Việc tồn tại những hạn chế trong cho vay khi tuân thủ một quy trình tín dụng cụ thể là điều không thể tránh khỏi. những hạn chế này có thể là do những nguyên nhân khách quan cũng có thể là do chủ quan mang đến. Tuy nhiên điều quan trọng là Ngân hàng phải biết đâu là những nguyên nhân làm giảm chât lượng tín dụng để từ đó có những chính sách, hoạt động cụ thể nhằm hạn chế tối đa những tác động do những hạn chế đó mang lại.
Một là, Những nguyên nhân khách quan
- Về cơ chế chính sách: Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn chưa thống nhất, rõ ràng và hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và liên tục sữa chưa. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp lại có một Bộ luật điều chỉnh riêng. Sự phân biệt này tạo ra bất bình đẳng trong cạnh tranh, gây tâm lý tiêu cực cho cả Ngân hàng và khách hàng. Ngân hàng dựa trên sự phân biệt đó sẽ có chính sách riêng biệt đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, làm mất đi sự công bằng, tính cạnh tranh cần có trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống pháp luật không đầy đủ, không điều chỉnh kịp thời theo sự phát triển của nền kinh tế tạo cơ hội cho những hành vi gian lận trọng kinh doanh của doanh nghiệp, gây không ít khó khăn cho Ngân hàng trong việc quyết đinh cho vay.
Một vấn đề nữa là mặc dù Chính phủ đã quy định cho các Ngân hàng có quyền tự chủ quyết định về việc cho vay của mình và chịu trách nhiệm về chính quyết định đó, song trên thực tế không phải Ngân hàng nào cũng có thể tự quyết định được về các khoản vay của mình nhất là các khoản vay theo kế hoạch Nhà nước. Không ít trong số những dự án như vậy thực sự không đem đến lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn gây ra không ít những rủi ro.
Ngoài ra, các Quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động của Ngân hàng còn chung chung chưa cụ thể, quy chế cho vay còn nhiều bất cập, đôi khi làm Ngân hàng không hiểu được làm thế nào là cho vay đúng theo quy định, khách hàng có thể lợi dụng những kẻ hở đó để vi phạm pháp luật.
- Về thông tin
Thông tin là “vũ khí” quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhưng thực tế nguồn thông tin mà Ngân hàng nhận được là vô cùng ít, những trung tâm thông tin phục vụ Ngân hàng là vô cùng ít về cả chất
và số lượng, đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Thông tin từ trung tâm của Ngân hàng Nhà nước và NHNT còn sơ lược, không đủ cơ sở để đưa ra một quyết định tin cậy.
Mỗi doanh nghiệp đều muốn hồ sơ xin vay của mình được chấp nhận, vì vậy doanh nghiệp luôn vẽ ra những thông tin rất tốt đẹp về hoạt động kinh doanh, năng lực tài của mình, làm cho CBTD khó khăn trong phân tích chính xác khách hàng.
Về Quy trình tín dụng mới: Bản thân Quy trình tín dụng mới áp dụng cũng tạo nên những tồn tại khách quan cho Ngân hàng.
Hai là, Những nguyên nhân chủ quan
Về phía Ngân hàng: Thông tin Ngân hàng nhận được không đầy đủ và chính xác, CBTD do thiếu năng lực đôi khi chỉ dựa vào thông tin khách hàng đưa để quyết định việc cho vay. Việc kiểm nghiệm tính chính xác của những thông tín là rất khó và tốn kém. Việc thẩm định khách hàng đội khi chỉ làm để lấy lệ mà không đem lại hiệu quả thực sự, chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo mà chưa quan tâm đầy đủ đến hiệu quả thực tế của món vay.
Một số CBTD còn có nhiều hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, công tác đạo tạo chưa được tổ chức thường xuyên, không kịp thời làm cho trình độ hiểu biết của CBTD không phù hợp với tình hình hiện tại. Mặt khác Ngân hàng chưa có chính sách cụ thể khuyến khích CBTD học hỏi, đề xuất những ý kiến hoàn thiện hơn nữa hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Về phía các doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều có vấn đề trong việc thực hiện chế độ hạch toán kế toán, các báo cáo về těnh hěnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phần lớn không đầy đủ và
không phải lúc nào cũng đáng tin cậy, nhất là khi báo cáo đó được xây dựng để phục vụ cho việc vay vốn của doanh nghiệp. Lúc đó báo cáo không còn phản ánh đúng thực tế năng lực tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nữa mà là của một “doanh nghiệp khác” rồi.
Các doanh nghiệp Việt Nam hiện còn rất nhiều hạn chế về năng lực họat động kinh doanh, nguồn vốn nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp làm cho hoạt động cho vay trở nên mạo hiểm hơn. Đặc biệt khi các doanh nghiệp hoat động không theo pháp luật thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong xác định khách hàng của mình.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM