Kinh nghiệm phát triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh Sơn La và bài học rút ra cho tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 71 - 75)

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá về số lượng và cơ cấu NL có CMKT cho CNH, HĐH Theo thống kê lao động hiện hành thì NL có CMKT gồm 5 loạ

2.3.2. Kinh nghiệm phát triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuật của tỉnh Sơn La và bài học rút ra cho tỉnh Hòa Bình

tỉnh Sơn La và bài học rút ra cho tỉnh Hòa Bình

Sơn La là một tỉnh miền núi cao giáp ranh và có nhiều nét tương đồng về kinh tế, văn hóa với tỉnh Hòa Bình. Để thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, trong những năm gần đây, ngoài khai thác các nguồn lực tự nhiên sẵn có, tỉnh Sơn La đã quan tâm đầu tư phát triển NNL phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo cho đẩy mạnh CNH, HĐH. Tỉnh đã quan tâm đến công tác đào tạo, sử dụng NNL, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Với số dân hơn 1 triệu người, số lao động chiếm 59% dân số và hằng năm bổ sung thêm 4,46% vào lực lượng lao động, trong những năm qua tỉnh Sơn La đã giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, bình quân ở mức 14%/năm.

Hiện trên địa bàn tỉnh đang có gần 600 trường học và các cơ sở giáo dục đào tạo. Trong đó, có 10 cơ sở dạy nghề, quy mô trên 9.000 học viên, 4 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, với gần 10 nghìn học viên, trường Đại học Tây Bắc có quy mô đào tạotrên 12,5 nghìn sinh viên. Đội ngũ cán bộ, giảng viên các trường chuyên nghiệp của tỉnh đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, trìnhđộ và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu mở rộng về quy mô, đảm bảo chất lượng đào tạo. Các trường đều cơ bản có đủ

diện tích đất đảm bảo cho yêu cầu đào tạo, thực hành các ngành, nghề được phép đào tạo. Thiết bị dạy, phòng thí nghiệm, phòng thực hành… đều có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo. Hệ thống ký túc xá đã được đầu tư, nâng cấp đảm bảo đáp ứng nhu cầuchỗ ở cho một bộ phận học viêntrong nước.

Với đội ngũ giáo viên và cơ sở trường học hiện có, tỉnh Sơn La có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo ở các trình độ như trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học với các ngành: sư phạm, nông-lâm nghiệp, y tế, dược, kinh tế.

Từ năm 2008 đến năm 2013, bằng nguồn ngân sách địa phương, tỉnh Sơn La còn chủ trương nâng cấp một số trường lên cao đẳng và đại học, thực hiện liên kết với một số trường đại học và các cơ sở đào tạo chuyên ngành, nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt, mất cân đối số lượng và chất lượng NL có CMKT. Năm 2001, toàn tỉnh có 298 sinh viên trúng tuyển vào các trường đại học, đạt 3 sinh viên/1 vạn dân, cao đẳng là 402 sinh viên, đạt 4 sinh viên/1 vạn dân, Ðến năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể, với 12 sinh viên đại học/1 vạn dân, 18 sinh viên cao đẳng/1 vạn dân.

Sơn La còn là tỉnh có nhiều ưu tiên trong đào tạo NL là con em của đồng bào các dân tộc thiểu số. UBND tỉnh đã quan tâm xây dựng hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường trung học dân tộc nội trú tỉnh, với quy mô ngày càng mở rộng, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Nhờ đó, đã có nhiều thế hệ NL có CMKT là người dân tộc thiểu số. Những người này đã và đang nắm giữ nhiều vị trí chủ chốt trong các ngành kinh tế, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, tạo thuận lợi cho công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn.

Hiện nay, tỉnh Sơn La đang chuyển mạnh việc phát triển sản xuất từ chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu với cơ cấu ngành, lĩnh vực dựa vào tiềm năng lợi thế của tỉnh. Toàn tỉnh có 57 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, với tổng công suất 3.800 MW (tỉnh đứng số một về lĩnh vực này). Trên địa bàn

tỉnh đang hình thành 8 cụm công nghiệp để thu hút đầu tư do tỉnh quản lý. Một loạt các nhà máy sản xuất xi-măng, công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến chè, cà-phê, cao-su, sản xuất giày da xuất khẩu, v.v… hình thành gắn với các vùng sản xuất chuyên canh đang đòi hỏi một lực lượng lao động có chuyên môn, tay nghề kỹ thuật cao. Tuy nhiên, hiện tại sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh Sơn La còn bất cập bởi rất thiếu các chuyên gia đầu ngành, thiếu cán bộ kỹ thuật có trình độ cao, thiếu lao động được qua đào tạo, công nhân lành nghề, nhất là ở khu vực nông thôn.

Theo số liệu điều tra thực tế trên địa bàn, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở tỉnh Sơn La rất thấp so với cả nước. Năm 2001, lao động chưa qua đào tạo chiếm 91,5%, đến năm 2005 giảm xuống còn 87,1% và hiện nay số lao động được đào tạo, có CMKT mới đạt 25%, trong đó có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học là 3%, trình độ trung cấp 4%, công nhân lỹ thuật và sơ cấp 11%, còn lại là có đào tạo nhưng chưa có bằng [70, tr.7]. Số lượng NL đào tạo qua hệ thống này còn rất nhỏ bé so với nhu cầu thực tế. NL có CMKT cao không những ít mà còn phân bố không đều ở các ngành, nhất là các ngành tin học, điện tử, CN… Nhóm NL có trình độ CMKT cao là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu NL của tỉnh. Phần đông học sinh, sinh viên quê ở Sơn La trúng tuyển vào các trường đại học, đào tạo nghề, sau khi tốt nghiệp ra trường, không muốn trở về làm việc ở quê hương. Nhiều sinh viên giỏi, có năng lực thật sự là người Sơn La không muốn trở về phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh... Tình trạng thừa lao động chưa qua đào tạo, nhưng thiếu lao động qua đào tạo có trìnhđộ CMKT cao đang diễn ra ở tất cả các ngành, thành phần kinh tế.

Hiện nay, tỉnh Sơn La đang triển khai xây dựng đề án quy hoạch phát triển NL giai đoạn 2011- 2020. Ðây là một chủ trương đúng, dự báo được xu thế phát triển, đi trước đón đầu những cơ hội phát triển.

Bài học rút ra từ thực tiễn phát triển NL có CMKT của tỉnh Sơn La.

Phải coi trọng công tác dự báo và quy hoạch phát triển NL có CMKT dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược CNH, HĐH; phải phát triển các ngành nghề nhất là ngành mà địa phương có nhiều lợi thế; coi trọng tư vấn của các chuyên gia giáo dục và các nhà KH trong phát triển NL. Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo động lực kích thích người lao động học tập và thu hút NL có CMKT trở về làm việc ở địa phương. Tập trung đầu tư, nâng cấp, mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo NL trên địa bàn. Hoàn thiện chính sách ưu đãi riêng trong giáo dục và đào tạo đối với người học và người dạy nghềlà người dân tộc thiểu số sống ở miền núi để họ thật sự trực tiếp quản lý, điều hành và tham gia vào quá trìnhđẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn [117].

Chương 3

THỰC TRẠNG NHÂN LỰC CÓCHUYÊN MÔN KỸ THUẬT

CHO CÔNG NGHI P HÓA, HI N I HÓA T NH HÒA BÌNH3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)