Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 107 - 110)

- Tỷ lệ NL có CMKT phù hợp với yêu cầu công việ cở tỉnh Hòa Bình khá cao Qua khảo sát thực tế đối với 320 công nhân có CMKT làm việc tạ

3.3.2.1. Những hạn chế

Việc đáp ứng NL có CMKT cho CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình thời gian qua còn không ít những hạn chế bất cập, đó là:

Một là, cung chưa kịp đáp ứng cầu. Tuy số NL có CMKT của tỉnh Hòa

Bìnhđãđược tăng lên theo thời gian, đến năm 2013 đã đạt con số215.745 người bằng 39,8% tổng lực lượng lao động toàn tỉnh, nhưngchủ yếu là công nhân kỹ thuật và học nghề ngắn hạn trình độ thấp (101.834 người, bằng 47,2% tổng số NLcóCMKT vàbằng 18,9% tổng lao động trongtỉnh - bảng 3.5và3.6). Tỷ lệ NL có CMKT của tỉnh Hòa Bình năm 2013 thấp hơn so với mức chung của cả nước 5,2% (tính đến quý IV/2013, tỷ lệ lao động qua đào tạo của cảnước vào khoảng 45% trong tổng lực lượng lao động xã hội – con số của Bộ Lao động và Thương binh xã hội). Nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh thì mức tăng về số lượng NL có CMKT như trên còn thấp. Theo đánh giá của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình, thì nhu cầu NL có CMKT của tỉnh giai đoạn 2005 - 2010 phải tăng bình quân 2,22%/năm, nhưng hằng năm cung chỉ đáp ứng 1,77%. Cũng như cả nước, NNL ở tỉnh Hòa Bình tuy trẻ, đông, nhưng tỷ lệ tính trên số dân trên địa bàn của số người có nghề và có trình độ CMKT thì rất thấp so với tất các nước trong nhóm ASEAN 6 và Trung Quốc; số cán bộ kỹ thuật và có trình độ quản lý cao rất ít so với số dân cũng như so với quy mô nền kinh tế.

Hai là, cơ cấu và phân bố NL có CMKT còn bất cập

- Bất cập trong cơ cấu NL có CMKT theo ngành: Vẫn còn sự chênh lệch lớn về cơ cấu NL có CMKT giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ. Phần lớn NL có CMKT làm việc trong ngành nông nghiệp, năm 2013

chiếm 54% trong tổng số NL có CMKT của tỉnh, trong khi làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ chỉ ở mức 21,2% và 24,8% (bảng 3.2).

Bất cập trong cơ cấu NL có CMKT theo trìnhđộ. Hạn chế này được thể hiện ở bảng 3.4. Nó cho thấy cơ cấu NL có CMKT theo trìnhđộ của tỉnh Hòa Bình đang trong tình trạng “thừa thày, thiếu thợ” ít được cải thiện. Có thấy rõ tình trạng nàyở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Cơ cấuNL có CMKT theo trình độ ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn2005 - 2013 theo tính toán từ số liệu của bảng 3.6

Đơn vị: lần Năm ĐH, CĐ THCN CNKT Cơ cấu hợp lý 2005 2010 2013 1 1 1 1 4 0,88 1,95 2,5 10 0,87 1,30 3,5

Cơ cấu NL có CMKT của tỉnh Hòa Bình năm 2005 là 1 đại học, cao đẳng/ 0,88 trung học chuyên nghiệp/0,87 công nhân kỹ thuật. So với cơ cấu NL có CMKT hợp lý mà kinh nghiệm của các nước đã công nghiệp hóa thành công, thì cơ cấu NL có CMKT của tỉnh Hòa Bình năm 2005 được coi là “thừa thầy, thiếu thợ” rất nặng. Đến năm 2010 cơ cấu đó đã có cải thiện đôi chút (1/1,95/1,3), đến năm 2013 đã có sự chuyển biến tích cực hơn (1/2,5/3,5), song vẫn trong tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

- Bất cập trong phân bổ NL có CMKT theo vùng: NL có CMKT về công nghiệp và NL chất lượng cao đã ít lại chủ yếu tập trung ở các đô thị như thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn, trong khi đó ở các huyện miền núi cao như Kỳ Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy thì lại rất thiếu loại NL này. Số NL có trình độ từ trung học trở lên trong toàn tỉnh vẫn chủ yếu tập trung ở thành

phố và các trung tâm huyện lỵ; còn ở các vùng cao NL có trình độ này rất thiếu. Số NL ở vùng cao được hưởng thụ giáo dục thường xuyên chỉ chiếm khoảng 3,25% dân số. Tình trạng thiếu lực lượng NL có CMKT ở các huyện miền núi, vùng cao vẫn đang là một vấn đề đặt ra, cần có lời giải. Nếu không có giải pháp tích cực thì chính nó sẽ gây cản trở mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở các huyện vùng núi cao, làm tăng khoảng cách phát triển so với các trung tâm thành thị và các huyện có nhiều điều kiện thuận lợi.

Ba là, chất lượng NL có CMKT còn thấp và không đồng đều

- Kiến thức chung về xã hội, pháp luật lao động và sự hiểu biết về những thay đổi có liên quan đến công việc của NL có CMKT còn thấp. Cũng qua điều tra của NCS cho thấy, có tới 32/138 chủ DN được khảo sát hoàn toàn không hài lòng hoặc rất ít hài lòng về kiến thức xã hội của NL có CMKT trong DN của mình, chiếm tỷ lệ 23,2% số DN. Có 60/138 chủ DN rất ít hài lòng về hiểu biết pháp luật của NL có CMKT, chỉ có 17/138 chủ DN hài lòng với kiến thức pháp luật của NL có CMKT trong DN của họ. Có tới 32/138 chủ DN hoàn toàn không hài lòng và rất ít hài lòng về sự hiểu biết của NL có CMKT đối với những thay đổi liên quan đến công việc của họ và chỉ có 22/138 chủ DN hài lòng về sự hiểu biết này của NL có CMKT trong DN của họ.

- Kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng xã hội của NL có CMKT chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Có 31 chủ DN (chiếm tỷ lệ 22,4%) rất ít hài lòng về kỹ năng hiểu và viết báo cáo kỹ thuật của NL có CMKT trong DN của họ. Có 112/138 chủ DN đánh giá kỹ năng lập kế hoạch và 101 /138 chủ DN đánh giá kỹ năng thích ứng với sự thay đổi công việc của NL có CMKT trong DN của họ từ mức trung bình trở xuống. Có 79/138 chủ DN (chiểm tỷ lệ 57,2%) đánh giá kỹ năng giao tiếp của NL có CMKT trong DN của mình từ mức trung bình trở xuống. Có 90/138 chủ DN đánh giá kỹ năng làm việc nhóm của NL có CMKT trong DN của mìnhở mức từ trung bình trở xuống.

- Ý thức, tác phong, kỷ luật lao động của NL có CMKT chưa thật cao. Có 6/138 chủ DN hoàn toàn không hài lòng về tinh thần trách nhiệm đối với công việc của NL có CMKT trong DN của mình. Có 23/138 chủ DN rất ít hài lòng về tinh thần học hỏi nâng cao kiến thức, kinh nghiệm nghề nghiệp của NL có CMKT trong DN của họ và có 11/138 chủ DN đánh giá NL có CMKT trong DN của họ rất ít năng động trong công việc.

- Mức độ tận tụy với công việc và mức độ hoàn thành công việc của NL có CMKT ở không ít DN được đánh giá chưa cao. Có 13/138 chủ DN đánh giá sự siêng năng, cần cù của NL có CMKT trong DN của mình kém. Có 119/138 chủ DN đánh giá lòng đam mê trong công việc của NL có CMKT trong DN của mình ở mức trung bình trở xuống. Có 91/138 chủ DN đánh giá chất lượng công việc do NL có CMKT trong DN của mình chỉ đạt mức trung trở xuống và 86/138 chủ DN đánh giá khả năng hoàn thành định mức công việc của NL có CMKT trong DN của họ ở mức trung bình trở xuống.

- Năng suất lao động của tỉnh Hòa Bình hiện đang thấp hơn mức chung của cả nước: năng suất trong nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình chỉ đạt 11,34 triệu đồng, bằng 67,5% năng suất lao động nông nghiệp của cả nước; năng suất lao động công nghiệp chỉ bằng51,2%, của dịch vụ chỉ bằng 81,5% so với mức chung của cả nước [46 và 95, tr.73-74 và 99, tr.60].

Do chất lượng NL có CMKT còn thấp kém, trong khi khả năng phát triển kinh tế theo chiều rộng đã tới mức giới hạn, nên nếu không có những giải pháp sáng tạo thì tỉnh Hòa Bình sẽ phải đối mặt với không ít thách thức trước yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế hướng mạnh sang phát triển chiều sâu, coi trọng yếu tố năng suất và chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nhân lực có chuyên môn kỹ thuật cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh hòa bình (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)