7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH THÁ
2.2.1. Lịch sử phát triển công nghiệp Thái Nguyên
Công nghiệp Thái Nguyên được hình thành từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Sự ra đời của hai trung tâm công nghiệp nặng Việt Nam là khu gang thép Thái Nguyên (đầu thập kỷ 60) và khu cơ khí Gò Đầm (đầu thập kỷ 70) đã đưa Thái Nguyên lên vị trí là trung tâm công nghiệp của cả nước thời kỳ bấy giờ. Trải qua qúa trình hơn 30 năm phát triển, công nghiệp Thái Nguyên đã có lúc thăng trầm do hậu qủa của chiến tranh, do sự thay đổi cơ chế quản lý... Đến nay, Thái Nguyên đã có một cơ cấu công nghiệp tương đối đầy đủ với sự có mặt của hầu hết các ngành như chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, cơ khí, luyện kim, hóa chất, sản xuất vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
liệu xây dựng... Có thể nói, Thái Nguyên là tỉnh phát triển công nghiệp nặng sớm nhất toàn quốc với các ngành luyện kim đen, kim loại màu, cơ khí, chế tạo máy.
Ngay sau khi miền Bắc được giải phóng (1954), Thái Nguyên - một trung tâm kinh tế, chính trị của Việt Bắc đã được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, với khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên. Năm 1958, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên bắt đầu được xây dựng với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật và thiết bị của Trung Quốc, công suất thiết kế ban đầu là 100.000 tấn thép/năm. Sang những năm đầu của thập niên 60, ngành công nghiệp gang thép Thái Nguyên đã được xây dựng. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, Thái Nguyên đã trở thành Trung tâm công nghiệp luyện kim đầu tiên và lớn nhất cả nước với hàng chục xí nghiệp như xí nghiệp Gang thép Lưu Xá (mỗi lò cho 150 tấn thép/ngày); nhà máy cán thép Gia Sàng (xây dựng năm 1975, có công suất thiết kế 50.000 tấn thép/năm). Các xí nghiệp khai thác khác cũng được hình thành tại các địa phương như: mỏ sắt Trại Cau (sản xuất 250.000 - 300.000 tấn quặng/năm); các mỏ đá Núi Voi, mỏ than Phấn Mễ, Làng Cẩm, nhà máy điện Cao Ngạn, nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà máy cơ khí sông Công, xí nghiệp cơ khí 1/5. Các xí nghiệp công nghiệp nhẹ với các chức năng khác nhau cũng dần xuất hiện tại đây như: chế biến chè, gỗ xẻ, may mặc.
Giai đoạn 1960 - 1975, các nhà máy, xí nghiệp tại Thái Nguyên vẫn duy trì hoạt động trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh nên “vừa sản xuất, vừa chiến đấu”. Nhiều cơ sở công nghiệp bị tàn phá nặng nề, các nhà máy, khu mỏ, cầu đường cũng bị phá hủy và tổn thất. Do đó, giai đoạn 1976 - 1990, công nghiệp Thái Nguyên tiến hành khôi phục lại, ra sức củng cố, phục hồi chức năng sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở đã có và tiếp tục hoạt động sản xuất. Khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường, các nhà máy, xí nghiệp Thái Nguyên gặp rất nhiều khó khăn, nhiều nhà máy thiết bị quá cũ kỹ, công nghệ lạc hậu (nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhà máy điện Cao Ngạn, nhà máy luyện gang thép Lưu Xá...). Vì vậy, sản lượng thép của Thái Nguyên chỉ duy trì được mức sản xuất trung bình (40.000 tấn/năm), sản lượng gang giảm (từ 138,7 nghìn tấn - 1976 xuống 10 nghìn tấn - năm 1989). Bên cạnh khó khăn về công nghệ, kỹ thuật lạc hậu là tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phong làm việc theo lối bao cấp kéo dài của đội ngũ cán bộ, công nhân. Vì thế, trong giai đoạn này, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Thái Nguyên đạt được ở mức thấp. Cơ cấu ngành công nghiệp vẫn chủ yếu là các cơ sở đã được xây dựng từ trước. Phân bố lãnh thổ công nghiệp tập trung ở các vùng khai thác than, quặng kim loại, thành phố Thái Nguyên và các khu vực lân cận. Tuy thế, thời kỳ trước năm 1990, công nghiệp Thái Nguyên đã được xây dựng và phát triển, tạo nền móng cho ngành công nghiệp của tỉnh phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
Từ năm 1990, nền công nghiệp của Thái Nguyên dần khắc phục được tình trạng khó khăn và đã có những chuyển biến tích cực. Giai đoạn 1991 - 1995, giá trị sản xuất công nghiệp trung ương tăng bình quân 20,2%/năm, công nghiệp địa phương tăng 24%/năm, cơ sở hạ tầng được đầu tư để xây dựng cơ bản các cơ sở sản xuất. Nhờ đó, các đô thị đã có sự thay đổi nhanh chóng. Từ năm 1996, sản xuất công nghiệp bắt đầu chuyển đổi theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển công nghiệp chủ trương mở rộng cơ cấu về thành phần tham gia sản xuất, tiếp nhận đầu tư, liên doanh với nước ngoài. Hiện nay, Thái Nguyên được đánh giá là một trong các tỉnh có ngành công nghiệp phát triển mạnh và là trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng Đông Bắc. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn được xếp vào danh sách 8 tỉnh công nghiệp trọng điểm của miền Bắc, nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp Thái Nguyên như TISCO, DISOCO, FUTUI, MEINFA, Chè Tân Cương, May Việt Thái... đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, khẳng định được thương hiệu trên thị trường, đồng thời, góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2.2.2. Tình hình phát triển công nghiệp Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2009
2.2.2.1. Khái quát chung về sự phát triển công nghiệp Thái Nguyên
Những năm qua, Thái Nguyên đã có những bước tiến dài trên con đường phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển đó đã tạo ra cho tỉnh một diện mạo mới, khác với những năm 60 trở về trước, góp phần vào sự phát triển chung, trong đó phải kể đến những thành tựu của ngành công nghiệp. Trải qua hơn 60 năm xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dựng và phát triển, đến nay, công nghiệp Thái Nguyên đã có một cơ cấu tương đối hoàn chỉnh với sự có mặt của hầu hết các ngành như: luyện kim, khai khoáng, cơ khí, chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa dược, điện, điện tử, vật liệu nổ công nghiệp... Trong đó, sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh phải kể đến là than, thép cán, thiếc thỏi… Đánh dấu sự hình thành của ngành công nghiệp Thái Nguyên là Công ty Giấy Hoàng Văn Thụ và sự ra đời của 2 trung tâm công nghiệp nặng: Gang thép Thái Nguyên và Cơ khí Gò Đầm.
Bảng 2.1. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2009 TT Sản phẩm Đơn vị 2000 2005 2006 2008 2009 1. Than sạch 1000tấn 501 777 826 788 1267,8 2. Thép cán 1000tấn 277 564,8 586,5 708,4 881,1 3. Thiếc thỏi Tấn 967 655 543 914 1294,5 4. Kẽm thỏi Tấn 2464 8740 6805 5. Xi măng 1000tấn 168,6 492,3 590,6 795,3 893,1 6. Gạch nung Tr.viên 111,9 193,8 172,5 150,4 157,1
7. Giấy, bìa các loại 1000tấn 10,11 17,68 17,37 17,67 30,81
8. Sản phẩm may sẵn 1000SP 1269 1928 2964 8139 8760
9. Nước sạch Triệum3
3,03 6,42 7,29 9,23 10,2
10. Điện sản xuất Tr.kwh 709 852
11. Chế biến chè các loại Tấn 2698 8854 10614 11749 16968
(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên 2009)
Nhìn chung, các sản phẩm công nghiệp chính của Thái Nguyên tương đối đa dạng, được hình thành chủ yếu từ nguồn nguyên liệu sẵn có. Đây là các sản phẩm đặc trưng của tỉnh, có lợi thế so sánh tương đối lớn, góp phần đưa ngành công nghiệp Thái Nguyên phát triển và dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giá trị sản xuất công nghiệp của Thái Nguyên nhờ đó đã có bước tăng trưởng đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2008 tăng 11,69%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 16,14%. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2009 (theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 18,7%/năm.
Hình 2.3. GTSXCN Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2009 (Giá so sánh)
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2009)
2318.9 5175.6 7339.7 8749.5 10055 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2000 2005 2007 2008 2009 Năm Tỷ đồng GTSXCN
Như vậy, giá trị sản xuất công nghiệp của Thái Nguyên trong những năm qua không ngừng tăng lên. Năm 2000, GTSXCN của ngành này đạt 2318,9 tỉ đồng, năm 2005 đạt 5175,6 tỉ đồng và năm 2009 tăng lên 10055 tỉ đồng, chiếm 38,56% GTSXCN vùng Trung du, miền núi phía Bắc và 1,35% GTSXCN cả nước (năm 2008). Với đà tăng trưởng trên, Thái Nguyên ước tính năm 2010, ngành công nghiệp của tỉnh đạt 12200 tỷ đồng. Như vậy, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân qua 6 năm (2005 - 2010) tăng lên 2.36 lần; giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2005 - 2010 (dự kiến) đạt 18.7%/năm.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, thành phần kinh tế Nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo (chiếm trên 70% giá trị SXCN giai đoạn 2000 - 2005, khoảng 60% giai đoạn 2006 - 2008).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.4. Giá trị SXCN Thái Nguyên phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2008 (Giá so sánh)
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2009)
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2000 2005 2007 2008 Năm Tỷ đồng Kinh tế Nhà nƣớc Kinh tế ngoài Nhà nƣớc Kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
Trong 3 thành phần kinh tế trên, doanh nghiệp Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất (gần 58% GTSXCN toàn tỉnh, năm 2008), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm giá trị nhỏ nhất (4,32%, năm 2008). Điều đó chứng tỏ hiệu qủa từ việc thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh còn hạn chế. Trong thời kỳ hội nhập, tỉnh cần có những giải pháp mở, mang tính hiệu quả hơn để thu hút sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn, công nghiệp đóng vai trò quan trọng, luôn chiếm trên 30% giá trị GDP (giai đoạn 2005 - 2008). Tỉ trọng giá trị ngành công nghiệp luôn có sự gia tăng theo thời gian. So với các tỉnh trong vùng Trung du, miền núi phía Bắc, Thái Nguyên có ngành công nghiệp tương đối phát triển. Vì thế, đóng góp của ngành vào tổng sản phẩm trong tỉnh đạt tương đối lớn (34,01%, năm 2008).
Bảng 2.2. Đóng góp của công nghiệp trong tổng GDP Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2008 (Đơn vị: tỷ đồng, giá thực tế)
(Nguồn: Niên giám thống kê Thái nguyên 2009)
Năm 2000 2005 2006 2007 2008
GDP 3.016.79 6.587.38 8.022.08 10.062.65 13.421.78
Công nghiệp 743.16 2.227.99 2701.2 3.476.7 4.565.06
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cơ cấu kinh tế Thái Nguyên có sự chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP.
Trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng tương đối lớn và có sư gia tăng qua các năm (năm 2000: 30.37%, năm 2009: 40.62%). Điều đó chứng tỏ, ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên theo hướng tích cực.
Số lượng các cơ sở công nghiệp trên địa bàn có sự gia tăng đáng kể. Năm 2005, Thái Nguyên có 8.244 cơ sở công nghiệp. Tính đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 9.706 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 17 cơ sở quốc doanh và 9 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các cơ sở ngoài quốc doanh. Trong đó, công nghiệp chế biến chiếm trên 90% số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp tại Thái Nguyên (năm 2008, số cơ sở sản xuất của công nghiệp chế biến là 9.211).
Lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghiệp có xu hướng gia tăng. Năm 2005, toàn tỉnh có 72.776 người hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, năm 2008 tăng lên 79.285 người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.7. Cơ cấu lao động theo nhóm ngành công nghiệp năm 2008
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2009)
6.6 79.4 14 Khai khoáng Chế biến, chế tạo SX&PP điện, nƣớc
Trong các nhóm ngành, lao động tập trung đông đảo nhất trong ngành chế biến, chế tạo (79,4% - năm 2008), ít nhất là ngành điện, nước (6,6%, năm 2008). Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế và nhu cầu lao động trong các nhóm ngành kinh tế. Có thể nói, trong thời gian qua, công nghiệp đã đóng góp tích cực vào việc thu hút lao động và giải quyết việc làm cho xã hội. Tuy số lao động thu hút vào công nghiệp còn khiêm tốn, song nó có ý nghĩa quan trọng vì chủ yếu họ đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp được trang bị kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại, nhờ đó sẽ nâng cao trình độ và tính kỷ luật của người lao động. Sự phát triển công nghiệp còn góp phần gián tiếp thu hút thêm lao động vào các ngành khác, rõ nhất là ngành dịch vụ. Theo tính toán, cứ lao động công nghiệp tăng thêm 1% sẽ có khả năng lôi kéo lao động dịch vụ tăng thêm 0,2%.
Về tình hình đầu tư cho công nghiệp, thời gian qua có sự chuyển biến tích cực, nhiều dự án đầu tư được hoàn thành, góp phần vào sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2004 - 2008 đạt trên 23.625,7 tỷ đồng, trong đó, đầu tư cho ngành công nghiệp chiếm tới gần 60%. Tuy nhiên, các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành khai khoáng, luyện kim và sản xuất vật liệu xây dựng - những ngành sử dụng nhiều tài nguyên. Do đó, tạo ra sức ép đối với cơ sở hạ tầng và môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các mặt hàng xuất khẩu của Thái Nguyên chủ yếu là sản phẩm của các ngành dệt may, khai thác khoáng sản (thiếc, quặng titan, quặng kẽm sunfua), công nghiệp cơ khí (kẽm thỏi, thép cán, gang), công nghiệp chế biến (chè),...
2.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp cụ thể
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành công nghiệp. Cho đến nay, Thái Nguyên đã xây dựng được cơ cấu công nghiệp với khá đầy đủ các ngành sản xuất. Các ngành công nghiệp ngày càng được đầu tư theo hướng hiện đại hóa trang thiết bị, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
a. Công nghiệp luyện kim:
Ngành luyện kim tỉnh Thái Nguyên phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX với sự ra đời của Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên (nay là Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên) do Trung Quốc giúp đỡ, công suất thiết kế ban đầu là 100.000 tấn/năm. Năm 1975, nhà máy luyện thép Gia Sàng do Cộng hòa dân chủ Đức giúp đỡ đi vào hoạt động. Năm 1996, nhà máy luyện kim màu Lưu Xá (nay là Công ty kim loại mầu Thái Nguyên) đi vào sản xuất kim loại antimon với công suất 300 tấn/năm. Cuối năm 1997, phân xưởng luyện thiếc xuất khẩu của nhà máy đi vào hoạt động, công suất thiết kế 600 tấn thiếc/năm.
Thời gian đầu, ngành luyện kim không phát triển, sản lượng gang cao nhất là 40.000 tấn/năm, thép: 85.000 tấn/năm, thiếc chỉ đạt 365 tấn/năm, còn antimon thì thiếu quặng và dần ngừng sản xuất. Từ những năm 90 trở lại đây, do chính sách cải cách kinh tế theo hướng mở cửa và hội nhập, ngành luyện kim đã phát triển với sản lượng thép, thiếc ngày càng tăng. Công ty Kim loại Mầu được đầu tư, mở rộng, được trang bị lò điện luyện thiếc, lò phản xạ thiêu quặng kẽm, lò thiêu lớp sôi, điện phân kẽm, điện phân thiếc. Số lượng các cơ sở sản xuất luyện kim không ngừng tăng lên: từ 42 cơ sở (năm 1997) lên 55 cơ sở (năm 2002) và trên 60 cơ sở tính đến cuối 2006.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.8. GTSX ngành công nghiệp luyện kim giai đoạn 1997 - 2009 (Giá so sánh)
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2009)
1242.455 1544.087