triển công nghiệp sản xuất điện cho quốc gia.

Tài nguyên khoáng sản, Hoà Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng như đá granit, đá vôi, than đá, đất sét, cao lanh, vàng, sắt, nước khoáng có thể khai thác phát triển công nghiệp khai khoáng, tuyển luyện quặng kim loại, sản xuất vật liệu xây dựng, các loại khoáng sản, trong đó một số loại đã được khai thác như: amiăng, than, nước khoáng, đá vôi… Đáng lưuý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn. Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3;đá granít trữ lượng 8,1 triệu m3; đặc biệt đá vôi có trữ lượng rất lớn trên 700 triệu tấn đang được khai thác phục vụ xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi,

xây dựng cơ bản… Tỉnh có 6 mỏ than đá với các điểm khai thác ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Đà Bắc, Kỳ Sơn, tổng trữ lượng cấp C1 là 982.000 tấn. Đôllômit, barit, cao lanh cũng có trữ lượng lớn, trong đó có một số mỏ còn chưa được xác định rõ về trữ lượng. Sét phân bố ở vùng thấp, có rải rác trong tỉnh, trữ lượng ước tính 8 - 10 triệu m3.

Nguồn tài nguyên quý của tỉnh Hoà Bình là nước khoáng, chủ yếu phân bố ở hai huyện Kim Bôi, Lạc Sơn. Ngoài ra, tỉnh Hòa Bình còn có nguồn tài nguyên khoáng sản với nhiều mỏ đa kim như: vàng, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, phốtphorit…

Về tài nguyên du lịch, tỉnh Hòa Bình có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như: Ðộng Tiên (huyện Lạc Thủy), động Tiên Phi (thành phố Hòa Bình), các khu bảo tồn thiên nhiên, suối nước khoáng Kim Bôi, hồ sông Ðà và nhà máy thủy điện Hoà Bình lớn nhất Đông Nam Á. Có các bản làng văn hóa truyền thống các dân tộc trong tỉnh như bản Giang Mỗ dân tộc Mường huyện Kỳ Sơn, Bản Lác, Bản Văn dân tộc Thái huyện Mai Châu, Xóng Dướng dân tộc Dao huyện Ðà Bắc...; khu du lịch Suối Ngọc -Vua Bà huyện Lương Sơn và nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, kiến trúc, ngành nghề truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật dân gian của nhiều dân tộc trong tỉnh phong phú, đa dạng, độc đáo là những sản phẩm của nền Văn hóa Hòa Bình.

Với các điều kiện trên cho thấy, tỉnh Hòa Bình có nhiều thuận lợi hội cho việc phát triển NL có CMKT bảo đảm cho CNH, HĐH hướng các ngành mà tỉnh có tiềm năng.

Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên hiện có của tỉnh Hòa Bình cũng gây ra nhữngkhó khăn cho phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH. Đó là điều kiện tự nhiên, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có vùng núi cao nằm ở phía Tây Bắc, độ cao trung bình từ 600 - 700 m, địa hình hiểm trở, chiếm 44,8% diện tích toàn vùng, nên việc tiến hành CNH, HĐH ở vùng này rất khó khăn, việc phát triển NL có CMKT của người dân

theo đó cũng bất cập. Tuy đất rộng, song chủ yếu là đất lâm nghiệp (chiếm 64,5% diện tích tự nhiên), do địa hình phức tạp nên sản xuất phân tán, suất đầu tư cao, nên gây nhiều khó khăn cho việc đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá tập trung (nhất là ở các huyện núi cao).Việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong phát triển NL có CMKT giữa các vùng trong tỉnh cho CNH, HĐH gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)