Thực hiện quy trình về điều kiện cho vay

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (qua khảo sát tại chi nhánh thành công) (Trang 80 - 89)

Quy định về điều kiện vay vốn của khách hàng là một trong những khâu đầu tiên và quan trọng nhất của Ngân hàng để tiến tới việc quyết định có đối tượng khách hàng vay hay không. Tại chi nhánh Thành công quy định việc xem xét và quyết định cho vay chỉ được tiến hành khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong những năm qua việc tuân thủ các quy định trên đã được chi nhánh Thành công nghiêm túc thực hiện. Qua thống kê từ 2008 – 2010, các tổ chức, cá nhân khi vay vốn của Chi nhánh đều đảm bảo khá đầy đủ các quy định về: năng lực dân sự, về mục đích vay vốn, về khả năng trả nợ, có phương án kinh doanh khả thi và có tài sản đảm bảo.

Để lựa chọn được khách hàng có tín nhiệm, có đủ năng lực và có khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả, Chi nhánh Thành công đã áp dụng phương pháp Phân loại khách hàng bằng áp dụng hệ thống tính điểm.

Hệ thống tính điểm tín dụng là một phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Các chỉ tiêu và thang điểm được áp dụng khác nhau đối với các loại khách hàng khác nhau. Sử dụng 3 phương pháp chấm điểm tín dụng khác nhau cho 3 loại khách hàng chính là: tổ chức tài chính, doanh nghiệp và cá nhân. Phương pháp này sẽ đề cập đến việc chấm điểm cho doanh nghiệp và cá nhân. Xác định hệ thống tính điểm tín dụng là một công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng, VCB Việt nam và chi nhánh Thành công đã áp dụng thử nghiệm một hệ thống tính điểm tín dụng. Mục tiêu của hệ thống này là xây dựng được một hệ thống tính điểm tín dụng linh hoạt và sẽ được bổ sung, phát triển nhằm đảm bảo tính thực tế cao. Để phục vụ công tác kiểm soát và đánh giá mức độ sát thực của hệ thống chấm điểm tín dụng, việc đánh giá và hiệu chỉnh hệ thống sẽ được tiến hành định kỳ, các kết quả chấm điểm phải được lưu trữ đầy đủ cùng với hồ sơ tín dụng của khách hàng, kể cả đối với khách hàng bị từ chối.

Nguyên tắc chấm điểm tín dụng là: Đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là điểm ứng với mức chỉ tiêu gần nhất với mức mà thực tế khách hàng đạt được; Nếu mức chỉ tiêu đạt được của khách hàng nằm ở giữa 2 mức chỉ tiêu chuẩn, điểm ban đầu của khách hàng là mức điểm cao hơn; Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số. Người chịu trách nhiệm chấm điểm và phân loại khách hàng là cán bộ tín

dụng. Phụ trách tín dụng chịu trách nhiệm kiểm soát việc chấm điểm và phân loại khách hàng của cán bộ tín dụng.

Kết quả xếp hạng tín dụng được sử dụng để xác định giới hạn tín dụng; Quyết định cấp tín dụng, có thể từ chối hay đồng ý, thời hạn và mức lãi suất cho vay và xác định yêu cầu về tài sản đảm bảo; Đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay và quản lý danh mục tín dụng và trích DPRR.

Trên cơ sở hệ thống tính điểm tín dụng, chi nhánh Thành công thực hiện xếp hạng đối với doanh nghiệp (xếp loại khách hàng). Có hai loại khách hàng

Thứ nhất, khách hàng là các doanh nghiệp.

Đối với loại khác hàng này, VCB Việt nam và Chi nhánh Thành công xếp các doanh nghiệp thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp lên cao là: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D.

Xem bảng sau.

Loại Mức độ rủi ro

Quan điểm của ngân hàng

Cấp tín dụng Quản lý danh mục đầu tư

AAA (Thượng

hạng)

Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng phát triển, thiện chí tốt.

Rủi ro ở mức thấp nhất.

Ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về LS, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể áp dụng tín chấp).

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

AA (Rất tốt)

Hoạt động hiệu quả, triển vọng tốt, thiện chí tốt.

Rủi ro ở mức thấp.

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng với mức ưu đãi về LS, phí, thời hạn và biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể áp dụng tín chấp).

Kiểm tra khách hàng định kỳ nhằm cập nhật thông tin và tăng cường mối quan hệ với khách hàng. A

(Tốt)

Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, khả

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng, đặc biệt là các

Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật

năng trả nợ đảm bảo, có thiện chí.

Rủi ro ở mức thấp.

khoản tín dụng từ trung hạn trở xuống.

Không yêu cầu cao về biện pháp bảo đảm tiền vay (có thể áp dụng tín chấp).

thông tin.

BBB (Khá)

Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển song có một số hạn chế về tài chính, quản lý. Rủi ro ở mức trung bình. Có thể mở rộng tín dụng; không hoặc hạn chế áp dụng các điều kiện ưu đãi.

Đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả khi cho vay dài hạn.

Kiểm tra khách hàng định kỳ để cập nhật thông tin. BB (Trung bình)

Hoạt động hiệu quả nhưng thấp, tiềm lực tài chính và năng lực quản lý ở mức trung bình, triển vọng ngành ổn định (bão hòa).

Rủi ro ở mức trung bình. Các khách hàng này có thể tồn tại tốt trong điều kiện chu kỳ kinh doanh bình thường; nhưng có thể gặp khó khăn khi các điều kiện kinh tế trở nên khó khăn và kéo dài.

Hạn chế mở rộng tín dụng, chỉ tập trung vào các khoản tín dụng ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm tiền vay hiệu quả.

Việc cho vay mới hay các khoản cho vay dài hạn chỉ thực hiện với các đánh giá kỹ về chu kỳ kinh tế và tính hiệu quả, khả năng trả nợ của phương án vay vốn. Chú trọng kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình tài sản đảm bảo. B (Trung bình)

Hiệu quả không cao và dễ bị biến động, khả năng kiểm soát hạn chế.

Rủi ro. Bất kỳ một sự suy thoái kinh tế nhỏ nào cũng có thể tác động rất lớn đến loại doanh nghiệp này.

Nói chung, các khoản tín dụng đối với các khách hàng này chưa có nguy cơ mất vốn

Hạn chế mở rộng tín dụng và tập trung thu hồi cho vay.

Các khoản cho vay mới chỉ được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt với việc đánh giá kỹ càng khả năng phục hồi của khách hàng và các phương án bảo đảm tiền

Tăng cường kiểm tra khách hàng để thu nợ và giám sát hoạt động.

ngay, nhưng sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh không được cải thiện.

vay.

CCC (Dưới

trung bình)

Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm bảo, trình độ quản lý kém, có thể đã có nợ quá hạn.

Rủi ro. Khả năng trả nợ của khách hàng yếu kém và nếu không khắc phục được kịp thời thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn. Hạn chế tối đa mở rộng tín dụng. Các biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.

Tăng cường kiểm tra khách hàng. Tìm cách bổ sung tài sản đảm bảo. CC (Dưới chuẩn)

Hoạt động hiệu quả thấp, tài chính không bảo đảm, trình độ quản lý kém, khả năng trả nợ kém (có nợ quá hạn).

Rủi ro cao. Khả năng trả nợ của khách hàng yếu kém và nếu không khắc phục được kịp thời thì ngân hàng sẽ mất vốn.

Không mở rộng tín dụng. Các biện pháp giãn nợ, gia hạn nợ chỉ thực hiện nếu có phương án khắc phục khả thi.

Tăng cường kiểm tra khách hàng. C (Yếu kém) Bị thua lỗ và ít có khả năng phục hồi, tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không bảo đảm (có nợ quá hạn), quản lý rất yếu kém.

Rủi ro rất cao. Có nhiều khả năng ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn vay.

Không mở rộng tín dụng. Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài sản đảm bảo. Xem xét phương án phải đưa ra tòa kinh tế.

D (Yếu kém)

Thua lỗ nhiều năm, tài chính không lành mạnh, có nợ quá hạn (thậm chí nợ khó đòi), bộ máy quản lý yếu kém.

Đặc biệt rủi ro. Có nhiều khả năng ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn cho vay.

Không mở rộng tín dụng. Tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, kể cả việc xử lý sớm tài sản đảm bảo. Xem xét phương án phải đưa ra tòa kinh tế.

Bảng 2.1 : Phân loại khách hàng doanh nghiệp và quan điểm đánh giá

Việc xếp hạng doanh nghiệp được chi nhánh Thành công tiến hành qua 4 bước:

(i) Xác định ngành nghề/lĩnh vực;(ii) Chấm điểm quy mô;(iii) Chấm điểm các chỉ số tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính;(iv) Tổng hợp điểm và phân loại.

Sơ đồ 2.2: Quy trình chấm điểm tín dụng DN được mô tả tóm tắt sau đây:

Ghi chú : Các bảng 4.1.1, ... nêu trong sơ đồ dưới đây là các bảng tiêu chuẩn chi tiết được đính kèm trong qui trình của hệ thống chấm điểm tín dụng.

* Xác định ngành nghề/lịch vực:

Chi nhánh Thành công áp dụng chấm điểm khác nhau cho 4 loại

Thông tin về doanh nghiệp

Chấm điểm phi tài chính (sử dụng các bảng) Xác định Quy mô (sử dụng bảng 4.1.1) Xác định ngành/lĩnh vực (sử dụng bảng 4.3) Chấm điểm tài chính (chọn 1 trong các bảng) Xác định được DN thuộc ngành: - Nông, lâm, thủy sản hoặc - Thương mại, dịch vụ hoặc - Xây dựng hoặc - Công nghiệp Xác định được DN thuộc loại: - Lớn hoặc - Vừa hoặc - Nhỏ. Bảng 4.1.2.A Bảng 4.1.2.B Bảng 4.1.2.C Bảng 4.1.2.D Điểm tài chính Điểm phi tài chính

Bảng 4.1.3 dòng tiền Bảng 4.1.4 quản lý Bảng 4.1.5 uy tín giao dịch Bảng 4.1.6 yếu tố bên ngoài

Bảng 4.1.7 yếu tố khác Tổng hợp điểm Bảng 4.1.8 Hạng của khách hàng

ngành/lĩnh vực khác nhau, gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng; và Sản xuất. Việc phân loại doanh nghiệp theo lĩnh vực/ngành dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp đó. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động đem lại từ 40% doanh thu trở lên. Mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và 4 ngành/lĩnh vực nói trên được liệt kê trong quy định.

* Chấm điểm quy mô doanh nghiệp là để xác định loại doanh nghiệp: lớn, trung bình hay nhỏ. Sau đó kết hợp với lĩnh vực/ngành nghề đã xác định, tiến hành chấm điểm tài chính và các tiêu chí khác.

Quy mô được xác định trên cơ sở cho điểm độc lập 4 tiêu chí: Vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách. Sử dụng trong mẫu đính kèm trong hướng dẫn nghiệp vụ để chấm điểm . Tổng số điểm của 4 tiêu chí này được phân loại như sau:

Tổng điểm Quy mô

Nhỏ hơn 30 Nhỏ

Từ 30 đến 69 Trung bình

Từ 70 đến 100 Lớn

(Sổ tay tín dụng – NH TMCP Ngoại thương VN)

Bảng 2.2: Bảng điểm đánh giá quy mô doanh nghiệp

Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng sử dụng 1 trong các mẫu để chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. Điểm tổng hợp dùng để phân loại doanh nghiệp là tổng số điểm tài chính và các yếu tố khác, có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không.

* Chấm điểm tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính:

Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/lĩnh vực của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng sử dụng 1 trong các bảng từ Bảng 4.1.2.A đến Bảng 4.1.2.D để chấm điểm tài chính và các Bảng 4.1.3 đến Bảng 4.1.7 để chấm điểm các

chỉ tiêu phi tài chính ( các bảng chấm điểm sử dụng trong qui trình chấm điểm tín dụng của VCB).

* Tổng hợp điểm và phân loại :

Điểm tổng hợp dùng để phân loại doanh nghiệp là tổng số điểm tài chính và các yếu tố khác, có tính đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không.

Việc tổng hợp điểm được tiến hành bằng cách sử dụng Bảng 4.1.9. Sau khi cộng tổng điểm của doanh nghiệp việc phân loại khách hàng được hoàn tất. Sau đây là kết quả phân loại khách hàng được thể hiện trong năm 2008.

Xếp hạng Số điểm Số khách hàng

Năm 2009 Năm 2010

Tổng số DN tham gia phân loại 132 145

AAA 92,4 – 100 AA 84,8 – 92,3 26 28 A 77,2 – 84,7 67 74 BBB 69,6 – 77,1 15 16 BB 62,0 – 69,5 11 12 B 54,4 – 61,9 6 7 CCC 46,8 – 54,3 1 2 CC 39,2 – 46,7 1 2 C 31,6 – 39,1 D < 31,6 5 4

(Sổ tay tín dụng – NH TMCP Ngoại thương VN)

Bảng 2.3 : Xếp loại khách hàng doanh nghiệp năm 2009 - 2010

Thứ hai, đối với khách hàng là cá nhân.

Chi nhánh Thành công xếp các khách hàng cá nhân thành 10 loại có mức độ rủi ro từ thấp đến cao với ký hiệu từ A+ đến D

Loại Mức độ rủi ro Quan điểm của Ngân hàng Ngoại thương

A Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

A- Thấp Cấp tín dụng ở mức tối đa

B+ Thấp Cấp tín dụng với hạn mức tùy thuộc vào phương án bảo

đảm tiền vay

B Trung bình Có thể cấp tín dụng với việc xem xét hiệu quả phương án vay vốn và bảo đảm tiền vay

B- Trung bình Không khuyến khích mở rộng tín dụng mà tập trung thu nợ

C+ Trung bình Từ chối cấp tín dụng

C Cao Từ chối cấp tín dụng

C- Cao Từ chối cấp tín dụng

D Cao Từ chối cấp tín dụng

(Sổ tay tín dụng – NH TMCP Ngoại thương VN)

Bảng 2.4: Bảng chấm điểm phân loại rủi ro

Việc xếp hạng tín dụng cá nhân được tiến hành qua 2 bước cơ bản:

Bước 1, Lựa chọn sơ bộ.

Nhiệm vụ chính: Tìm khách hàng vay vốn / người có nhu cầu về sản phẩm cho vay của ngân hàng.

Chọn lọc sơ lược về khách hàng để loại bỏ những khách hàng không phải là khách hàng thực sự (do không phù hợp một số điều kiện ban đầu, ví dụ như: Khách hàng cá nhân vay vốn đầu tư chứng khoán trong giai đoạn NHNN cấm cho vay đầu tư chứng khoán, …)

Bước 2, Thẩm định khả năng cho vay:

Nhiệm vụ chính: đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, xem xét khách hàng, nếu được cho vay :

- Dùng tiền vay làm gì, có vi phạm pháp luật không, có đúng mục đích không, có phục vụ bản thân và xã hội không, …

- Dự án / phương án mà người vay thực hiện có khả thi không, có thể chuyển sang phương án khác khả thi không, có phương án nào khả thi có thể áp dụng không ? …

- Tổng hợp các khoản thu nhập và chi phí của người vay có đủ khả năng trả vốn và lãi đúng hạn không .

Qua quá trình thẩm định khách hàng đó, cán bộ tín dụng đánh giá xếp loại khách hàng và đưa ra quyết định có tiếp nhận khoản vay đưa trình lên cấp trên phê duyệt hay không .

Phụ trách tín dụng chịu trách nhiệm kiểm soát việc thẩm định của cán bộ tín dụng và quyết định cho vay hay từ chối khỏan vay đó.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế cho vay của ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam (qua khảo sát tại chi nhánh thành công) (Trang 80 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w