- Tỷ lệ NL có CMKT phù hợp với yêu cầu công việ cở tỉnh Hòa Bình khá cao Qua khảo sát thực tế đối với 320 công nhân có CMKT làm việc tạ
4.1.3. Phương hướng phát triển nhân lực có chuyên môn kỹ thuật bảo đảm chocông nghi p hóa, hi n i hóaở tỉnh Hòa Bình đến năm
Để bảo đảm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ CNH, HĐH ở tỉnh Hòa Bình đã nêu ở trên, phương phát triển NL có CMKT đến năm 2020 phải được xác định trên các khía cạnh: quan điểm định hướng, mục tiêu phát triển và phải xác định phương hướng cụ thể cho quá trình phát triển.
- Quan điểmvà mục tiêu phát triển NL có CMKT:
+ Quan điểm phát triển NL có CMKT: Từ nay đến năm 2020, phải phát
triển NL có CMKT phù hợp, đồng bộ với chương trình, mục tiêu CNH, HĐH của toàn tỉnh, của từng ngành, địa phương và phát huy hiệu quả của các cơ sở dạy nghề hiện có. Phải coi trọng cả ba mặt số lượng, chất nâng và cơ cấu trong
phát triển NL có CMKT là điều kiện rất quan trọng để bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của tỉnh phải được tiến hành, quản lý trên ba mặt đào tạo, sử dụng và phát triển NL. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp toàn tỉnh, đa dạng các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện cho người lao động, thanh niên, nông dân, người dân tộc thiểu số học nghề, lập nghiệp. Mở rộng quy mô, đồng thời nâng cao chất lượng dạy nghề; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và những tiến bộ về kỹ thuật, CN. Đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho dạy nghề, phát triển các cơ sở dạy nghề tư thục và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư của nước ngoài; mở rộng hội nhập quốc tế về dạy nghề.
+ Mục tiêu phát triển: Đáp ứng đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu NL có CMKT cho CNH, HĐH của tỉnh: nâng tỷ lệ lao động thuộc nhóm này từ 39,8% tổng lực lượng lao động toàn tỉnh năm 2013 lên 55,0% vào năm 2015 và 65,0% vào năm 2020 với con số tuyệt đối là 390.654người,bình quân mỗi năm tăng 25.000 người. Mức tăng trưởng trung bình NL có CMKT của giai đoạn 2014-2020 phải đạt được 2,9%/năm. Riêng tỷ lệ NL qua đào tạo nghề là 55% trong tổng lực lượng lao động trong tỉnh. Xây dựng đội ngũ NL KH&CN, đặc biệt là đội ngũ chuyên gia đầu ngành có khả năng tư vấn hoạch định chính sách, tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án phát triển ở các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội trọng yếu của tỉnh. Xây dựng đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp có đủ trình độ, bản lĩnh đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Nâng cao năng lực đào tạo của các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, phấn đấutrên 50% giảng viên cao đẳng trong các cơ sở đào tạo và dạy nghề trên địa bàn tỉnh có trìnhđộ thạc sĩ, tiến sĩ.Tiếp tục mở rộng hợp lý quy mô đào tạo; phấn đấu đạt 100 sinh viên đại học, cao đẳng trên 10.000 dân vào năm 2015, trong đó 25% theo học tại các trường trên địa
bàn tỉnh. Đến 2020 phấn đấu đạt 150 sinh viên đại học, cao đẳng trên 10.000 dân, trong đó 35% theo học tại các trường trên địa bàn tỉnh. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cấp và hoàn thiện chương trình, giáo trình giảng dạy, đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại, gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với xã hội tạo điều kiện tốt hơn để người học có khả năng thích ứng và đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động sau khi ra trường. Tạo được bước chuyển đột phá về chất lượng trong đào tạo NL ở các trường chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong nước; trên 90% sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầusự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.
-Phương hướng phát triển NL có CMKT:
Từ nay đến năm 2020, tỉnh Hòa Bình phải bảo đảm được đội ngũ NL có CMKT chođẩy mạnh CNH, HĐH về cả số lượng lẫn chất lượng và cơ cấu. Phải tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng và cơ cấu NL có CMKT theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực sự nghiệp CNH, HĐH. Phải bảo đảm nguyên tắc về sự phù hợp, đồng bộ với chiến lược CNH, HĐH, đồng thời phải gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh, của từng ngành, địa phương và phát huy hiệu quả của các cơ sở đào tạo NL hiện có. Chuyển dịch cơ cấu NL từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ trình độ thấp lên trình độ cao; sớm có đội ngũ NL có CMKT đủ trình độ và năng lực tiếp thu có hiệu quả CN tiên tiến, hiện đại của thế giới và từng bước sáng tạo, sản xuất được CN mới. Bên cạnh đó, với chủ trương của Đảng và Nhà nước là tiếp tục tăng cường và mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế với tất cả các nước trong các quan hệ song phương, đa phương, Việt Nam là thành viên đầy đủ của WTO và tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong những năm tới quan hệ hợp tác đầu tư, hợp tác lao động… của tỉnh Hòa Bình sẽ được mở rộng. Sẽ có nhiều tập đoàn kinh tế lớn,
công ty xuyên quốc gia đầu tư vào tỉnh Hòa Binh trong đó sẽ tập trung nhiều hơn vào những ngành, lĩnh vực công nghệ cao. Phải có chính sách, biện pháp để nhanh chóng có được đội ngũ NL có CMKT cho nhu cầu phát triển của khu vực này và phải bảo đảm cạnh tranh thắng lợi về lao động nước ngoài ngay tại Hòa Bình và đi làm việc tại các cơ sở của doanh nghiệp ở nước ngoài. Khắc phục tình trạng thụ động trong phát triển NL có CMKT trước đây. Phải chủ động hơn trong việc đào tạo và thu hút NL CMKT cao để đáp ứng yêu cầuhoạch định chính sách phát triển kinh tế, phát triển KH&CN hấp dẫn để thu hút chất xám từ bên ngoài, thu hút các nhà đầu tư lớn, các doanh nghiệp công nghệ tiên tiến hàng đầu của các nước phát triển chuyển giao KH&CN hiện đại cho tỉnh Hòa Bình. Một số phương hướng cụ thể:
Một là, coi trọng việc nâng cao chất lượng NL có CMKT gắn với sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh, gắn với việc hình thành và phát triển kinh tế tri thức và phải được tiến hành, quản lý trên ba mặt đào tạo, sử dụng và phát triển NL.Nâng cao chất lượng NL có CMKT phải bảo đảm tính thời đại, phải đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, tiếp cận với môi trường quốc tế và được sử dụng trong môi trường cạnh tranh có hiệu quả. Phải lựa chọn để xây dựng một số tiêu chí đạt chuẩn quốc tế làm cơ sở nền tảng và tạo động lực cho phát triển NL. Phải xác định cụ thể nội dung, nhiệm vụ của từng thời kỳ CNH, HĐH làm căn cứ cho phát triển NL theo giai đoan, khắc phục tình trạng thừa, thiếu NL có CMKT đã từng diễn ra. Phải trên quan điểm phát triển NL có CMKTmang tính thiết thực. Theo hướng này, công tác quy hoạch phải dự báo cung cầu NL có CMKT để chủ động xây dựng và phát triển, tránh tình trạng thất nghiệp có đào tạo vốn đang rất lãng phí không chỉ ở tỉnh Hòa Bình mà còn là tình trạng chung của cả nước hiện nay.
Hai là, coi trọng phát triển NL CMKT chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng lên của CNH, HĐH. Phải coi NL chất lượng cao là trụ cột trong việc giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu, có tính đột phá của CNH, HĐH.
Trong mỗi thời kỳ nhất định, căn cứ vào yêu cầu cụ thể của tỉnh, bối cảnh trong nước và quốc tế để xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực trọng điểm, phát triển nhân tài gắn với yêu cầu CNH, HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của NL, đồng thời hướng phát triển kinh tế tri thức. Từ nay đến năm 2020, hướng ưu tiên phát triển NL chất lượng phải bảo đảm được có chuyên gia đầu ngành đạt trìnhđộ CMKT tương đương các nước tiên tiến trong khu vực Đông Á, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp KH, CN, giải quyết về cơ bản những vấn đề phát triển của địa phương đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của CNH, HĐH và hội nhập với các xu hướng phát triển KH tự nhiên, KH xã hội và CN trên thế giới.
Ba là, nâng cao toàn diện chất lượng NL có CMKT trên cơ sở coi trọng giáo dục và đào tạo.Chất lượng NL có CMKT bao gồm yếu tố thể lực, trí lực và tâm lực theo những yêu cầu phát triển toàn diện con người. Để có đội ngũ này, cần đặc biệt coi trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Giáo dục và đào tạo phải thật sự là quốc sách hàng đầu., là một trong những động lực quan trọng củasự nghiệp CNH, HĐH. Trong thời gian tới, giáo dục và đào tạo phải chủ động bảo đảm chuẩn bị một cơ cấu NL có CMKT đồng bộ bao gồm các lĩnh vực KH tự nhiên, KH xã hội, cán bộ nghiên cứu và triển khai CN, cán bộ quản lý về nghiệp vụ kinh tế, cán bộ trong các ngành kinh doanh, công nhân kỹ thuật trong các ngành nghề, công việc đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH. Giáo dục và đào tạo phải đi trước một bước để thúc đẩy CNH, HĐH.
Hiện tại, năng lực CMKT của người lao động tỉnh Hòa Bình cũng như cả nước còn tương đối yếu, trong khi đây là yếu tố vô cùng quan trọng để chúng ta có thể thực hiện chiến lược CNH, HĐH rút ngắn. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo NL, cần đặc biệt coi trọng việcnâng cao trìnhđộ và năng lực của đội ngũ giáo viên. Phát triển đội ngũ giáo viên không phải theo lối “ăn xổi” tức là chỉ quan tâm đến các trường chuyên nghiệp dạy nghề, trung học nghề, cao đẳng và đại học, mà phải coi trọng cả đội ngũ giáo viên các trường mẫu giáo và trường phổ thông. Bởi vì, những phẩm chất cần thiết của NL có CMKT chỉ có
được trong hệ thống giáo dục và đào tạo kể từ khi mỗi người bắt đầu bước chân vào trường. Tính kỷ luật, ý thức trách nhiệm của một người được rèn luyện từ tấm bé sẽ ảnh hưởng sâu nặng tới tính kỷ luật và tâm lực của chính người đó khi đã lớn, tiến hành hoạt động lao động. Việc nâng cao trìnhđộ và năng lực của đội ngũ giáo viên phải theo hướng bảo đảm có trình độ chuyên môn cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng có đủ năng lực giáo dục và đào tạo, liên thông đào tạo với nước ngoài để đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển NL có CMKT của tỉnh. Coi trọng đánh giá và kiểm định chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm không ngừng đổi mới giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại.
Bốn là, mở rộng quy mô và nâng cao toàn diện chất lượng dạy nghề. Phải căn cứ vào yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH để điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo cho phù hợp. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, đa dạng các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện cho người lao động, thanh niên, nông dân, người dân tộc thiểu số học nghề, lập nghiệp. Tậptrung đầu tư củng cố và xây dựng một số trường dạy nghề chất lượng cao để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế mũi nhọn, các khu công nghiệp, xuất khẩu lao động và chuyên gia. Trên quan điểm bảo đảm công bằng và hiệu quả (ưu tiến phát triển các vùng còn nhiều khó khăn) trong phát triển dạy nghề. Chuyển nhanh hệ thống đào tạo NL sang hoạt động theo nhu cầu thị trường lao động, đồng thời coi trọng vai trò nhà nước trong định hướng phát triển NL có CMKT vào các ngành trọng điểm trong quá trình CNH, HĐH.
Năm là, chú trọng đào tạo NL có CMKT trong các ngành, lĩnh vực cốt yếu sau đây:
(i) Đào tạo NL làm cương vị lãnh đạo và quản lý hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đáp ứng những yêu cầu về vai trò và chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN, quản lý kinh tế bảo đảm cho chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức thực sự
đi vào người dân, biến thành hoạt động thực tiễn trên quan điểm tổ chức, quản lý là một bộ phận cấu thành CN trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
(ii) Phát triển mạnh mẽ đào tạo nghề theo hướng tăng tỷ lệ đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng nghề trong tổng quy mô tuyển sinh đào tạo hàng năm. Xây dựngvà phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo hướng hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành, thực hiện đào tạo nhiều trình độ và liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo nghề, giữa các ngành nghề đào tạo và với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chú trọng phát triển đào tạo NL trình độ sơ cấp nghề phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và đáp ứng nhu cầu phổ cập nghề cho người lao động để tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. Kết hợp mở rộng quy mô đào tạo với nâng cao chất lượng dạy nghề. Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu CNH, HĐH, những tiến bộ về kỹ thuật, CN và thị trường lao động theo từng giai đoạn phát triển cụ thể. Coi trọng đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, đặc biệt là trong các ngành, lĩnh vực mũi nhọn đáp ứng yêu cầu của xã hội và các nhà đầu tư.
(iii) Coi trọng đào tạo và phát triển đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, có bản lĩnh, có kỹ năng quản lý, kinh doanh trong tỉnh, trong nước và quốc tế, có đủ khả năng thực hiện vai trò động lực, dẫn dắt để nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình và kinh tế Hòa Bình trong nền kinh tế chung của cả nước, hội nhập vào các quan hệ kinh tế khu vực, toàn cầu.
Sáu là, đẩy mạnh xã hội hoá và mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo và dạy nghề
Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho dạy nghề, phát triển các cơ sở dạy nghề tư thục và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư của nước ngoài; mở rộng hội nhập quốc tế về dạy nghề. Thực hiện liên thông giữa các cấp trìnhđộ đào tạo nghề, giữa các ngành nghề đào tạo và với các trình độ đào tạo khác
trong hệ thống giáo dục quốc dân; khuyến khích các doanh nghiệp, mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển dạy nghề.
Để phát triển NL có CMKT một cách nhanh nhất và bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới, cần ưu tiên hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo. Đây là con đường nhanh nhất giúp ta có thể đi tắt đến với các thành tựu mới nhất của thế giới. Thời gian qua, chúng ta đã áp dụng các hình thức hợp tác đào quốc tế tạo như hợp tác đào tạo song phương và đa phương giữa chính phủ các nước, được sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như UNDP, UNICEF, WHO… và sự hỗ trợ đào tạo của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội và từ thiện quốc tế, liên kết đào tạo giữa các trường đaị học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật… của Việt Nam với các trường đại