- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về số lượng và cơ cấu NL có CMKT cho CNH, HĐH Theo thống kê lao động hiện hành thì NL có CMKT gồm 5 loạ
3.2.1. Thực trạng chính sách và quy hoạch nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình
kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình
- Chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
Để phát triển NNL đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, Đảng ta chủ trương: “Giáo dục và đào tạo cùng với KH&CN là quốc sách hàng
đầu…” [25, tr.94]. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Việc đào tạo NL có CMKT là một nội dung quan trọng nhằm cung cấp NL đáp ứng trực tiếp nhu cầu phát triển kỹ thuật, công nghệ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy CNH, HĐH.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, từ năm 2006 đến nay, các cấp đảng và chính quyền của tỉnh Hòa Bình đã đặc biệt quan tâm xây dựng NL có CMKT cho CNH, HĐH. Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005 - 2010 xác định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, khai thác các tiềm năng, huy động tối đa nguồn lực,... Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; phấn đấu đưa tỉnh Hòa Bình cơ bản thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010” [26]. Nội dung đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức trên địa bàn trong giai đoạn 2005-2010 được cụ thể là:
Sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung vào chuyển đổi cơ cấu theo hướng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; từng bước hình thành các vùng chuyên canh, vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; chú trọng phát triển chăn nuôi mà địa phương có thế mạnh; coi trọng phát triển nghề rừng, chăm sóc, bảo vệ, phòng chống cháy rừng và trồng rừng mới.
Sản xuất công nghiệp phải tạo ra được bước chuyển biến mạnh cả về lượng và về chất. Tăng cường xúc tiến đầu tư tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Ru-ma-ni,... tạo sự khởi sắc cho việc thu hút đầu tư của các nước, nhất là các tập đoàn kinh tế lớn vào tỉnh.
Phát triển mạnh các ngành dịch vụ gồm: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn, thương mại, du lịch, tạo thuận lợi cho đẩy mạnh CNH, HĐH,
đồng thời thực hiện tốt biện pháp kích cầu đầu tư tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hạn chế được mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của tỉnh.
Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, xây dựng đô thị và xây dựng nông thôn mới.
Để bảo đảm việc thực hiện chủ trương trên, tỉnh Hòa Bình đã đặc biệt quan tâm đến phát triển NL có CMKT thông qua phát triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống đào tạo nghề và giáo dục chuyên nghiệp được mở rộng; công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và rèn luyện sức khỏe cho người dân được tăng cường.
- Về quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh
Trong thời gian qua, tỉnh Hòa Bình chưa có quy hoạch phát triển NL có CMKT cho CNH, HĐH. Năm 2011mới có“Quy hoạch phát triển NL 2011-2020”
do UBND tỉnh xây dựng và ban hành [108]. Nội dung bản Quy hoạch là sựcụ thể hóa Chiến lược phát triển NL Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 vào phát triển NLcủa tỉnh Hòa Bình. Quy hoạch phát triển NL được xem như kế hoạch dài hạn của tỉnh về phát triển NL, trong đó chú ý đến phát triển NL có CMKT đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Bản Quy hoạch đã phân tích, đánh giá đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và NL của tỉnh Hòa Bình, luận chứng quan điểm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp phát triển NL nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011- 2020. Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch với những chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể. Dựa vào đó, các cấp có liên quan tiến hành tổ chức, chỉ đạo việc phát triển NL phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòng trên địa bàn của tỉnh.
Phạm vi của quy hoạch chủ yếu đề cập đến NL trong độ tuổi lao động theo Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994 (nam giới từ 15 đến hết 60 tuổi, nữ
giới từ 15 đến hết 55 tuổi); đào tạo và sử dụng nguồn lực con người, bao gồm toàn bộ NL trên địa bàn tỉnh; phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển NL nói chung và từng lĩnh vực nghề nghiệp nói riêng; trong đó đặc biệt chú ý những lĩnh vực có vai trò lớn và có tính đột phá đối với phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Các nhà hoạch định chính sách đã xác định phương hướng và giải pháp phát triển NL có CMKT; phát triển đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp; huy động nguồn lực, tạo việc làm, phát triển thị trường lao động; mở rộng hợp tác và các chương trình, dự án ưu tiên để phát triển NL.
Đối với NL có CMKT cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, bản
Quy hoạch đã nêu quan điểm và mục tiêu phát triển NL đến năm 2020. Trong đó, xác định phát triển nhân lực thời kỳ 2011 - 2020 phải phù hợp, đồng bộ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, của từng ngành, địa phương và phát huy hiệu quả của các cơ sở dạy nghề hiện có. Mục tiêu phát triển là đáp ứng đủ và có chất lượng yêu cầu NL phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn này và đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 về tỷ lệ lao động qua đào tạo, quy mô năng lực của các trường học… Bản Quy hoạch mới được triển khai thực hiện từ đầu năm 2013.