Thực trạng thu hút nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 94 - 95)

- Số trường Số giáo viên

3. Đào tạo công nhân kỹ thuật

3.2.3. Thực trạng thu hút nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Hòa Bình

Trên tinh thần Nghị quyết sô 35/2005/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành ngày 22/7/2005, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 55/2005/QĐ-UBND ngày 15/12/2005 Quy định một số chính sách khuyến khích cán bộ, công chức học tập và thu hút, tiếp nhận, sử dụng người có trình độ về công tác tại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2005 - 2015. Quyết

định này đãđược triển khai thực hiện thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn tới người dân và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; hướng dẫn việc chọn cử người đi đào tạo trong nước và nước ngoài. Tỉnh đã coi trọng việckhuyến khích học tập và thu hút, tiếp nhận người có trìnhđộ CMKT cao về tỉnh làm việc.

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các chức danh cán bộ. Đây là công việc được các cấp có liên quan ở tỉnh Hòa Bình rất quan tâm. Sở Nội vụ đã xây dựng và đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn cụ thể đối với một số chức danh trong khối cơ quan nhà nước khi được bổ nhiệm: Về tiêu chuẩn khi bổ nhiệm hoặc giới thiệu ứng cử lần đầu đối với một số chức danh cán bộ như: Đối với chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lýcấp huyện (Phó Chủ tịch HĐND, UBND trở lên), cấp tỉnh (Phó Giám đốc và tương đương trở lên): về chuyên môn, phải có bằng đại học chuyên ngành; đến năm 2015 có ít nhất 2% và đến năm 2020 có ít nhất 5% cán bộ lãnh đạo có trìnhđộ thạc sĩ trở lên. Về lý luận, phải

có bằng cao cấp lý luận chính trị hoặc đã qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng về quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Về bình đẳng giới, trong số cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có từ 20- 30% cán bộ là nữ.

Đối với chức danh chuyên môn như cán bộ trưởng, phó trưởng phòng

thuộc các Sở, Ban, ngành và tương đương, trưởng, phó phòng cấp huyện và tương đương, phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành trở lên; đến năm 2015 có 10% và đến năm 2020 có 20% cán bộ lãnh đạo có trình độ thạc sĩ trở lên. Về lý luận, phải tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc trình độ lý luận chính trị tương đương.

Đối vớichức danhcán bộ lãnhđạo chủ chốt cấp xã, căn cứ cụ thể vào đặc

điểm của từng khu vực. Đối với các xã thuộc khu vực I và khu vực II, về chuyên

môn, có 90% cán bộ giữ chức danh lãnhđạo chủ chốt phải tốt nghiệp trung cấp chuyên môn hoặc trung cấp hành chính trở lên, trong đó có từ 10-15% có trình độ đại học, cao đẳng vào năm 2015; đến năm 2020 có từ 20-25% cán bộ lãnh đạo chủ chốt các xã có trìnhđộ đại học, cao đẳng. Về lý luận,có 70% cán bộ giữ chức danh lãnhđạo chủ chốt đã quađào tạo trung cấp chính trị vào năm 2015 và 90% vào năm 2020. Đối với các xã thuộc khu vực III, về chuyên môn, có 70% cán bộ lãnh đạo chủ chốt có trình độ trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ trở lên vào năm 2015 và đến năm 2020 là 80%. Về lý luận, có 60% cán bộ giữ chức danh lãnhđạo chủ chốt đã quađào tạo trung cấp chính trị vào năm 2015 và 80% vào năm 2020. Trong số cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trên đảm bảo cơ cấu có từ 20-30% cán bộ giữ chức danh lãnhđạo là nữ [110].

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)