Mô hình hoá và phân tích kết cấu BLRN 1 Mô hình hoá kết cấu

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình tính toán kết cấu công trình bến cảng đặc biệt lắp ráp nhanh trong giai đoạn thi công xây dựng tại Việt Nam (Trang 100 - 101)

b. BLRN trong vùng không đ−ợc che chắn

3.4.Mô hình hoá và phân tích kết cấu BLRN 1 Mô hình hoá kết cấu

3.4.1. Mô hình hoá kết cấu

Mô hình hoá kết cấu thuộc giai đoạn tiền xử lý bao gồm các công tác khởi tạo nút và phần tử, định nghĩa vật liệu và mặt cắt, xác định điều kiện biên và tải trọng.

* Mô hình hình học

Với mô hình tính tổng thể trong điều kiện khai thác đe đ−ợc xây dựng nh− trong ch−ơng 2, các loại phần tử có trong mô hình bao gồm:

- Phần tử tấm đại diện cho cấu kiện tôn bao ;

- Phần tử dầm đại diện cho các cấu kiện dầm dọc boong, sống dọc boong, sống chính boong, đà ngang boong, s−ờn th−ờng, s−ờn khoẻ, sống nằm, các loại cột chống, sống chính đáy, sống phụ, dầm dọc đáy, đà ngang đáy, nẹp vách.

- Phần tử vỏ (shell) đại diện cho cọc trong mô hình thi công BLRN, phần tử dầm ống đại diện trong mô hình khai thác BLRN.

* Mô hình liên kết và điều kiện biên

- Các mối liên kết giữa sà lan và cọc, giữa các cấu kiện sà lan đ−ợc mô phỏng bằng liên kết cứng.

- Liên kết giữa cọc và kích thay bằng các áp lực tác dụng (ph−ơng ngang) trong mô hình thi công cọc - kích .

- Liên kết giữa sà lan và kích DeLong là gối treo (chuyển vị c−ỡng bức) trong mô hình thi công sà lan - kích .

- Liên kết giữa cọc với đất có hai loại: ngàm cứng hoặc ngàm đàn hồị

* Mô hình hoá tải trọng

Các tải trọng đ−ợc xem xét bao gồm: tải trọng neo, va do sóng và dòng chảy tác động; tải trọng cần trục; tải trọng hàng hoá; lực kích neo hoặc giữ trong quá trình thi công ngoài ra còn có tải trọng động đất, sóng, gió, thời tiết khi công trình đ−ợc

xây dựng ngoài biển hở…

Các loại tải trọng này đ−ợc mô hình hoá thành:

- Tải trọng tập trung: tải trọng neo, va, tải trọng bản thân;

- Tải trọng phân bố: tải trọng hàng hoá, tải trọng gió và sóng khi BLRN không khai thác;

- Tải trọng áp lực: Tải trọng do kích tác dụng lên cọc, tải trọng gió, tải trọng sóng (trong quá trình thi công);

- Tải trọng di động: tải trọng cần trục;

- Các chuyển vị c−ỡng bức: lực neo, giữ của kích DeLong; - Tải trọng phần tử: tải trọng sóng khi BLRN không khai thác.

Ngoài ra còn có tải trọng động (động đất), tải trọng nhiệt độ, v.v…

Một phần của tài liệu Phân tích mô hình tính toán kết cấu công trình bến cảng đặc biệt lắp ráp nhanh trong giai đoạn thi công xây dựng tại Việt Nam (Trang 100 - 101)