Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế cho vay của NHTM

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (qua khảo sát tại chi nhánh thành công) (Trang 46 - 52)

Một là, Do yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô

Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế, có mối liên hệ mật thiết với tất cả các ngành, các lĩnh vực khác của nền

kinh tế. Các NHTM, thông qua hoạt động cho vay của mình để tài trợ cho các doanh nghiệp để đầu tư phát triển, tái sản xuất mở rộng, ứng dụng công nghệ tiên tiến hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Ngoài ra hoạt động cho vay còn là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo và sự nghiệp dân giàu nước mạnh, góp phần giải quyết một số tệ nạn xã hội, khai thác có hiệu quả các nguồn lực quốc gia…và thực hiện các chính sách kinh tế mà chủ yếu là chính sách tiền tệ nhằm điều tiết nền kinh tế phát triển một cách ổn định.

Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu với những hệ lụy nghiêm trọng của nó đến nền kinh tế Việt nam hiện nay đã và đang đặt ra nhu cầu cấp bách trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ quốc gia mà một trong những công cụ quan trọng là hoàn thiện cơ chế cho vay, nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Hai là, Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.

Hiệu quả cho vay là sự thống nhất lợi ích giữa khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế quốc dân trong việc sử dụng vốn từ NHTM. Hay có thể nói hiệu quả hoạt động cho vay là chỉ tiêu đo lường khả năng đáp ứng vốn của NHTM cho khách hàng với nguyên tắc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích tạo ra lợi nhuận trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng về hoạt động cho vay đảm bảo an toàn, lợi nhuận cho ngân hàng và gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy, đúng trên góc độ của ngân hàng thì hiệu quả của hoạt động cho vay biểu hiện qua:

- Khả năng thu được cả gốc và lãi đúng hạn. Phần lớn nguồn vốn ngân hàng huy động được đều cho vay nên việc các doanh nghiệp trả đủ lãi và gốc đúng hạn giúp cho ngân hàng thực hiện đúng chức năng của nó là trung gian

tài chính và đảm bảo cho ngân hàng hoạt động bình thường theo đúng kế hoạch đề ra. Ngân hàng có liên quan đến nhiều đối tượng nên đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng không bị xáo trộn sẽ góp phần bình ổn hoạt động kinh tế.

- Khả năng đáp ứng vốn cho doanh nghiệp. Hiệu quả cho vay thể hiện ở việc ngân hàng có thể đáp ứng nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp vay để phục vụ sản xuất kinh doanh, thủ tục cho vay linh hoạt. DN đánh giá chất lượng tín dụng là cao khi thời gian và chi phí vay vốn thấp, thủ tục nhanh gọn và hiệu quả sử dụng vốn cao. Khi xem xét một hợp đồng tín dụng, ngân hàng luôn phải thẩm định tính khả thi của dự án, với dự án có rủi ro cao, ngân hàng phải tìm cách từ chối. Đây là việc làm xuất phát từ lợi ích của ngân hàng nhưng cũng là lợi ích của doanh nghiệp vì khi bỏ chi phí ra mà dự án không thực hiện được, không mang lại lợi nhuận, cả doanh nghiệp và ngân hàng đều tổn thất.

- Hạn chế tối thiểu rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể được coi là khách quan, không thể tránh khỏi. Những ngân hàng tốt là những ngân hàng có biện pháp hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Trong hoạt động cho vay, hiệu quả cho vay còn thể hiện ở việc ngân hàng tiến hành các hành động thích hợp để tối thiểu hoá nợ xấu, nợ quá hạn. Lúc đó, tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu là thấp nhất.

Như vậy, hiệu quả cho vay là một chỉ tiêu đánh giá tổng quan kết quả thực hiện cơ chế cho vay bao gồm : chính sách, văn bản liên quan đến hoạt động cho vay ; quy trình cho vay; quy định về cho vay ( tổ chức bộ máy cho vay, điều kiện cho vay, hình thức cho vay, lãi suất cho vay); những quy định kiểm tra kiểm soát cho vay …

Tóm lại, để hiệu quả cho vay đạt được đúng kế hoạch đề ra trong khi nền kinh tế nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều thách thức như : lạm phát tăng cao, sản xuất sụt giảm, nhiều DN phá sản…buộc NHNN phải thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng thì việc hoàn thiện cơ chế cho vay là một việc làm tất yếu.

Ba là, nhằm đưa cơ chế cho vay của NHTM nước ta hội nhập với chuẩn mực quốc tế, từ đó thúc đẩy hội nhập của ngành Ngân hàng vào hệ thống toàn cầu.

Trước hết phải khẳng định hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu, là bước đi không có quyền chọn lựa của nền kinh tế nói chung và của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói riêng. Hội nhập kinh tế là tất yếu khách quan do quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra rất mạnh mẽ và tác động đến mọi quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hóa kinh tế thể hiện ở sự gia tăng về quy mô và hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ, lưu chuyển quốc tế, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và khu vực, làm tăng thêm mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế thế giới. Quá trình hoạch định chính sách cũng có những thay đổi, các biện pháp điều tiết vĩ mô không phải do quốc gia tùy ý định đoạt trên lợi ích quốc gia mà phải được thiết lập và thực hiện trên cơ sở đảm bảo lợi ích và mục tiêu của các quốc gia liên quan, chính sách này cũng phải được thay đổi theo thời gian và tình hình thực tế trong và ngoài mỗi nước.

Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO đầu năm 1995 và chính thức gia nhập tổ chức này vào ngày 7 tháng 11 năm 2006. Đồng thời, với việc hội nhập về dịch vụ trong khuôn khổ WTO, Việt Nam đã cam kết và thực hiện cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ trong một số khuôn khổ hội nhập đa phương khu vực và song phương, trong đó đáng chú ý là việc Việt Nam tham gia Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA)

(10/2000). AFAS bao gồm các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trên cơ sở các chế độ MFN và NT được áp dụng cho các nhà cung ứng dịch vụ của các nước thành viên ASEAN trong khuôn khổ WTO/GATS. Phù hợp với GATS, AFAS bắt buộc các nước thành viên phải tuân thủ triệt để chế độ MFN và các nguyên tắc về tính minh bạch trong các chính sách về dịch vụ. Hiện nay, Việt Nam đang cam kết mở cửa thị trường cho các nước thành viên ASEAN – Việt Mỹ và AFAS đối với một số dịch vụ như: dịch vụ kinh doanh; dịch vụ xây dựng; dịch vụ du lịch và lữ hành; dịch vụ hàng hải và dịch vụ hàng không.

1) Các tổ chức tín dụng nước ngoài chỉ được phép thiết lập hiện diện thương mại ở Việt Nam dưới hình thức:

- Đối với ngân hàng thương mại nước ngoài: văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng thương mại liên doanh với số vốn đầu tư chiếm không quá 50%, công ty cho thuê tài chính, công ty liên doanh tài chính và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài. Từ ngày 1/4/2007 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập.

- Đối với công ty tài chính nước ngoài: được phép thành lập văn phòng đại diện, công ty tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

- Công ty cho thuê tài chính nước ngoài: được phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài, công ty liên doanh và 100% vốn nước ngoài.

2) Trong vòng 5 năm sau khi gia nhập, Việt Nam có thể giới hạn quyền của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc nhận tiền gửi bằng tiền đồng Việt Nam từ người tiêu dùng Việt Nam. Trong đó, những chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa có quan hệ tín dụng với khách hàng là người Việt Nam thì mức độ huy động vốn so với vốn pháp định được thực hiện theo lộ

trình sau: từ ngày 1/1/2007 được huy động gấp 6,5 lần với vốn pháp định được cấp, từ năm 2008 gấp 8 lần, từ năm 2009 gấp 9 lần, từ năm 2010 gấp 10 lần. Từ năm 2011 được hưởng chế độ đối xử quốc gia.

Như vậy, dù hiện nay hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt động cho vay nói riêng còn có sự bảo trợ của Nhà nước bằng chính sách hạn chế hoạt động của các ngân hàng nước ngoài, nhưng đến năm 2012 là thời kỳ phải thực hiện cam kết mở cửa cho hoạt động của NH nước ngoài thì hoạt động ngân hàng của các NH nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng quyền đối xử quốc gia.

Do vậy, hoạt động ngân hàng nước ta muốn hội nhập và đứng vững trong cạnh tranh thời toàn cầu hóa thì phải chấp nhận thích nghi với những chuẩn mực quốc tế và tôn trọng luật ngân hàng quốc tế; mà một trong những yếu tố quan trọng là hoàn thiện cơ chế cho vay như : chính sách, văn bản liên quan đến hoạt động cho vay ; quy trình cho vay; quy định về cho vay ( tổ chức bộ máy cho vay, điều kiện cho vay, hình thức cho vay, lãi suất cho vay); những quy định kiểm tra kiểm soát cho vay …

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (qua khảo sát tại chi nhánh thành công) (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w