Hoàn thiện quy trình cho vay

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (qua khảo sát tại chi nhánh thành công) (Trang 118 - 123)

Việc thực hiện cơ chế cho vay được tuân quy chế cho vay số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. Trên cơ sở đó NHNT Việt Nam đã xây dựng một quy trình cho vay áp dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng NHNT Việt nam. Quy trình tín dụng mới mang lại mô thức quản lý rủi ro hiệu quả hơn. Chất lượng quản lý rủi ro được đảm bảo. Có riêng một phòng trực tiếp quan hệ với khách hàng. Hoạt động quản lý tập trung không còn phân tán (Trước đây mỗi Chi nhánh có một chính sách phân loại khách hàng riêng, đánh giá rủi ro riêng).

Tuy nhiên mô hình này cũng bắt đầu bộc lộ một số điểm bất cập làm cho hoạt động cho vay của Chi nhánh trở nên cứng nhắc hơn, bỏ qua nhiều cơ hội cho vay. Đặc biệt Quy trình cho vay chung này mới được xây dựng và áp dụng thí điểm tại ngân hàng. Quy trình mới này đã bộc lộ những nhược điểm và hạn chế mà bản chất khi áp dụng một quy trình mới tất yếu phải có. Vấn đề đặt ra cho NHNT Thành Công trong những năm tới là phải khắc phục, sữa chữa những hạn chế đó, tổ chức lại hệ thống, xây dựng cơ chế, chính sách cho vay phù hợp hơn với quy trình mới. Cụ thể:

Một là, Nâng cao công tác thẩm định

Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong quy trình cho vay, quyết định đến hiệu qủa của món vay. Nâng cao hiệu quả thẩm định sẽ giúp cho ngân hàng thuận lợi hơn trong việc tham gia tư vấn, nhận biết rõ tình hình thực tế khách hàng, từ chối ngay dự án không khả thi, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động sử dụng vốn vay của khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần làm tốt những công việc sau:

* Nâng cao chất lượng thu thập thông tin khách hàng: Để thẩm định và phân tích tín dụng, CBTD có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau,

từ nguồn thông tin chính thức, từ việc kiểm tra đặc điểm mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn đến các báo cáo tài chính của họ.

Thu thập thông tin từ hồ sơ sổ sách của ngân hàng về quan hệ tín dụng trước đây của khách hàng với ngân hàng như việc xin vay và thu tình hình thu nợ của khoản vay trước đây, doanh số hoạt động, số dư tài khoản tiền gửi thanh toán.

Thông tin từ bên ngoài: Hầu hết các ngân hàng đều không chú ý đến nguồn thông tin này, song nó giúp ích vô cùng nhiều cho CBTD khi đưa ra quyết định cho vay khách hàng mới. Trung tâm thông tin của Ngân hàng Nhà nước có thể cung cấp những thông tin rất cần thiết như Doanh nghiệp đã vay vốn ở ngân hàng nào rồi, hiệu quả của món vay như thế nào, tình hình trả nợ.

Điều tra thông tin qua các cơ quan tài chính, thuế, quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế, thông tin từ người cung cấp và khách hàng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng, có thể phối điều tra trực tiếp từ những ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với khách hàng. Thông tin về ngành kinh doanh, ngành nghề doanh nghiệp hoạt động có thế mạnh gì, xu hướng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên những thông tin này thường không cập nhật do quá trình thu thập mất thời gian vì vậy ngân hàng phải chú ý trong xử lý nguồn thông tin này.

Thu thập từ nguồn thông tin trực tiếp nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. CBTD có thể trực tiếp thị sát nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó hiểu được mức hộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như trình độ quản lý của họ. Đặc biệt CBTD cần lưu ý về hệ thống tổ chức, tính hữu hiệu trong hoạt động và lao động của đội ngũ cán bộ làm công. Thái độ niềm nở, trang phục gọn gàng, trang thiết bị máy móc đầy đủ, tác phong nhanh nhẹn, phong cách làm việc công nghiệp, lịch sự là dấu hiệu lành mạnh của doanh nghiệp. Sự bận rộn hay rảnh rỗi của

đội ngũ công nhân, sản xuất đình trệ hay phát triển, tình hình hàng tồn kho và chất lượng hàng hóa là những thông tin rất cần thiết.

Thông tin từ báo cáo tài chính: Khách hàng muốn vay vốn phải cung cấp thông tin báo cáo tài chính thường xuyên cho ngân hàng. Báo cáo tài chính phản ánh khả năng sinh lời, nhu cầu vốn xin vay và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên chất lượng của các báo cáo tài chính thường không đảm bảo vì vậy CBTD cần cân nhắc kỹ các nguồn thông tin mà mình thu thập được.

Ngoài ra, bằng kinh nghiệm của bản thân CBTD, CBQLN và điều kiện thực tế, NHNT Việt nam – chi nhánh Thành công cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin cần thiết về giá cả, sản phẩm thị trường trong nước và quốc tế, các tiêu chuẩn về chỉ tiêu hiệu qủa tài chính, an toàn tài chính để CBTD có cơ sở so sánh khi tiến hành thẩm định.

* Nâng cao chất lượng xử lý thông tin: Sau khi thu thập được thông tin đầy về khách hàng, CBTD, CBQLN phải tiến hàng xử lý những thông tin hỗn hợp đó. Nếu chủ quan, không có phương pháp xử lý, CBTD và CBQLN có thể đưa ra những kết luận sai lầm dẫn đến hoặc bỏ lỡ những món cho vay có hiệu quả hoặc tiến hành cho vay những khoản vay không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho ngân hàng. Vì vậy đối với những đơn vị lớn như chi nhánh Thành công thì cần xây dựng những phương pháp xử lý thông tin, nâng cao chất lượng đánh giá khách hàng qua thông tin có được.

Hai là, tăng cường công tác thu hồi nợ và chủ động giải quyết nợ có vấn đề.

Khi cấp tín dụng, các ngân hàng đều muốn khách hàng hoàn trả đúng hạn món nợ theo hợp đồng, Nhưng trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như ta đã biết làm cho khoản vay phát sinh vấn đề. Do vậy trong công tác thu hội nợ, cần chú ý tới những món vay có vấn đề và cần có

những giải pháp ngăn chặn kịp thời. Món vay có vấn đề ở đây được hiểu là món vay đã quá hạn hoặc món vay chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán, do thua nợ hoặc do doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật. Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Trước hết CBTD và CBQLN phải nắm bắt được các dấu hiệu của món vay có vấn đề:

• Doanh nghiệp trì hoàn nộp báo cáo tài chính, hoặc nhìn vào các báo cáo tài chính thấy có những dấu hiệu bất thường của các chỉ tiêu.

• Số dư tiền gửi giảm, xuất hiện việc rút tiền quá số dư.

• Gia tăng hàng tồn kho. Gia tăng về tài sản cố định, gây giảm khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

• Sự chậm trễ trong việc trả lãi và gốc theo định kỳ. Nợ trong thanh toán cao. Công tác tổ chức của doanh nghiệp có sự biến đổi như thay đổi ban lãnh đạo.

Khi thấy dấu hiệu của nợ có vân đề, ngân hàng cần tiến hành ngay các biện pháp thiết thực như:

• Tư vấn cho khách hàng về việc bán sản phẩm, thu hồi công nợ huặc có thể gia tăng thêm vốn vay cho doanh nghiệp khi thấy triển vọng trong phương án sản xuất kinh doanh để duy trì hoạt động và có lãi trả cho ngân hàng.

• Để nghị doanh nghiệp cắt giảm bớt kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, mua sắm tài sản chỉ thật cần thiết và cắt giảm một số hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thậm chí phí kiếm soát thu nhập và chi phí của khách hàng để tập trung vốn thu hồi nợ.

• Khuyến khích doanh nghiệp hợp nhất với doanh nghiệp khác nếu cần thiết. Hoặc yêu cầu doanh nghiệp đưa thêm tài sảm đảm bảo.

• Cùng với những biện pháp trên, ngân hàng cần phải động viên thuyết phục khách hàng có ý thức trách nhiệm và cố gắng trong việc thanh toán số nợ đã quá hạn cho ngân hàng. Có thể chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng như gia hạn nợm giãn nợ hoặc có thể cho vay thêm đối với những khách hàng đang có nợ quá hạng dưới sáu tháng do nguyên nhân bất khả kháng nhưng dự án kinh doanh tiếp theo có hiệu quả nhằm tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng và phải giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay cho đến khi số nợ vay mới và nợ quá hạn cũ được trả hết.

• Nếu doanh nghiệp trong tình trạng lỗ lớn không thể tiếp tục duy trì hoạt động và ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp khai thác, thương lượng nhưng khách hàng vẫn chây ỳ không có thiện chí trả nợ. Ngân hàng cần có biện pháp xử lý tài sản đảm bảo hoặc đưa ra cơ quan pháp luật giải quyết. Đây là biện pháp ngân hàng không hể muốn áp dụng vì mất khách hàng và giảm uy tín của ngân hàng. Ngân hàng có thể gặp phải những thủ tục pháp lý rắc rối do hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn chỉnh và thống nhất. Việc xử lý bằng tòa án phải qua nhiều khâu nhiều công đoạn mất thời gian và chi phí. Vì vậy tốt nhất, khi nhận thấy dấu hiệu nợ có vấn đề, ngân hàng cần phải áp dụng tốt, linh hoạt, kịp thời và triệt để các biện pháp khai thác thương lượng để vừa tránh khó khăn cho khách hàng vừa tăng uy tín cho ngân hàng và ngân hàng vẫn thu được nợ. Tuy nhiên trước khi áp dụng các biện pháp thanh lý, ngân hàng cần ra soát, phân tích đánh giá đúng thực trạng của khoản nợ quá hạn, xác định món nợ nào còn tài sản đảm bảo, khả năng thanh lý tài sản đó để thu hồi nợ.

• Ngoài ra để tăng tính hiệu quả trong giải quyết nợ quá hạn. Ngân hàng nên tăng cường mối quan hệ với chính quyền sở tại nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình và các cơ quan chức năng thông qua

hình thức như hội nghị khách hàng, tổng kết hoạt động kinh doanh…Đồng thời phải nâng cao trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của bộ phận xử lý nợ có vấn đề để giúp cho công tác thu hồi nợ tốt hơn.

Ba là, đơn giản hóa thủ tục cho vay

Thực hiện cho vay theo quy trình mới, mỗi món vay phải trải qua tám bước. Ðặc biệt là giai đoạn trước khi cho vay, có quá nhiều thủ tục, ý kiến của các cán bộ lãnh đạo khác nhau về món vay. Vấn đề đặt ra cho ngân hàng là bên cạnh việc tuân thủ quy trình cho vay mới của NHNT Việt Nam, Chi nhánh ngân hàng cần sử dụng các biện pháp để đơn giản hóa đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được các thủ tục cho vay. Nhằm giảm bớt khối lượng công việc thẩm định trước cho vay và tạo điều kiện cho món vay của khách hàng được thực hiện nhanh. Các hồ sơ tín dụng phải được xây dựng theo khuôn mẫu để một mặt ngân hàng dễ dàng trong quản lý khách hàng, mặt khách tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong khai báo thông tin. Đối với các hợp đồng cầm cố thể chấp, bảo lãnh, nội dung cần phải xúc tích ngắn gọn, phương thức xử lý tài sản đảm bảo phải được ghi cụ thể trong hợp đồng tránh những phát sinh không đáng có sau này. Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp của tài sản cũng nên ghi rõ trong hợp đồng và lưu kèm với hợp đồng tín dụng để tiện quản lý và xử lý khi cần thiết.

Cách thức tiếp nhận hồ sơ khách hàng cũng nên thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi muốn liên lạc với CBTD. Ngân hàng nên phân công mỗi CBTD phụ trách từng lĩnh vực hoặc từng địa bàn hay từng loại doanh nghiệp cụ thể. Sự phân công này phải công khai để khách hàng chủ động trong mối quan hệ. Khi cần khách hàng có thể liên hệ trực tiếp để tiến hành công việc với CBTD liên quan, tạo cách thức làm việc khoa học và hiệu quả.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (qua khảo sát tại chi nhánh thành công) (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w