7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.1.2.1. Khoáng sản
Khoáng sản là nguồn tài nguyên có ý nghĩa hàng đầu đối với việc phát triển kinh tế xã - hội, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng và sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối đến quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, lòng đất có tiềm năng rất lớn về tài nguyên khoáng sản. Thái Nguyên có khá đầy đủ các loại khoáng sản với 4 nhóm khoáng sản chính: nhóm khoáng sản nhiên liệu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhóm khoáng sản kim loại, nhóm khoáng sản phi kim loại, nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện thấy nhiều mỏ than, điểm quặng... với khoảng 34 loại khoáng sản, phân bố tập trung ở Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, Trại Cau (Đồng Hỷ), Thần Sa (Võ Nhai).
* Nhóm khoáng sản nhiên liệu
Thái Nguyên là tỉnh có trữ lượng than đá lớn thứ hai trong cả nước (sau Quảng Ninh). Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 11 mỏ và điểm quặng. Trữ lượng than còn lại đạt khoảng 68,8 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở Bá Sơn, Khánh Hòa (46 triệu tấn), Núi Hồng (15,1 triệu tấn), Làng Cẩm (trên 3,5 triệu tấn), Cao Ngạn (1,9 triệu tấn). Ngoài ra, Thái Nguyên còn có các mỏ than khác như: Tân Ấp, Phú Xuân, Thậm Thình, đáp ứng nhu cầu công nghiệp địa phương.
* Nhóm khoáng sản kim loại
Khoáng sản kim loại cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng. Loại khoáng sản này bao gồm các kim loại đen: sắt, mangan, titan và kim loại màu như đồng, chì, kẽm, niken, thiếc, vonfram, vàng, antimoan,...
- Kim loại đen:
Sắt: Thái Nguyên có tới 42 mỏ và điểm quặng sắt với trữ lượng và tiềm năng lớn, tổng trữ lượng còn khoảng 34,6 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho phát triển ngành công nghiệp luyện kim đen. Trên địa bàn tỉnh đã phát hiện một số mỏ sắt lớn: mỏ sắt Tiến Bộ (xã Linh Sơn - Đồng Hỷ) gồm các mỏ quy mô nhỏ, hàm lượng sắt đạt 43,29%, trữ lượng 24 triệu tấn. Mỏ sắt Trại Cau (thuộc xã Tân Lợi, huyện Đồng Hỷ) với 5 khu (Chỏm Vung, Thái Lạc, Núi Quặng, Hàn Chim, Kim Cương), trữ lượng khoảng 9,88 triệu tấn, hàm lượng sắt đạt 58,8 - 61,8%, được đánh giá là có chất lượng tốt. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có các mỏ sắt nhỏ hơn như: Quang Trung (4 triệu tấn), Linh Nham, Đồng Lương, Núi Me, Toàn Thắng...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Mangan: Thái Nguyên có nhiều mỏ và điểm quặng mangan - sắt, hàm lượng đạt khoảng 40 - 60%, trữ lượng thăm dò khoảng 5 triệu tấn, phân bố rải rác ở nhiều nơi như Phú Tiến - Định Hóa, hàm lượng mangan đạt 3 - 10%; sắt đạt 3 - 10%; titan đạt 0,1%.
Titan: Trên đại bàn tỉnh có tới 17 mỏ quặng và các điểm sa khoáng titan, gồm các mỏ: Cây Châm (xã Động Đạt - Phú Lương), hàm lượng TiO2 đạt 15 - 36%; FeO đạt 23,35%; Fe2O3 đạt 2,89%; Cr2O3 đạt 0,04%. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có các mỏ khác như Núi Chúa, Nà Hoe, Hữu Sào, Làng Bầu, Cẩm Ước, Làng Cả, Sơn Đầu, Làng Cam, Làng Lâm… Tổng trữ lượng các mỏ là 48,3 triệu tấn.
- Kim loại màu:
Thiếc, vônfram là khoáng sản có tiềm năng ở Thái Nguyên. Thiếc có 3 mỏ lớn ở Phục Linh, Núi Pháo (Đại Từ) với tổng trữ lượng là 16.868 tấn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều mỏ và điểm qu ặng với quy mô nhỏ phân bố ở La Bằng (trữ lượng 1.316 tấn), Phục Linh (trữ lượng 1.103 tấn).
Vônfram: có ở khu vực Đá Liềm , được đánh giá là có quy mô lớn, trữ lượng khoảng 28.000 tấn. Thái Nguyên có mỏ vônfram lớn nhất tại Núi Pháo (trữ lượng khoảng 21 triệu tấn), lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc.
Chì, kẽm được tìm thấy ở Làng Hích , Thần Sa (Võ Nhai). Quy mô các điểm quặng nhỏ, phân bố không tập trung, gồm có: Mỏ Ba (trữ lượng 51.460 tấn), mỏ Mễ Tích (trữ lượng 32.690 tấn), mỏ Lục Ba (trữ lượng 8.551,4 tấn).
Bên cạnh những kim loại màu trên , Thái Nguyên còn có đồng (ở Bản Riu - Bộc Nhiêu - Định Hóa), nhôm (Võ Nhai) và 16 điểm quặng vàng phân bố rải rác ở các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phổ Yên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Nhóm khoáng sản phi kim loại
Có các khoảng sản: pyrit, barit, photphorit... với 9 điểm quặng pyrit, 5 điểm quặng barit, đáng chú ý là phophorit với 2 mỏ nhỏ và 1 điểm quặng ở Núi Văn - Làng Mới - La Hiên, tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn. Ngoài ra, Thái Nguyên còn có các mỏ cao lanh, phân bố ở Phú Lạc, Đại Từ với trữ lượng hàng trăm triệu tấn.
* Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng
Loại khoáng sản này gồm có đá xây dựng, đá vụn, cát sỏi, đá vôi - xi măng, sét xi măng, sét gạch, ngói. Đá vôi - xi măng có ở La Giang, Núi Voi, La Hiên, trong đó mỏ La Hiên có trữ lượng 194,7 triệu tấn, thuộc mỏ lớn; sét - xi măng tại Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng 84,6 triệu tấn. Sét ở đây có hàm lượng các chất như SiO2 dao động trong khoảng 51.9% - 65.9%, Al203 dao động từ 7 - 8%, Fe203: 7 - 8%. Mặt khác, Thái Nguyên còn có cuội - sỏi xây dựng (xóm Cả, Linh Sơn), đá vôi ốp lát (La Hiên, Vũ Lễ) với trữ lượng khá lớn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có đá gabrô ở Núi Chúa cũng đã được nghiên cứu để làm đá ốp lát. Có ý nghĩa nhất trong nhóm khoáng sản này ở Thái Nguyên là đá cacbonat, bao gồm đá vôi xây dựng (trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3
) và đá vôi xi măng.
Có thể nói, khoáng sản Thái Nguyên tương đối phong phú, trong đó có giá trị nhất là sắt và than (đặc biệt là than mỡ), tạo điều kiện cho Thái Nguyên có được lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng, vật liệu xây dựng, là tiền đề thúc đẩy các ngành công nghiệp của tỉnh phát triển, góp phần đưa tỉnh trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của đất nước. Tuy nhiên, khoáng sản hiện nay đều phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh, tại một số huyện như Võ Nhai, Định Hóa, việc khai thác còn nhiều hạn chế do giao thông còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư ở quy mô nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.2.2. Tài nguyên nước
Thái Nguyên có mạng lưới sông ngòi khá phong phú. Đại bộ phận lãnh thổ thuộc hệ thống sông Cầu, mật độ trung bình là 0,93km/km2, trung bình cứ 1km2
có 0,93km sông, sông Công 1,2km/km2, sông Nghinh Tường 1,05km/km2
.
Sông Công là phụ lưu lớn nhất của sông Cầu, có diện tích lưu vực là 957km2 , sông bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (thuộc huyện Định Hóa), chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Sông Công có chiều dài 96km, độ cao trung bình lưu vực là 224m, độ dốc trung bình là 27%, lưu lượng nước trung bình là 120m3/s. Dòng chảy đã được ngăn lại ở Đại Từ, tạo thành Hồ Núi Cốc, mặt nước rộng khoảng 25km2, chứa 175 triệu m3 nước, có thể điều hòa dòng chảy, cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
Sông Cầu: nằm trong hệ thống sông Thái Bình, có diện tích lưu vực là 3.480 km2, bắt nguồn từ Chợ Đồn - Bắc Kạn, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500m3/s, mùa cạn là 7,5m3
/s. Trên sông có hệ thống thủy nông sông Cầu (trong đó có đập dâng Thái Huống) đảm bảo nước tưới cho 2.400 ha lúa 2 vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Giang).
Ở Thái Nguyên không có hồ tự nhiên nhưng có hệ thống hồ nhân tạo lớn là hồ Núi Cốc và hồ Bảo Linh (Định Hóa), đảm bảo cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân trong tỉnh. Ngoài ra, lòng hồ còn có cát , là nguyên liệu quan trọng cung cấp cho ngành xây dựng.
Theo đánh giá, các nhánh sông chảy qua địa bàn tỉnh có thể xây dựng các công trình thuỷ điện, kết hợp với thủy lợi quy mô nhỏ. Điều đó sẽ góp phần phát triển nông thôn vùng cao, góp phần vào việc thực hiện chiến lược hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.1.2.3. Các tiềm năng tự nhiên khác
* Địa chất, địa hình:
Các hệ tầng có chứa đá vôi (Đồng Đăng, Bắc Sơn) tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, không thành khối liên tục mà xen kẽ với các tầng khác nhau như Sông Hiến, Lạng Sơn, Bắc Bun. Vùng Tây Bắc của tỉnh (huyện Định Hóa) chiếm tỉ lệ diện tích lớn, phổ biến các loại phiến sét, sét, sét silic, cát bột kết, … Phần diện tích lớn ở vùng phía Nam là các hệ tầng Tam Đảo, Nà Khuất, Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau. Điều kiện địa chất ấy tạo cho Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại và phi kim loại.
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng Bắc - Nam, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phần đồi có độ cao trên 100m, chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh. Vùng có độ cao dưới 100m chiếm 1/3 diện tích, bao gồm các bãi phù sa nhỏ hẹp của sông Cầu, sông Công, Phú Bình, Phổ Yên và vùng đồi bát úp kế tiếp chuyển tiếp lên địa hình cao hơn.
Bao quanh phía Tây Nam và phía Bắc là các dãy núi: Tam Đảo (đỉnh cao nhất 1.590m), Ngân Sơn, Bắc Sơn.
Do đặc trưng của dạng địa hình chủ yếu là đồi thấp, vì thế tạo thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng các công trình công nghiệp.
* Thổ nhưỡng
Thái Nguyên có nhiều loại đất khác nhau, được hình thành bởi quá trình feralit. Tổng quỹ đất là 376,9 nghìn ha. Diện tích đất chưa sử dụng còn 122,7 nghìn ha, trong đó có 1,8 nghìn ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 52,8 nghìn ha có khả năng lâm nghiệp.
Đất feralit núi chiếm 48,1% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá macma, đá vôi, đá biến chất và đá trầm tích. Loại đất này thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rừng phòng hộ, trồng các cây đặc sản, cây ăn quả và một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.
Đất feralit đồi chiếm 31,1% diện tích đất tự nhiên. Đây là vùng đất được sử dụng xen kẽ giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương ở độ cao từ 150m đến 200m, độ dốc từ 50
đến 200, phù hợp với điều kiện sinh thái của một số cây công nghiệp và cây ăn quả.
Đất dốc tụ và đất đồng bằng trên thềm phù sa cổ, phù sa sông suối chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên. Đây là những vùng trồng lúa chủ yếu của tỉnh.
* Khí hậu
Thái Nguyên mang nền nhiệt chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam với đặc trưng cơ bản là có mùa đông lạnh, hanh còn mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Nhìn chung, khí hậu Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, trong đó có ngành nông, lâm nghiệp, là nguồn nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.
* Nông sản
Thái Nguyên là tỉnh không có lợi thế cho sản xuất lương thực do bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp (chỉ có 720m2), thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Trong các cây công nghiệp, chè là cây điển hình và được trồng phổ biến ở Thái Nguyên. Đây là loại cây thích hợp nhất với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh. Diện tích trồng chè của Thái Nguyên không ngừng tăng trong những năm qua, từ 10.000 ha (năm 1997) tăng lên hơn 16.994 ha (năm 2008). Trong đó, 15.730 ha chè trồng kinh doanh với sản lượng đạt 149.225 tấn chè búp tươi. Phần lớn, có tới trên 80% diện tích chè được trồng ở các huyện: Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa, Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu thường xuyên cho các cơ sở, xí nghiệp chế biến chè. Thái Nguyên có các công ty chế biến chè lớn như: Công ty chè Hoàng Bình, Công ty chè sông Cầu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công ty chè Thái Nguyên, Quân Chu, Phú Lương, các xí nghiệp chè Đại Từ... Sản phẩm chè của Thái Nguyên có giá trị và chất lượng cao, được tiêu dùng phổ biến khắp cả nước và còn có ý nghĩa xuất khẩu, trở thành một loại cây đặc sản nổi tiếng của vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Ngoài ra, Thái Nguyên còn phát triển các cây công nghiệp khác như lạc (diện tích đạt 4.546 ha, sản lượng 7.360 tấn, năm 2008), đậu tương (diện tích đạt 1.985 ha, sản lượng 23.698 tấn, năm 2008), mía (diện tích đạt 497 ha, sản lượng 23.687 tấn, năm 2008), thuốc lá (diện tích đạt 324 ha, sản lượng 541 tấn, năm 2008). Đây là nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành công nghiệp chế biến của tỉnh.
* Lâm sản
Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh ngày càng tăng lên. Năm 1997 là 119,85 ha, năm 2008 tăng lên 172.631,3 ha. Độ che phủ rừng đạt 44,36%. Trong tổng số 101.722,4 ha rừng tự nhiên của tỉnh, có 61.616,2 ha rừng gỗ; 2.270 ha rừng tre nứa; 7.832,5 ha rừng hỗn giao.
Diện tích rừng tăng lên đã cung cấp nguồn nguyên liệu đáng kể cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và công nghiệp sản xuất giấy. Mặt khác, nó còn góp phần vào việc nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen động, thực vật quý hiếm và bảo vệ môi trường sinh thái, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận lao động của tỉnh.
* Tài nguyên du lịch
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch. Bên cạnh các tiềm năng du lịch tự nhiên như: hang Phượng Hoàng (Võ Nhai), Núi Văn, Núi Võ, Hồ Núi Cốc (Đại Từ), động Linh Sơn, Chùa Hang (Đồng Hỷ), Thái Nguyên còn có tiềm năng lớn về du lịch nhân văn với 23 di tích được xếp hạng cấp quốc gia như: Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, Đền Đuổm (Phú Lương), Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam... Đây là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy ngành công nghiệp không khói và ngành thủ công mĩ nghệ phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.1.3. Tiềm năng kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Thái Nguyên là tỉnh có dân số tương đối đông, chiếm 10,25% dân số của vùng Trung du, miền núi phía Bắc và 1,33% dân số cả nước (năm 2008). Năm 2009, dân số toàn tỉnh là 1.127.430 người, tỉ lệ tăng dân số là 0,73%/năm (cả nước là 1,2%/năm, giai đoạn 1999 - 2009). Thái Nguyên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm 75,6%, người Tày chiếm 10,69%, người Dao 2%, người Sán Chí 3,5%, còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân số là 325 người/km2, đứng thứ 3 trong vùng (sau Bắc Giang, Phú Thọ), gấp 2,75 lần mật độ trung bình của vùng và 1,25 lần mật độ trung bình cả nước (năm 2008). Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,01%/năm.
Lực lượng lao động của tỉnh khá lớn, số người trong độ tuổi lao động không ngừng tăng lên. Năm 2004, toàn tỉnh có 595.829 lao động. Năm 2007 đã tăng lên 633.681 lao động, năm 2009 là 665.652 người, chiếm 59,04% dân số toàn tỉnh (năm 2009). Dự báo đến năm 2010, nguồn lao động này lên tới 810.896 người và 832.432 người vào năm 2015. Thái nguyên là tỉnh có dân số trẻ, tốc độ gia tăng tự nhiên tương đối cao, tạo ra nguồn nhân lực tương lai dồi dào của tỉnh. Đây là thuận lợi lớn trong việc đảm bảo lực lượng lao động tham gia vào các ngành nghề nhằm phát