Tình hình kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (qua khảo sát tại chi nhánh thành công) (Trang 96 - 100)

Kiểm soát là quá trình giám sát đo lường chấn chỉnh sự việc hiện tượng nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao trong điều kiện môi trường luôn luôn biến đổi.

Kiểm soát là chức năng cuối cùng của quy trình quản lý (một quy trình quảnlý gồm 4 chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát). Việc kiểm soát là không thể thiếu được trong quy trình quản lý, nếu việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo làm tốt mà chức năng kiểm soát không được thực hiện hoặc thực hiện không tốt thì kết quả có thể sẽ không đúng như kế hoạch đề ra, hoặc do những biến động của môi trường hoặc do chủ định của những người thực hiện.

Hoạt động của ngân hàng luôn diễn ra trong môi trường biến động, đặc biệt hoạt động cho vay, ngoài ra còn phụ thuộc nhiều vào nhân tố con người (cả CBTD và khách hàng vay vốn) do đó việc kiểm soát lại rất cần thiết.

Kiểm soát hoạt động cho vay là quá trình kiểm tra, giám sát, đo lường, chấn chỉnh hoạt động cho vay và khách hàng vay vốn nhằm giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận dự kiến của hoạt động cho vay.

Quy trình kiểm soát hoạt động cho vay

Trong các giai đoạn của quy trình cho vay: trước giải ngân, giải ngân và sau giải ngân, quy trình kiểm soát đều gồm các bước sau:

− XĐ mục tiêu, nội dung, các chỉ số kiểm soát

− XĐ hệ thống kiểm soát: chủ thể kiểm soát là ai, công cụ kiểm soát là gì…

− Tiến hành giám sát đo lường

− Đánh giá sự thực hiện: xem xét chính sách cho vay của ngân hàng có được thực hiện đúng theo quy định không, việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích không, thời hạn trả nợ gốc và lãi có đúng thời hạn như Hợp đồng tín dụng không?...

− Điều chỉnh

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động lớn , từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 dẫn đến một loạt các vụ phá sản ngân hàng ở Mỹ và đang lan rộng sang Châu âu hiện nay đã và đang ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế Việt nam mà trực tiếp là lĩnh vực Tài chính tiền tệ ngân hàng. Một số Ngân hàng tại Việt nam đã bộc lộ những yếu kém về quản lý dẫn đến việc phải tái cơ cấu. Các doanh nghiệp Việt nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức như tình trạng lãi vay quá cao trên 20 %/năm, lạm phát lên tới hai con số, các doanh nghiệp không có vốn để hoạt động… tính từ đầu năm 2011 đến nay đã có hơn 50.000 doanh nghiệp xin phá sản.

Nhận thức được những hệ lụy của nền kinh tế nước ta sẽ phải đối mặt từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới , Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công luôn quan tâm đặc biệt đến việc kiểm soát hoạt động cho vay. Mục đích của việc kiểm soát hoạt động cho vay là kịp thời phát hiện và ngăn ngừa, xử lý những rủi ro trong quá trình cho vay; bảo đảm việc tuân thủ đúng pháp luật và các quy đình hiện hành về việc cho vay. Với mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu rủi ro của hoạt động cho vay, tối đa hoá lợi nhuận dự kiến từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Vì vậy tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay không phải là hạn chế cho vay tới mức tối thiểu mà là giúp cho việc cho vay có hiệu quả hơn .

Các biện pháp cụ thể để kiểm soát hoạt động cho vay được Chi nhánh Thành công áp dụng từ 2008 đến nay như sau :

Một là, tách phòng tín dụng thành 03 phòng : phòng quan hệ khách hàng, phòng quản lý rủi ro tín dụng, phòng quản lý nợ vay. Việc phân công nhiệm vụ thực hiện và quản lý việc cho vay từ khâu trước, trong và sau khi

cho vay được thực hiện bởi 3 phòng nhằm đảm bảo việc quản lý món vay được chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Với mô hình này, Phòng Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm : Xác định nhóm khách hàng mục tiêu; Lập, thực hiện và đánh giá việc thực hiện kế hoạch khách hàng; Đầu mối trong quan hệ khách hàng; Xác định giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng và trực tiếp thực hiện cung ứng các sản phẩm tín dụng tới khách hàng, chịu trách nhiệm từ đầu đến cuối về chất lượng khách hàng;

- Phòng quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm : Xây dựng chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng; Quản lý danh mục đầu tư; Trực tiếp tham gia thẩm định, phê duyệt tín dụng; Giám sát quá trình phê duyệt tín dụng, bao gồm hoạt động của phòng Quản lý nợ vay;

- Phòng quản lý nợ vay có nhiệm vụ: Nhập dữ liệu hệ thông, đảm bảo thông tin trên hệ thống khớp đúng với thông tín trên hồ sơ; Nhận, lưu giữ đầy đủ, an toàn hồ sơ tín dụng; Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến rút vốn; Lập báo cáo định kỳ về hạn mức, dư nợ, ngày đáo hạn, thời điểm kiểm tra sử dụng vốn vay…; Thực hiện các tác nghiệp thu nợ;

Hai là, Công tác thẩm định món vay được quan tâm đặc biệt. Thẩm định với mục đích kiểm tra xem khoản vay có đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định cho vay của pháp luật hay không, khoản vay có mang tính khả thi và hiệu quả hay không, khách hàng có đủ khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi theo kì hạn đã định hay không, và trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra thì rủi ro dự kiến là ở mức nào,...

Ba là, điều chỉnh hình thức cho vay theo hướng cho vay phải ưu tiên đến hình thức : Cho vay có tài sản đảm bảo: đây là hình thức cho vay mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài

sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.

Kết quả tỉ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo giảm qua các năm 2008 - 2010 như sau :

Bảng 2.6: Cho vay theo hình thức đảm bảo

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số món vay (%) Số món vay (%) Số món vay (%) Món vay có tài sản đảm bảo 425 89,47 528 92,63 617 96,1 Món vay không có tài sản đảm bảo 50 10,53 42 7,37 25 3,9 Tổng 475 100 570 100 642 100 (Nguồn VCB- Thành công)

Tóm lại, công tác kiểm soát trong hoạt động cho vay của Chi nhánh Thành công một mặt đã góp phần tăng doanh số cho vay, mặt khác hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn có thể gây rủi ro cho ngân hàng.

Do đó kết quả tỷ lệ nợ quá hạn năm 2008 chiếm 2,7% dư nợ, năm 2009 đã giảm xuống là 2,6% và năm 2010 còn 2,4%, đáp ứng yêu cầu tỷ lệ nợ quá hạn của NHNN.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (qua khảo sát tại chi nhánh thành công) (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w