5. Các hoạt động xúc tiến:
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Tổ chức quá trình sản xuất của xí nghiệp:
Sản phẩm chính của công ty chủ yếu là nước mắm và hàng thuỷ sản đông lạnh được sản xuất tại các xí nghiệp chế biến đông lạnh và xí nghiệp chế biến nước mắm:
+ Xí nghiệp chế biến đông lạnh: bao gồm: Phòng làm việc của ban giám đốc, phòng tiếp nhận nguyên vật liệu, phòng chế biến, phòng cấp đông, phòng vận hành máy lạnh và các kho lạnh.
+ Xí nghiệp chế biến nước mắm: bao gồm: Nhà làm việc của ban giám đốc, kho chứa nguyên vật liệu, các bể chứa chượp, bể chứa nước mắm, nhà kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm,...
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:
2.1.3.1. Các nhân tố môi trường bên trong : Thuận lợi:
+Về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh các hàng nội địa khá đầy đủ, sức chứa kho sản xuất nước mắm tổng số các xí nghiệp trong toàn công ty 2500 tấn đảm bảo xuất được từ 1,5 - 2 triệu lít nước mắm một năm. Mặt bằng sản xuất của xí nghiệp đủ cho sản xuất nước mắm, cá khô, mắm tôm, hải sản khác. Các xí nghiệp đều đặt ở các vị trí thuận
XN chế biến đông lạnh XN chế biến nước mắm Tổ thành phẩm Tổ CB nước mắm Tổ cơ điện lạnh Tổ sản xuất nước đá Tổ quản lý xí nghiệp Tổ CB chượp Tổ chế biến Tổ KCS Tổ quản lý xí nghiệp Tổ đóng chai
+Toàn công ty có 12 kỹ sư, 17 trung cấp chế biến chuyên ngành thuỷ sản được bố trí phụ trách từ công ty đến các xí nghiệp. Lực lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật có các thế hệ kế tiếp, có kinh nghiệm thực tiễn và những kiến thức mới, đủ khả năng chỉ đạo về kỹ thuật trong sản xuất.
+Đội ngũ cán bộ quản lý có đủ các lĩnh vực được đào tạo về tài chính, kế hoạch, kỹ thuật, quản trị kinh doanh có kinh nghiệm quản lý thực tiễn tại công ty qua nhiều năm.
+Lực lượng lao động trực tiếp có kinh nghiệm trong sản xuất, công nhân chế biến có tay nghề 27% bậc 5/6, 33% bậc 4/6, 15% bậc 3/6, 25% bậc 2/6. Công nhân có sức khoẻ, tay nghề chịu khó, qua đào tạo cơ bản về thực tế tại công ty.
+Ngay từ những năm còn sản xuất kinh doanh theo cơ chế bao cấp, các sản phẩm của công ty đều xây dựng và thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam. Chất lượng hàng hoá đều bảo đảm theo tiêu chuẩn. Thường xuyên được cơ quan quản lý chất lượng của tỉnh kiểm tra và ghi nhận. Do đó sản phẩm của công ty sản xuất ra được tín nhiệm trên thị trường, được người tiêu dùng tin cậy, sản phẩm nước mắm của công ty đã có thương hiệu "Nước mắm Thái Bình" và được trao tặng các huy chương qua các kỳ hội chợ…
Khó khăn:
+ Tư duy, cách làm của bộ phận cán bộ quản lý, công nhân vẫn còn bị ảnh hưởng của thời bao cấp, trong khi cơ chế nhà nước đã chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN trên 20 năm, chuyển cách quản lý từ doanh nghiệp nhà nước sang cổ phần.
+ Sản xuất kinh doanh các mặt hàng đông lạnh yếu kém, máy móc thiết bị đang bị xuống cấp, các hàng đông lạnh không có khả năng xuất khẩu, chỉ tiêu dùng nội địa.
2.1.3.2. Các nhân tố môi trường bên ngoài : Thuận lợi: Thuận lợi:
+ Công ty luôn nhận được sự ủng hộ của các cấp các ngành trong tỉnh, những khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của công ty. Khi kiến nghị đã đựơc kịp thời giúp đỡ giải quyết.
+ Khi thay đổi cơ chế từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo chỉ đạo của chính phủ và tỉnh. Công ty đã nâng cao tinh thần tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có trách nhiệm với đời sống hơn, đoàn kết, quy chế quản lý nội bộ công ty chặt chẽ và hiệu quả hơn.
+ Công ty có 79 đại lý bán lẻ các hàng của công ty được phân bổ trên 8 huyện thành phố trong tỉnh, phần lớn hàng nước mắm, mắm tôm công ty đã chiếm lĩnh đa số thị trường trong tỉnh.
Khó khăn:
+ Sức cạnh tranh các mặt hàng chế biến đông lạnh yếu
+ Nguyên liệu phục vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn về giá và nguồn cung cấp của địa phương.
2.1.4. Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua: công ty thời gian qua:
Bảng 1: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 GT % GT % 1 Doanh thu Đồng 4.299.473.454 4.598.479.546 5.446.190.045 299.006.092 6,95 847.710.499 18,43 2 LN trước thuế Đồng 82.467.624 628.001.658 993.857.160 545.534.034 661,51 365.855.502 58,26 3 LN sau thuế Đồng 82.467.624 628.001.658 970.107.046 545.534.034 661,51 342.105.388 54,48 4 Tổng vốn kinh doanh Đồng 6.961.933.601 6.918.146.825 6.300.668.031 (43.786.776) (0,63) (617.478.794) (8,93) 5 Vốn CSH Đồng 2.582.467.624 3.624.497.928 5.169.677.754 1.042.030.304 40,35 1.545.179.826 42,63 6 Tổng lao động Người 214 87 90 (127) (59,34) 3 3,45
7 Thu nhập bình quân Đ/người 640.000 1.000.000 1.250.000 360.000 56,25 250.000 25
8 Nộp ngân sách Đồng 159.082.527 611.113.268 564.458.681 452.030.741 284,15 (46.654.587) (7,63)
9 LN(tt)/vốn KD % 1,185 9,078 15,774 7,893 666,08 6,696 73,76
10 LN(tt)/vốn CSH % 3,19 17,33 19,22 14,14 443,26 1,89 10,91
11 LN(tt)/Doanh thu& TN % 1,82 11,89 16,36 10,07 553,29 4,47 37,59
12 K/năng thanh toán nhanh Lần 0,382 0,832 0,782 0,45 117,8 (0,05) (6,01)
13 Khả năng TT hiện hành Lần 1,589 2,100 5,571 0,511 32,16 3,471 165,29
Nhận xét:
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thời gian qua ta thấy:
Công ty cổ phần hải sản Thái Bình là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả từ sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp(công ty cổ phần hái sản Thái Bình cổ phần hoá từ tháng 9/2005), thực hiện tốt các khoản nghĩa vụ đối với nhà nước cụ thể như sau:
* Doanh thu:
Năm 2006 doanh thu của công ty đạt được là 4.598.479.546 đồng tăng hơn so với năm 2005 là 299.006.092 đồng tương ứng tăng 6,95%, sang năm 2007 doanh thu của công ty tiếp tục có chiều hướng tăng hơn so với 2006 là 847.710.499 đồng, tương ứng tăng 18,43% so với doanh thu của năm 2006. Như vậy doanh thu tiêu thụ có xu hướng tăng năm sau cao hơn năm trước, đây là một xu hướng tốt công ty cần phải phát huy. Sở dĩ có sự tăng này là do sau cổ phần hoá doanh nghiệp đã có những cải tiến mới trong sản xuất kinh doanh cũng như cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm , người lao động đã có trách nhiệm hơn với công việc của mình, điều đó đã giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn.
* Lợi nhuận trước thuế:
Năm 2006 đạt 628.001.658 đồng, tăng 545.534.034 đồng tương đương tăng 661,51% so với năm 2005. Sang năm 2007 lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng lên đạt 993.857.160 đồng hay tăng hơn so với năm 2006 là 365.855.502 đồng tương ứng tăng 58,26%.Như vậy lợi nhuận trước thuế của công ty có xu hướng ngày càng tăng là do doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng tăng, tình hình sản xuất của doanh nghiệp từ sau cổ phần hoá đã có những chuyển biến tốt hơn, đây là tín hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của
* Lợi nhuận sau thuế:
Do công ty bắt đầu cổ phần hoá từ tháng 9/2005 nên năm 2005 và 2006 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, do vậy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005 và 2006 bằng với lợi nhuận trước thuế. Sang năm 2007 công ty phải nộp 14% thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2007 còn là 970.107.046 đồng tăng hơn so với năm 2006 là 342.105.388 đồng tương ứng tăng 54,48% so với năm 2006.
* Tổng vốn kinh doanh:
Năm 2006 tổng vốn kinh doanh của công ty là 6.918.146.825 đồng giảm hơn so với năm 2005 là 43.786.776 đồng tương ứng giảm 0,63%. Sang năm 2007 nguồn vốn kinh doanh của công ty tiếp tục giảm xuống chỉ còn 6.300.668.031 đồng, giảm 617.478.794 đồng so với năm 2006 hay tương ứng giảm 8,93%. Nguồn vốn kinh doanh của công ty ngày càng bị thu hẹp làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, công ty cần phải có những chính sách nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để sản phẩm của công ty ngày càng được tiêu thụ rộng rãi, và có uy tín trên thị trường hơn.
* Vốn chủ sở hữu:
Năm 2006 nguồn vốn chủ sở hữu là 3.624.497.928 đồng tăng 1.042.030.304 đồng, tương đương tăng 40,35% so với năm 2005. Sang năm 2007 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tiếp tục tăng 1.545.179.826 đồng hơn so với năm 2006 hay tăng 42,63%. Điều này chứng tỏ xu hướng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng tăng, như vậy là rất tốt vì hiện tại cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn còn thấp nên sự tăng lên này sẽ làm mức độ tự chủ về mặt tài chính của công ty ngày càng cao.
* Tổng lao động:
Do công ty mới cổ phần hoá vào cuối năm 2005 nên vào năm 2006 lực lượng lao động trong công ty đã giảm mạnh so với năm 2005 và chỉ còn 87 người hay giảm 127 người so với năm 2005 tương ứng giảm 59,34%. Sang năm 2007 công ty đang có chiều hướng tăng quy mô sản xuất nên lực lượng lao động đã có chiều hướng tăng lên hơn so với năm 2006 và đạt 90 người tăng 3,45%.
* Thu nhập bình quân:
Năm 2006 thu nhập bình quân của người lao động là 1.000.000 đồng/người tăng 360.000đồng/người so với năm 2005, tương ứng tăng 56,25%. Sang năm 2007 thu nhập bình quân của người lao động tiếp tục tăng lên đạt 1.250.000 đồng/người tăng 250.000đồng/người so với năm 2006, hay tăng 25% so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ thu nhập bình quân của công ty ngày càng tăng do năm 2006 và 2007 lợi nhuận của công ty tăng, quỹ lương tăng và công ty có những chính sách về lương thưởng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.
* Nộp ngân sách:
Năm 2006 công ty nộp ngân sách tăng 452.030.741 đồng tương ứng tăng 284,15% so với năm 2005.Nhưng sang năm 2007 các khoản nộp ngân sách của công ty đối với nhà nước đã giảm xuống chỉ còn 564.458.681 đồng giảm hơn so với năm 2006 là 46.654.587 đồng tương ứng giảm 7,63%.
* Lợi nhuận trước thuế/ vốn kinh doanh:
Năm 2006 lợi nhuận trước thuế/ vốn kinh doanh của công ty là 9,078% tăng 7,893% so với năm 2005 tương ứng tăng 666,08%. Sang năm 2007 tỷ suất này tiếp tục tăng lên đạt 15,774% tăng hơn so với năm 2006 là 6,696% hay tương ứng tăng 73,76%. Như vậy cứ 100 đồng vốn bỏ ra cho hoạt động
đồng và năm 2007 thu được nhiều hơn so với năm 2006 là 15,774 đồng. Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển và doanh nghiệp cần phải nâng cao biện pháp sử dụng vốn kinh doanh để thu được ngày càng nhiều lợi nhuận hơn.
* Lợi nhuận trước thuế/ vốn chủ sở hữu:
Năm 2006 lợi nhuận trước thuế/ vốn chủ sở hữu của công ty là 17,33% tăng hơn 14,14% so với năm 2005, tương ứng tăng 443,26%. Năm 2007 tỷ số này tiếp tục tăng lên 19,22% tăng hơn so với 2006 là 1,89% hay tăng hơn so với 2006 là 10,91%. Như vậy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì năm 2006 thu được nhiều hơn năm 2005 là14,14 đồng lợi nhuận trước thuế và năm 2007 thu được nhiều hơn năm 2006 là 1,89 đồng. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng có chiều hướng tốt hơn.
* Lợi nhuận trước thuế/doanh thu&thu nhập:
Năm 2006 lợi nhuận trước thuế/doanh thu&thu nhập của công ty là 11,89% tăng hơn so với năm 2005 là 10,07% tương đương tăng 553,29%. Sang năm 2007 tỷ suất này tiếp tục tăng lên là 16,36%, tăng hơn so với năm 2006 là 4,47% hay tăng 37,59% so với năm 2006. Như vậy cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập thu được thì năm 2006 thu được nhiều hơn năm 2005 là 10,07 đồng lợi nhuận, và năm 2007 thu được nhiều hơn năm 2006 là 4,47 đồng lợi nhuận. Từ sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp, công ty đã đầu tư, nghiên cứu và cải thiện kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty với người tiêu dùng hơn. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
Nhìn chung các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày càng có chiều hướng tăng lên, đây là dấu hiệu tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đòi hỏi công ty
cần phải có những biện pháp và chính sách nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ để thu được nhiều lợi nhuận hơn.
* Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán tức thời đối với các khoản nợ đến hạn trả. Năm 2006 khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng lên đạt 0,832 lần, tăng hơn so với năm 2005 là 0,45 lần, tương ứng tăng 117,8%. Năm 2007 khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,782 lần, giảm so với năm 2006 là 0,05 lần, tương ứng giảm 6,01%. Nhìn chung khả năng thanh toán nhanh của công ty là thấp do lượng tiền tồn quỹ của công ty ít, điều này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Công ty cần có hướng tăng tiền và đầu tư ngắn hạn.
* Khả năng thanh toán hiện hành:
Năm 2006 khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp tăng hơn so với năm 2005 là 0,511 lần, tương ứng tăng 32,16%. Sang năm 2007 khả năng thanh toán của doanh nghiệp tăng mạnh tăng 3,471 lần so với 2006, tương ứng tăng 165,29%. Nguyên nhân chính là do nợ phải trả của doanh nghiệp giảm. Nhìn chung công ty đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay, điều đó chứng tỏ công ty đảm bảo khả năng thanh toán tốt các khoản nợ.
* Khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số này cho ta biết khả năng thanh toán lãi vay và mức độ an toàn có thể đối với nhà cung cấp tín dụng và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán lãi vay của công ty có sự chuyển biến theo chiều hướng rất tốt. Cụ thể là năm 2006 đạt 6,67 lần tăng 4,48 lần so với năm 2005, tương ứng tăng 204,57%. Sang năm 2007 tỷ số này tiếp tục tăng lên hơn so với năm 2006 là 16 lần, hay tương ứng tăng 239,88% so với năm 2006.
+ Nhìn chung từ sau khi cổ phần hoá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã có những chuyển biến tốt, kinh doanh có hiệu quả hơn, lợi nhuận thu về năm sau cao hơn năm trước, thực hiện tốt các khoản thuế đối với nhà nước, công ty có khả năng thanh toán tốt các khoản lãi vay…Vì vậy công ty cần phải phát huy và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đưa sản phẩm của công ty đến với người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn.
2.1.5. Phương hướng của công ty thời gian tới: 2.1.5.1. Phương hướng chung: 2.1.5.1. Phương hướng chung:
Phát huy những kết quả đạt được, giữ ổn định sản xuất kinh doanh. Tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh tiêu thụ. Trọng tâm là các sản phẩm hàng hoá chất lượng cao, đáp ứng yêu cần thị trường. Đầu tư trọng điểm, khai thác có hiêụ quả tiềm năng mặt bằng nhà xưởng hiện có, giảm chi phí sản xuất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý theo hướng tự chủ đối với tổ chức, cá nhân. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động và quyền lợi cổ