3. Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu:
1.6. Kế toán chi phí và thu nhập khác:
1.6.1. Kế toán thu nhập khác:
1. Nội dung:
Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, bao gồm các nội dung sau:
+ Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ
+ Thu tiền phạt vi phạm do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế
+ Thu được các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước.
+ Các khoản thuế được ngân sách nhà nước giảm, hoàn lại
+ Các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập
+ Thu tiền bảo hiểm được bồi thường
+ Thu nhập quà biếu và tặng bằng tiền hiện vật của tổ chức cá nhân tặng cho doanh nghiệp
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm nay phát hiện.
+ Các khoản thu khác.
2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 711 - Thu nhập khác
Bên nợ:
+ Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có) (ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp).
+ Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911 xác định kết quả kinh doanh.
Bên có:
Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
3. Sơđồ kế toán tổng hợp:
Sơđồ 14 : Sơđồ kế toán thu nhập khác
1.6.2. Kế toán các khoản chi phí khác: 1. Nội dung các khoản chi phí khác. 1. Nội dung các khoản chi phí khác.
Chi phí khác là những chi phí phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, bao gồm các nội dung sau:
+ Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ đem thanh lý, nhượng bán.
+ Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán
+ Các khoản chi phí khác
2. Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 811 - Chi phí khác
3. Trình tự hạch toán.
1.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh: 1. Nội dung: 1. Nội dung:
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh thông và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, cung cấp dịch và hoạt động tài chính.
+ Kết quả hoạt động khác là kết quả được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập thuần khác và chi phí khác.
2. Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 911 - Xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Bên nợ:
+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã tiêu thụ
+ Chi phí thuế thu nhập doanh nhiệp
+ Chi phí tài chính trong kỳ
+ Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ
+ Chi phí khác trong kỳ
+ Kết chuyển số lãi từ hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Bên có:
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Doanh thu thuần hoạt động tài chính trong kỳ
Tài khoản này không có số dư.
+ Tài khoản 421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Tài khoản này dùng đã phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình phân phối, xử lý kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3.Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911.
− Tài khoản này phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ hạch toán theo đúng qui định của qui chế quản lý tài chính.
− Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động. Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng từng loại lao vụ, dịch vụ.
− Các khoản doanh thu và thu nhập thuần được kết chuyển vào tài khoản này là doanh thu thuần và thu nhập thuần
1.8. Tình hình tiêu thụ:
1.8.1. Khái niệm, vai trò của công tác tiêu thụ: 1. Khái niệm: 1. Khái niệm: 1. Khái niệm:
Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là quá trình bán hàng của doanh nghiệp nhằm thu được khoản lợi nhuận nhất định nào đó. Tuy nhiên nó không đơn thuần là bán hàng mà còn là quá trình quan trọng trong đó nhà sản xuất tìm kiếm một sự thoả thuận bắt nguồn từ sự gặp gỡ giữa một bên là nhà sản xuất và một bên là khách hàng. Trong quá trình đó nhà sản xuất luôn cố gắng đưa ra các giải pháp để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Vậy tiêu thụ chính là sự vận chuyển của hàng hoá từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng nhằm đạt được hiệu quả cao với chi phí thấp nhất.
2. Vai trò của tiêu thụ:
− Là hoạt động nhằm đưa lại hiệu quả cuối cùng cho nhà sản xuất − Là khâu quan trọng không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
− Có vai trò quan trọng trong việc thực hiện, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, duy trì mối quan hệ giữa người sản xuất với người tiêu dùng.
− Giữ vai trò quan trọng trong việc phản ánh hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước những vai trò như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung làm thật tốt khâu tiêu thụ vì nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
1.8.2. Nội dung của công tác tiêu thụ: 1. Thị trường: 1. Thị trường:
Đây là nhân tố đầu tiên và là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ, đến khối lượng tiêu thụ. Thị trường là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá, nơi gặp gỡ giữa cung và cầu. Hoạt động của doanh nghiệp phải luôn gắn với thị trường, không có thị trường thì doanh nghiệp không thể hoạt động. Vì vậy, các nhà kinh doanh luôn luôn tìm cách thu hút khách hàng, quan tâm đến khách hàng vì khách hàng là người mở ra khả năng khai thác thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp. Thị trường như chiếc cầu nối để duy trì mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với cộng đồng dân cư, các đơn vị sản xuất kinh doanh khác và cả hệ thống kinh tế quốc dân. Do đó sức sống và khả năng cạnh tranh tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc vào chiến lược củng cố và phát triển thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải ra sức tìm hiểu và nghiên cứu thị trường để từ đó có kế hoạch thâm nhập và mở rộng thị trường hiệu quả.
2. Giá cả :
Giá cả là yếu tố quan trọng có liên quan đến quyết định của cả người mua và người bán. Nó được hình thành trong sự tác động qua lại giữa người bán và người mua, cụ thể là giữa cung và cầu. Tuy nhiên đa phần là do người bán quyết định.
Giá là yếu tố có thể thay đổi dễ dàng và tác động đến khách hàng một cách nhanh chóng. Vì vậy nó không chỉ là công cụ của doanh nghiệp trong việc chinh phục khách hàng tạo ra lợi nhuận mà nó còn là vũ khí cạnh tranh lợi hại, giúp doanh nghiệp giữ được thị trường của mình tránh được sự xâm nhập của đối thủ cạnh tranh.
Trước hết, đối với việc định giá sản phẩm doanh nghiệp cần xem xét những vấn đề sau:
+ Về phía doanh nghiệp: giá cả phải bù đắp được chi phí, đảm bảo mục tiêu lợi nhuận là cơ bản và lâu dài, phải hỗ trợ các chính sách marketing khác.
+ Về phía thị trường:
- Phù hợp với sức mua của khách hàng trên thị trường để khai thác ở mức cao nhất cầu của thị trường với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đảm bảo hài hoà lợi ích của doanh nghiệp và các nhà kinh doanh khác trên thị trường.
- Phù hợp với tập quán bán hàng trên thị trường
+ Từ phía môi trường: đảm bảo các yêu cầu của pháp luật, các chính sách của chính phủ và nhà nước, các yếu tố về mặt xã hội và khoa học kỹ thuật.
Đối với chính sách giá cả: doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường để có chính sách giá cả phù hợp. Không phải lúc nào giá thấp là sẽ chiến thắng mà điều đó phụ thuộc vào thị trường, vào đối tượng khách hàng chúng ta là ai.
3. Sản phẩm:
Sản phẩm là bất kỳ cái gì có thể đưa vào thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu và ước muốn với mục đích tiêu dùng, sử dụng, mua sắm, ngắm nhìn. Nó có thể là sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, địa điểm, con người, tổ chức thậm chí là một ý tưởng. Sản phẩm có thể chia thành các loại khác nhau có thể là sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm dịch vụ…
Khi mua sản phẩm, khách hàng mua cái lợi ích mà sản phẩm mang lại, tuy nhiên đôi khi có những sản phẩm mang lại lợi ích như nhau nhưng khách hàng chọn sản phẩm này mà không chọn sản phẩm kia, đó là do tác động của công tác marketing: tạo uy tín cho sản phẩm, chính sách bán hàng, mẫu mã,
bao bì… Vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến công tác marketing vì nó là một yếu tố rất quan trọng quyết định khối lượng tiêu thụ của doanh nghiệp.
4. Chính sách phân phối:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tiêu thụ được sản phẩm ngoài việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với thị hiếu và đặc điểm tiêu dùng ở từng thời kỳ nhất định, các doanh nghiệp cần quan tâm đến chính sách phân phối và vận động hàng hoá của mình. Đó là một công việc không thể thiếu trong công tác marketing. Nó sẽ đảm bảo mối quan hệ mật thiết giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa cung cầu thị trường bằng cách thực hiện hàng loạt các dịch vụ sau quá trình sản xuất và trước quá trình tiêu dùng. Tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp mà tổ chức kênh phân phối cho phù hợp, có thể sử dụng kênh phân phối trực tiếp hoặc kênh phân phối gián tiếp đến người tiêu dùng.
Tổ chức phân phối lưu thông hàng hoá hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn hơn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh, giúp hàng hoá lưu thông nhanh chóng, hiệu quả. Vì vậy, doanh nghiệp cần tổ chức kênh phân phối thật tốt, có những chính sách phân phối hữu hiệu hơn như khuyến mãi, chiết khấu,… để thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, gia tăng sản lượng tiêu thụ cho doanh nghiệp.
5. Các hoạt động xúc tiến:
Hoạt động xúc tiến là các chính sách nhằm đề ra giải pháp, thực hiện các chiến lược, chiến thuật xúc tiến yểm trợ nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng và nâng cao uy tín của nhà kinh doanh trên thị trường. Nó bao gồm các yếu tố: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng, hoạt động quan hệ công chúng.
Hoạt động xúc tiến sẽ giúp gia tăng khối lượng tiêu thụ, thu hút khách hàng vào các kênh lưu thông và tạo cho nhà kinh doanh khai thác triệt để lợi thế của mình.
Khi các doanh nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, cạnh tranh xảy ra ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chính sách cũng như hoạt động xúc tiến để quảng bá, nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp mình và dành chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh.
1.8.3. Phương pháp đánh giá tình hình tiêu thụ:
Để đánh giá tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp ta có thể dùng phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ chung của toàn doanh nghiệp qua các năm bằng cách so sánh một trong các chỉ tiêu sau qua các năm:
− Sản lượng, doanh thu các mặt hàng − Cơ cấu mặt hàng
− Thị trường tiêu thụ − Thị phần của xí nghiệp
Phân tích tình hình tiêu thụ là điều cần thiết, nó sẽ giúp doanh nghiệp biết được tình hình tiêu thụ của mình qua các năm như thế nào để từ đó có kế hoạch cho công tác tiêu thụ năm tới được tốt hơn.
Chương II:
Thực trạng công tác kế toán doanh
thu tiêu thụ và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty cổ phần hải
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU
TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
2.1.Giới thiệu về công ty:
− Tên tiếng việt: Công ty cổ phần hải sản Thái Bình
− Tên tiếng anh: Thai Binh Seaproduct Join Stock Company − Tên viết tắt : THASEAJSC
− Địa chỉ : Số 22 - Phố Hai Bà Trưng - Phường Lê Hồng Phong - Thành Phố Thái Bình - Tỉnh Thái Bình
− Điện thoại : (036)3831583 − Fax: 036840846
− Website: http://wwwhaisantb.com
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Hải Sản Thái Bình qua các giai đoạn, lịch sử như sau:
- Tháng 6/1958 công ty cung tiêu thuỷ sản được thành lập, trực thuộc ty Thương nghiệp Thái Bình có chức năng, nhiệm vụ: thu mua, chế biến hàng thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Kế hoạch sản xuất hàng năm tỉnh giao.
Tổ chức bộ máy của công ty bao gồm:
+ 3 phòng (Tổ chức hành chính, Nghiệp vụ kế hoạch và Tài vụ)
+ Có 6 trạm trực thuộc công ty (Trạm thu mua Hải sản Diêm Điền, trạm thu mua Hải Sản Cửa Lân, trạm nước mắm Tam Lạc, Vật tư nghề cá Diêm Điền, trạm thu mua hải sản Thái Lộc, trạm thu mua hải sản Thuỵ Xuân.
- Tháng 5/1969, ty Thuỷ sản Thái Bình được thành lập. Công ty cung tiêu thuỷ sản trực thuộc ty Thuỷ Sản. Chức năng, nhiệm vụ như trước nhưng tách trạm nước mắm Tam Lạc thành xí nghiệp nước mắm Tam Lạc, hạch toán độc lập, trực thuộc ty Thuỷ Sản. Nhiệm vụ của công ty cung tiêu thuỷ sản chỉ thu mua cá, tôm, chế biến thành chượp chín và bán cho xí nghiệp chế biến
nước mắm sản xuất thành nước mắm, giao bán cho ty Thương Nghiệp theo kế hoạch tỉnh giao hàng năm.
- Tháng 7/ 1981, công ty Hải Sản được thành lập trên cơ sở sát nhập các đơn vị trong ngành bao gồm: Công ty cung tiêu thuỷ sản, xí nghiệp nước mắm Tam Lạc, ban kiến thiết cảng cá Diêm Điền.
Bộ máy của công ty Hải Sản bao gồm: 3 phòng:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính
+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật
+ Phòng Kế toán - Tài vụ Các trạm, đơn vị:
+ Trạm thu mua hải sản Diêm Điền
+ Trạm thu mua trên biển
+ Trạm thu mua hải sản Thuỵ Xuân
+ Trạm thu mua hải sản Thái Lộc
+ Trạm thu mua hải sản Cửa Lân
+ Xưởng đông lạnh Diêm Điền
+ Đội khai thác hải sản
+ Xưởng chế biến nước mắm Tam Lạc
+ Trạm vật tư nghề cá Diêm Điền
Nhiệm vụ của công ty thu mua, chế biến, khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá cho toàn tỉnh Thái Bình. Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm do tỉnh giao. Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, các đơn vị trực thuộc công ty hạch toán báo sổ.
- Tháng 6/ 1982 đội khai thác hải sản tách ra khỏi công ty thành lập xí nghiệp khai thác hải sản thuộc ty Thuỷ sản, là đơn vị hạch toán độc lập.
- Tháng 7/ 1986 thực hiện chủ trương phân cấp huyện công ty Hải sản được tách ra thành 3 công ty:
+ Công ty Hải sản Thái Bình trực thuộc sở Thuỷ sản