Việc thực hiện cho vay của các NHTM được tuân thủ theo Quyết định 1627/2011/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi là QĐ số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11/01/2002; Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 03/2/2005; Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 Có thể nói các quyết định trên được ví như kim chỉ nam về hoạt động cho vay mà các tổ chức tín dụng phải tuân thủ. NHNT Việt Nam có những quyết định, hướng dẫn cụ thể, chi tiết về các quy định và điều kiện vay vốn. Cụ thể như sau:
Về đối tượng và điều kiện vay vốn
+ Đối tượng khách hàng bao gồm:
Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam: Pháp nhân là Doanh nghiệp Nhà nước; Hợp tác xã; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty cổ phần; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện vay vốn quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân Sự. Ngoài ra khách hàng còn là cá nhân; hộ gia đình; tổ hợp tác; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh.
Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài
+ Điều kiện vay vốn: Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ trong phạm vi ngành nghề được phép.
Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng đến thời hạn cam kết. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
Thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHNT Việt Nam
Đối với cho vay ngắn hạn: Pháp nhân phải có vốn chủ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh tối thiểu 10%. Hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh phải có vốn chủ sở hữu tham gia trực tiếp vào phương án tối thiểu bằng 20% nhu cầu vốn thực tế.
Đối với cho vay trung và dài hạn: Pháp nhân và cá nhân phải có mức tối thiểu 30% vốn góp vào dự án.
Về thiết lập hồ sơ và thẩm định tín dụng
+ Về hồ sơ vay vốn: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng phải gửi tới Ngân hàng các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của tài liệu gửi cho Ngân hàng.
Các văn bản của khách hàng và Ngân hàng lập như hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản, các biên bản làm việc và kiểm tra. Những văn bản này phải phù hợp pháp luật và quy định của Ngân hàng.
+ Thẩm định: Ngân hàng phải xem xét, đánh giá hồ sơ pháp lý về khách hàng vay vốn. mục đích vay vốn và sử dụng vốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, bảo đảm tiền vay, tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng, để quyết định việc cho vay.
Về quản lý tín dụng, thu hồi nợ vay, giám sát và sử lý tín dụng
Ngân hàng phải quản lý các hạn mức tín dụng, mức cho vay không có tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng vay vốn ở nhiều chi nhành của Ngân hàng. Ngân hàng quản lý, thu hồi nợ vay, kiểm tra, giám sát vốn vay để đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc tín dụng, phát hiện các vi phạm hợp đồng tín dụng của khách hàng.
Ngân hàng tiến hành gia hạn nợ, điều chình kỳ hạn nợ khi khách hàng có yêu cầu, sau đó thu hồi nợ, không thể trả thì chuyển nợ quá hạn. Nếu vẫn không thu được thì Ngân hàng tiến hành sử lý tài sản đảm bảo, khởi kiện hoặc đề nghị phá sản doanh nghiệp.