CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 118 - 138)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN

3.2.1. Giải pháp về vốn

Dự kiến tổng mức vốn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2006 - 2015 là 26.734 tỷ đồng. Nguồn vốn tích lũy GDP để phát triển công nghiệp trong thời kỳ này chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Số vốn thiếu hụt còn lại sẽ được bổ sung bằng các nguồn: ODA, vốn tín dụng, vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến khích thành lập các quỹ: Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Quỹ phát triển khoa học - công nghệ; Quỹ khuyến công, xã hội hóa nguồn vốn...

Vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách huy động vốn của mọi thành phần vào đầu tư, đặc biệt là thu hút hạ tầng kỹ thuật vào các khu, cụm công nghiệp.

Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng thông qua sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng các công cụ lãi suất và tín dụng; tăng cường huy động vốn tại địa phương của các ngân hàng quốc doanh và tổ chức tín dụng, hướng luồng vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên; chuyển hình thức vay bằng thế chấp tài sản sang cho vay theo dự án. Trong đó, đặc biệt ưu tiên đối với ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động và tạo ra giá trị gia tăng cao.

Khuyến khích phát triển loại hình công ty cổ phần, tạo cơ sở cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán, khơi dậy tiềm năng tài chính trong nhân dân phục vụ cho phát triển sản xuất.

Thường xuyên điều chỉnh, xây dựng mới chính sách ưu đãi đầu tư cho phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án, các công trình trọng điểm, thúc đẩy giải ngân các dự án đầu tư.

Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dịch vụ tư vấn đầu tư. Có chính sách ưu đãi đối với đầu tư ứng dụng công nghệ cao, cho vay vốn để đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung.

3.2.2. Giải pháp về thị trƣờng và quảng bá thƣơng hiệu

Thái Nguyên không chỉ chú trọng phát triển thị trường trong nước mà còn tiếp cận thị trường nước ngoài, thực hiện nền kinh tế mở cửa cho mọi thành phần kinh tế. Mở rộng các thị trường đã có, quan tâm phát triển một số thị trường mới.

Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại phục vụ phát triển công nghiệp; duy trì trang Webside giao dịch điện tử của ngành Công thương để giới thiệu sản phẩm, phát triển thị trường và thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp.

Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với các tỉnh trong vùng, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học, công nghệ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, hướng mạnh hơn nữa về thị trường nông nghiệp, nông thôn.

Xây dựng chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ cơ sở sản xuất tiếp cận thương mại điện tử, hình thành các tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiên cứu thị trường, xúc tiến mậu dịch; thành lập văn phòng đại diện của các tỉnh tại các thành phố, địa bàn kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước.

Phát huy năng lực và tính chủ động của các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của mình, có chiến lược phát triển riêng, coi chất lượng và giá thành sản phẩm là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp khi hội nhập. Có chính sách chú trọng tới các thị trường quen thuộc như ASEAN, EU, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan; phục hồi các thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu và thâm nhập, phát triển các thị trường mới như Mỹ, Trung Cận Đông, Đông Phi, Nam Mỹ, đặc biệt là thị trường các nước láng giềng Trung Quốc, Lào, Campuchia.

3.2.3. Giải pháp khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trƣờng

Tỉnh cần có phương án đổi mới công nghệ thích hợp, lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, thay thế và loại bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu nhằm nâng cao chất lượng, giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo tiến tới thay thế hàng nhập khẩu. Ưu tiên phân phối các nguồn vốn viện trợ nước ngoài cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ cho công nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần năng động trong việc ứng dụng những nghiên cứu mới vào việc sản xuất thực tế.

Khuyến khích và tạo điều kiện để tài năng trẻ phát huy năng lực sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ, kịp thời nắm bắt thông tin về thị trường công nghệ, đáp ứng nhu cầu về cạnh tranh và hội nhập.

Xây dựng chính sách về đổi mới công nghệ, hình thành doanh nghiệp khoa học - công nghệ. Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, mua các phát minh, bí quyết công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp.

Gắn quy hoạch công nghiệp với sự phát triển bền vững môi trường, kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Tích cực khắc phục, phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tăng cường quan trắc, thanh kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường. Đầu tư, hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình xử lý môi trường tập trung. Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người lao động, cán bộ quản lý doanh nghiệp, ban quản lý các khu, cụm công nghiệp và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong đầu tư mới các công trình công nghiệp, trong khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên.

3.2.4. Giải pháp đào tạo và sử dụng lao động

Tỉnh cần đào tạo lao động thường xuyên theo định hướng phát triển công nghiệp chung và điều chỉnh cơ cấu lao động theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu nội bộ ngành, phấn đấu đảm bảo đủ nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu phát triển.

Mở rộng hợp tác đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề với các cơ sở có trang thiết bị hiện đại trong ngành và ngoài tỉnh. Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan: quản lý nhà nước, tư vấn phát triển kinh tế, kỹ thuật công nghệ, doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh; đầu tư trang thiết bị hiện đại cho công tác dạy nghề, tăng cường liên kết và thu hút đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao phục vụ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đào tạo theo địa chỉ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hỗ trợ kinh phí mở lớp bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý, năng lực điều hành, kiến thức về hội nhập kinh tế và luật pháp quốc tế cũng như các tổ chức kinh tế khác về hoạt động kinh tế và thương mại. Có chính sách bồi dưỡng nhân tài thông qua công tác đào tạo, chính sách đãi ngộ tiền lương cũng như trong quản lý, sử dụng cán bộ để từng bước hình thành đội ngũ cán bộ nghiên cứu ứng dụng đầu ngành công nghiệp.

Đào tạo công nhân kỹ thuật trình độ cao cho các khu công nghiệp, phấn đấu nâng tỷ lệ công nhân kỹ thuật - trung học chuyên nghiệp - đại học hoạt động trong ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên tới mức chuẩn của thế giới là 10- 4-1.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.5. Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu

Ngành công nghiệp Thái Nguyên cần có sự kết nối với các trung tâm nghiên cứu, các ngành trên địa bàn nhằm xây dựng và hình thành mối liên kết giữa các cơ sở công nghiệp - nông nghiệp - nhà khoa học để nghiên cứu, triển khai, đầu tư khoa học, công nghệ xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh phục vụ công nghiệp chế biến. Đó là đầu ra của các sản phẩm nông sản hàng hóa.

Ngành cần tăng cường công tác thăm dò, điều tra tài nguyên để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến đạt hiệu quả. Mặt khác, cần xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất trong việc liên kết xây dựng vùng nguyên liệu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong thu hái, sơ chế, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, khuyến khích các hộ sản xuất đóng góp cổ phần bằng giá trị nguyên vật liệu cho các cơ sở chế biến. Ngoài ra, tỉnh cần có chính sách tạo thuận lợi tối đa trong việc giao đất, giao rừng, cho vay vốn ưu đãi đối với các hộ tham gia xây dựng vùng nguyên liệu.

3.2.6. Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý

Cần có sự phối hợp đồng bộ, kịp thời giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các cơ sở sản xuất công nghiệp. Công tác quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp cần được tập trung vào một đầu mối là Sở Công thương. Đầu mối đó sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động thống kê, đánh giá tình hình phát triển công nghiệp, công bố các thông tin liên quan đến phát triển ngành để kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề khó khăn.

Cần có sự phối hợp hoạt động giữa Sở Công thương với các ngành, các cấp có liên quan trong việc điều chỉnh các quy hoạch đã có và xây dựng các quy hoạch mới, xây dựng chi tiết các khu, cụm, điểm công nghiệp, vùng nguyên liệu, cơ sở công nghiệp dành cho phát triển ngành công nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, duy trì có hiệu quả cơ chế một cửa, tăng cường phân cấp cho ngành, địa phương, đề cao trách nhiệm cá nhân. Kiện toàn bộ máy, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ quản lý trong ngành công nghiệp. Cải thiện môi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trường đầu tư và môi trường kinh doanh, các chính sách phải rõ ràng, minh bạch nhằm giúp cho các nhà máy xí nghiệp sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Có chính sách hợp lý trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Đẩy mạnh công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các dự án đầu tư. Giải quyết kịp thời và dứt điểm các khiếu nại, tố cáo, các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư. Thành lập điểm thông quan Thái Nguyên để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu trên địa bàn. Xây dựng quy chế quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật xây dựng. Nâng cao năng lực thẩm định, kiểm tra giám sát chất lượng công trình.

Tóm lại, trong thời kỳ hội nhập, tỉnh cần có những giải pháp mở, mang tính hiệu quả để thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển. Thái Nguyên có nhiều sản phẩm công nghiệp mang tính đặc trưng như gang thép, chè… Vì thế, để ngành công nghiệp phát triển mang tính đột phá, cần phải có biện pháp kích cầu. Chẳng hạn như đối với sản phẩm chè Thái Nguyên, cần quảng bá rộng rãi trên thị trường, có thể bằng cách phối hợp với các tổ chức lữ hành du lịch, hay đăng ký với các hãng hàng không để thực hiện công tác tiếp thị tại sân bay, hoặc đăng ký thương hiệu chè vào các siêu thị lớn. Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả công tác tiếp thị hiện đại trong việc tìm kiếm thị trường thông qua việc tham gia vào các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi hữu hiệu, tăng cường sử dụng thương mại điện tử trong phát triển. Là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, do đó, cần có giải pháp chiến lược để thu hút đầu tư như mở các hội nghị về xúc tiến đầu tư nhằm giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp của địa phương, các quy hoạch công nghiệp với đông đảo doanh nhân, doanh nghiệp để kêu gọi đầu tư vào các dự án, các địa điểm có tiềm năng đầu tư phát triển hấp dẫn. Phổ biến rộng rãi hơn nữa việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất. Hơn thế, cần có biện pháp để tuyên truyền các doanh nghiệp và người lao động trong việc nhận thức về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động để sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất mang tính bền vững, tránh được các sự cố, rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong khai thác khoáng sản như hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì thế, phát triển công nghiệp luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng của Thái Nguyên. Tuy nhiên, hiện nay, công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên phát triển chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Vì vậy, tỉnh cần có biện pháp củng cố nhanh các doanh nghiệp hiện có, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hướng tăng mức chế biến sâu để nâng cao giá trị hàng hóa, tăng khả năng xâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, kêu gọi đầu tư xây dựng mới các xí nghiệp sử dụng nguyên liệu, tài nguyên khoáng sản, chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng… để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, cũng hết sức chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện đầu tư phát triển công nghiệp nhanh chóng, thuận lợi, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn đầu tư trong và ngoài nước bằng hình thức liên doanh, liên kết với nước ngoài, với các thành phần kinh tế trong nước, kể cả kinh tế quốc doanh trung ương cũng như kinh tế tư nhân, sớm hình thành các chính sách, cơ chế kinh tế linh hoạt nhằm động viên, khuyến khích, thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Thái Nguyên là trung tâm văn hóa, kinh tế của khu vực Việt Bắc nói riêng và vùng Trung du, miền núi phía Bắc nói chung. Không những thế, Thái Nguyên còn được biết đến là tỉnh có điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản, nguồn lực lao động thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp.

Qua 20 năm đổi mới, Thái Nguyên đã và đang cùng cả nước trong quá trình hướng tới mục tiêu từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa tỉnh cơ bản thành một tỉnh công nghiệp. Trong quá trình phát triển, Thái Nguyên cũng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội. Công nghiệp Thái Nguyên đã tạo ra được những sự thay đổi cơ bản về chất. Tỷ trọng công nghiệp đang dần tăng lên và trong nội ngành công nghiệp cũng đã có những sự chuyển biến tích cực cả về cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế cũng như về cơ cấu lãnh thổ... Công nghiệp đã và đang vươn lên, dần khẳng định vị trí, vai trò chủ đạo của mình trong nền

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 118 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)