Dự báo cầu nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghi p hóa, hi n i hóa tỉnh Hòa Bìnhđến năm

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 121 - 124)

- Tỷ lệ NL có CMKT phù hợp với yêu cầu công việ cở tỉnh Hòa Bình khá cao Qua khảo sát thực tế đối với 320 công nhân có CMKT làm việc tạ

4.1.2. Dự báo cầu nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghi p hóa, hi n i hóa tỉnh Hòa Bìnhđến năm

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ CNH, HĐH của tỉnh đến năm 2020, cần có dự báo khả năng đáp ứng về các nguồn lực, trong đó có nhu cầu về NL có CMKT. Căn cứ vào mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 của cả nước, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, xu hướng gia tăng dân số và lao động và yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH của tỉnh Hòa Bình và tham khảo Quy hoạch phát triển NL của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2020, có thể dự báo cung - cầu về NL nói chung và nhu cầu về NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnhHòa Bình từ nay đến năm 2020 như sau:

- Dự báo cung về NL ở tỉnh Hòa Bìnhđến năm 2020

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2013 của tỉnh Hòa Bình vào khoảng 1,01%. Dự báo tốc độ tăng dân số bình quân khoảng 0,88% năm 2015 và khoảng 0,84% năm 2020. Quy mô dân số trung bình của tỉnh Hòa Bình ở mức 838,5 nghìn người vào năm 2015 và 876,2 nghìn người năm 2020. Trong đó, dân số thành thị chiếm khoảng 20%; nam và nữ chiếm tỷ lệ ngang nhau trong cơ cấu dân số của tỉnh.

Dự báo lực lượng lao động trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi, vào năm 2020 là 601.000 người, chiếm 68,6% trong dân số toàn tỉnh; tỷ lệ lao động tham gia trong nền kinh tế xã hội chiếm 86%, trong đó lao động trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 22%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 60%; ngành dịch vụ chiếm 18%.

Về dài hạn, cơ cấu dân số và lực lượng lao động trong tỉnh có nhiều lợi thế để Hòa Bình phát triển. Theo tính toán, nếu mỗi năm giải quyết được khoảng 20.000 lao động có chỗ làm việc mới, thì số lao động trong độ tuổi tăng lên hàng năm sẽ được huy động gần như toàn bộ vào các hoạt động kinh tế xã hội.

Bảng 4.2.Dự báo dân số và lao động tỉnh Hòa Bình đến năm 2020[108, tr.61] Đơn vị: người, % Tăng trưởng BQ Chỉ tiêu 2011 2015 2020 2011-2015 2016-2020 Tổng dân số 803.162 838.500 876.232 7.067 7.546 1. Theo giới tính - Nam 399.476 417.052 436.800 3.515 3.949 - Nữ 403.686 421.448 439.432 3.552 3.597 2. Theo khu vực - Thành thị 123.767 129.130 134.764 1.072 5.634 - Nông thôn 679.395 709370 741.468 5.995 32.98

3. Dân số dưới tuổi lao động 190.045 199.395 208.718 1.870 1.865 Tỷ trọng so với tổng dân số 23,66% 23,77 23,82 0,024 0,01 Tỷ trọng so với tổng dân số 23,66% 23,77 23,82 0,024 0,01

4. Dân số trong tuổi lao động 555.146 583.260 601.007 5.438 5.249 Tỷ trọng so với tổng dân số 69,12 69,56 68,59 0,088 -0,194 Tỷ trọng so với tổng dân số 69,12 69,56 68,59 0,088 -0,194

5. Dân số ngoài tuổi lao động 57.971 55.845 66.507 -425 2.132 Tỷ trọng so với tổng dân số 7,21% 6,66% 8,46 -0,11 0,36 Tỷ trọng so với tổng dân số 7,21% 6,66% 8,46 -0,11 0,36

- Dự báo cầu về NL ở tỉnh Hòa Bìnhđến năm 2020

Cầu về NL ở tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2011 - 2020 được quy định bởi các yếu tố:

Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011- 2015 khoảng 13%; 2016- 2020 khoảng 12%.

Cơ cấu kinh tế trong GDP chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế các ngành trong GDP như sau: Nông, lâm, thủy sản chiếm 19,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 50%, dịch vụ chiếm 30,5%.

Giai đoạn các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đã hoàn thành xong kết cấu hạ tầng, thu hút doanh nghiệp vào sản xuất, nhất là ở vùng động lực kinh

tế. Sự phát triển của KH&CN xuất hiện những ngành nghề mới hoặc nhu cầu về những kiến thức, kỹ năng mới trong tương lai.

Cầu về lao động của thị trường thủ đô Hà Nội và các tỉnh liền kề.

Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực như trên, yêu cầu đặt ra là phải tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng NL. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 55% và đến năm 2020 đạt 65%,cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực nông, lâm, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

- Dự báo cầu NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình

Tổng số lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh năm 2015 sẽ đạt mức 583.260 người. Tỷlệ NL có CMKT năm 2013 của tỉnh đã đạtở mức 39,8% tổng lực lượng lao động, tăng trung bình hằng năm giai đoạn 2005 - 2013 là 2,85% (bảng 3.5). Mức tăng như vậytuy là nhanh, nhưng chủyếu tăng ở NL có được đàotạo dưới 3tháng. Theo mô hình quan hệ giữa cơ cấu chất lượng NL với các giai đoạn của tiến bộ kỹ thuật của F.M.Harbison [4, tr.132] đã mô tả 2.2.1, thì tỉnh Hòa Bìnhđang ở giữa hai giai đoạn cơ khí hóa và tự động hóa một phần.

Dự báo tổng số lao động trong các ngành kinh tế trong tỉnh Hòa Bình năm 2020 là 601.007 người. Theo mức tăng trưởng NL có CMKT 9 năm qua, thì tỷ lệ NL có CMKT của tỉnh vào năm 2020 sẽ là 61,2% tổng lực lượng lao động trong tỉnh. Nếu tính theo giai đoạn tiến bộ kỹ thuật để đến năm 2020 Hòa Bình cùng cả nước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại thì tỷ lệ NL có CMKT phải đạt ở mức 63 - 65% tổng lực lượng lao động của tỉnh bằng 378.634 - 390.654 người. Riêng ở khu vực nông thôn, đến năm 2020, số người được đào tạo nghề (ở cả 3 cấp trìnhđộ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề) là 56.000 người, bình quân khoảng 8.000 người/năm.

Phân tích chi tiết, theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, thì tổng số nghề đào tạo là 25 nghề chủ yếu, trong đó cao đẳng 7 nghề, trung cấp 10 nghề, sơ cấp 18 nghề. Nhu cầu NL có CMKT

nêu trên là nhằm đápứng yêu cầu CNH, HĐH và chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế; đồng thời bù đắp lực lượng lao động trong nền kinh tế đến tuổi nghỉ không tham gia lao động trong các ngành kinh tế và thay thế bằng lực lượng lao động trẻ tham gia nền kinh tế trong kỳ kế hoạch.

Ngoài ra, đến năm 2015 liên kết đào tạo trình độ trung cấp lao động xã hội, luật, hành chính, kinh tế nông nghiệp hệ vừa học, vừa làm và chính quy cho 210 cán bộ cấp xã, phường, nghiệp vụ cho đại biểu Hội đồng nhân dân 1.200 người, nghiệp vụ cho cán bộ xã, phường không chuyên trách 7.100 người, quản lý nhà nước, văn bản chính sách mới 1.200 người. Giai đoạn 2016 - 2020, liên kết đào tạo cho cán bộ cấp xã, phường trình độ cử nhân cao đẳng 210 người, trình độ trung cấp, cao đẳng 210 người, tiếp tục đào tạo trình độ trung cấp luật, trung cấp văn hoá, trung cấp công an, trung cấp quân sự cho 180 người, liên kết đào tạo trình độ cử nhân luật, hành chính, kinh tế nông nghiệp hệ vừa học vừa làm cho 120 người, nghiệp vụ cho Đại biểu Hội đồng nhân dân 1.200 người, nghiệp vụ chuyên môn cho cán xã, phường không chuyên trách 8.100 người, quản lý nhà nước, văn bản chính sách mới 1.300 người, bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế 200 người [105].

4.1.3. Phương hướng phát triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuậtbảo đảmchocông nghi p hóa, hi n i hóaở tỉnh Hòa Bìnhđến năm 2020

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)