7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2.2.2. Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp cụ thể
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển đa dạng các ngành công nghiệp. Cho đến nay, Thái Nguyên đã xây dựng được cơ cấu công nghiệp với khá đầy đủ các ngành sản xuất. Các ngành công nghiệp ngày càng được đầu tư theo hướng hiện đại hóa trang thiết bị, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
a. Công nghiệp luyện kim:
Ngành luyện kim tỉnh Thái Nguyên phát triển từ những năm 60 của thế kỷ XX với sự ra đời của Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên (nay là Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên) do Trung Quốc giúp đỡ, công suất thiết kế ban đầu là 100.000 tấn/năm. Năm 1975, nhà máy luyện thép Gia Sàng do Cộng hòa dân chủ Đức giúp đỡ đi vào hoạt động. Năm 1996, nhà máy luyện kim màu Lưu Xá (nay là Công ty kim loại mầu Thái Nguyên) đi vào sản xuất kim loại antimon với công suất 300 tấn/năm. Cuối năm 1997, phân xưởng luyện thiếc xuất khẩu của nhà máy đi vào hoạt động, công suất thiết kế 600 tấn thiếc/năm.
Thời gian đầu, ngành luyện kim không phát triển, sản lượng gang cao nhất là 40.000 tấn/năm, thép: 85.000 tấn/năm, thiếc chỉ đạt 365 tấn/năm, còn antimon thì thiếu quặng và dần ngừng sản xuất. Từ những năm 90 trở lại đây, do chính sách cải cách kinh tế theo hướng mở cửa và hội nhập, ngành luyện kim đã phát triển với sản lượng thép, thiếc ngày càng tăng. Công ty Kim loại Mầu được đầu tư, mở rộng, được trang bị lò điện luyện thiếc, lò phản xạ thiêu quặng kẽm, lò thiêu lớp sôi, điện phân kẽm, điện phân thiếc. Số lượng các cơ sở sản xuất luyện kim không ngừng tăng lên: từ 42 cơ sở (năm 1997) lên 55 cơ sở (năm 2002) và trên 60 cơ sở tính đến cuối 2006.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 2.8. GTSX ngành công nghiệp luyện kim giai đoạn 1997 - 2009 (Giá so sánh)
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2009)
1242.455 1544.087 2075.845 2326.8 2397 3044.4 3572.9 1141.892 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 1997 2000 2001 2004 2005 2006 2008 2009 Năm Tỷ đồng GTSXCN
Giá trị sản xuất của ngành luyện kim có sự gia tăng. Giai đoạn 1997 - 2000, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành tăng không đáng kể (chỉ đạt trung bình gần 2,85%/năm). Từ sau năm 2000, GTSXCN của ngành đạt mức tăng trưởng khá. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 13.37 % và giai đoạn 2006 - 2008 là
9.0%. Năm 2008, ngành công nghiệp luyện kim Thái Nguyên chiếm 15,2%
GTSXCN luyện kim cả nước (cả nước: 20014,9 tỷ đồng).
Mặc dù Giá trị sản xuất của ngành có tăng song vẫn còn thấp vì đây là ngành công nghiệp chính của tỉnh (năm 2000 chiếm tỷ trọng 53.58% và năm 2008 là 34.71% trong tổng GTSXCN toàn ngành) và nhu cầu sử dụng các sản phẩm của ngành ngày càng cao. Số lao động hoạt động trong ngành có xu hướng giảm: từ 16.923 người (năm 1997) xuống 13.491 (năm 2004). Điều đó chứng tỏ ở các khâu sản xuất, lao động đã được hợp lý hóa, cơ giới hóa, tự động hóa trong lưu trình công nghệ thiết bị. Năng suất lao động của ngành công nghiệp luyện kim cũng có mức gia tăng đáng kể.
Nhờ việc cơ cấu lại tổ chức sản xuất, đổi mới công nghệ - thiết bị, tự động hóa dây chuyền cán thép, đưa công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất (như luyện thiếc bằng lò điện, lò lớp sôi để thiêu quặng kẽm, điện phân kẽm) mà năng suất lao động trong ngành ngày càng tăng cao: từ 67,48 triệu đồng (năm 1997)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lên 153,87 triệu đồng (năm 2004), gấp 2,3 lần trong vòng 7 năm. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của ngành luyện kim là thép cán (đạt 881,8 nghìn tấn - 2009), thiếc thỏi (đạt 1294,5 tấn, năm 2009) và gang đúc (đạt 908 nghìn tấn - 2007). Năm 2008, giá trị xuất khẩu thép cán đạt 25.078000 USD, gang đúc đạt 704000 USD.
Các lĩnh vực sản xuất chính của ngành công nghiệp luyện kim:
Sản xuất thép: Là lĩnh vực sản xuất mũi nhọn trong ngành công nghiệp luyện kim Thái Nguyên. Năm 2003, sản lượng thép đạt 441,1 ngàn tấn; năm 2009 đạt 881,8 nghìn tấn, tăng gần 2 lần trong vòng 6 năm. Công ty gang thép Thái Nguyên đã cải tạo xong giai đoạn 1. Nhà máy cán thép 30 vạn tấn của Italya đi vào hoạt động từ năm 2005, phát huy trên 30% công suất thiết kế. Giai đoạn 2000 - 2005, sản lượng thép đạt 550 ngàn tấn. Giai đoạn 2006 - 2010, công ty gang thép tiếp tục cải tạo, mở rộng giai đoạn 2 để đạt tổng công suất 750 ngàn tấn phôi thép. Theo tính toán của Ngân hàng thế giới, nếu mức tăng trưởng GDP là 10 - 11% hàng năm thì nhu cầu thép phải tăng theo là 12 - 13%. Năm 2008, mức tăng GDP của Thái Nguyên đạt 11.47%, do đó sản lượng thép của tỉnh phải đạt 995 ngàn tấn vào năm 2010 và năm 2015 sẽ từ 1200000 đến 1500000 tấn thì mới đủ đáp ứng nhu cầu. Như vậy, sản phẩm thép hiện nay đang trong tình trạng thiếu trầm trọng. Có thể nói, nguyên liệu là kho dự trữ ổn định nhất để phát triển ngành. Khoáng sản kim loại quan trọng nhất của luyện kim đen là quặng sắt. Trữ lượng quặng sắt của tỉnh hiện nay là 54,69 triệu tấn. Do vậy, Thái Nguyên cần phát huy nội lực, cùng liên kết với các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai để có thể đảm bảo đạt được sản lượng theo nhu cầu phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Sản xuất thiếc: Thiếc Thái Nguyên hiện nay chủ yếu do Công ty kim loại mầu và các doanh nghiệp khác thực hiện. Sản lượng thiếc năm 2000 đạt 967 tấn; năm 2009 đạt 1294,5 tấn, tăng gần 1,5 lần trong vòng 9 năm. Thiếc sa khoáng ngày càng cạn dần. Những năm tới, Thái Nguyên sẽ đầu tư khai thác thiếc gốc Núi Pháo và tiếp tục khai thác thiếc sa khoáng Phục Linh. Quá trình khai thác thiếc sẽ thu được quặng đi kèm như vàng, bạc, tinh quặng vônfram.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sản xuất kẽm kim loại: do công ty Kim loại màu chủ trì. Trên địa bàn tỉnh có xưởng kẽm điện phân nhỏ công suất 1.000 tấn bột kẽm/năm. Thái Nguyên đang triển khai xây dựng nhà máy kẽm điện phân công suất 10.000 tấn kẽm và 10.000 tấn axit sunfuric. Giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh đã nâng công suất lên 11.000 tấn và dự kiến 13.000 tấn vào năm 2015.
Sản xuất SiO2 siêu sạch: Năm 2007, Thái Nguyên đã sản xuất được 2.000 tấn SiO2 sạch. Dự kiến trong năm 2010, tỉnh sẽ sản xuất được 5.000 tấn và 10.000 tấn SiO2 sạchvào năm 2015.
Sản xuất ferro cho luyện kim: Muốn có thép hợp kim và sản xuất các sản phẩm từ gang đúc, nhất thiết phải sản xuất các loại ferro như ferro silic, ferro mangan, ferro crôm, ferro titan… Sản xuất ferro được tiến hành ở các công ty: Cơ điện luyện kim, Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, Công ty hợp kim sắt và một số doanh nghiệp khác. Sản lượng ferro cho luyện kim năm 2005 là 10 ngàn tấn, năm 2010 dự kiến đạt 50 ngàn tấn. Từ năm 2015, Thái Nguyên phấn đấu đạt 80 ngàn tấn/năm.
Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các doanh nghiệp thuộc ngành luyện kim. Các doanh nghiệp nhà nước từng bước được củng cố và mở rộng như công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty TNHH một thành viên kim loại mầu Thái Nguyên. Các cơ sở cán kéo thép cũng được hình thành như Hợp tác xã công nghiệp Toàn Diện, Liên doanh Natsteel Vina, Thép Disoco, Thép Tú Ninh, Thép Hải Ninh, Thép Hải Yến, Thép Nam Phong, Thép Thăng Long… Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 18 cơ sở sản xuất thép với tổng công suất thiết kế 800 000 tấn thép cán/năm.
Nhìn chung, ngành công nghiệp luyện kim ở Thái Nguyên đã có những bước phát triển mới, giải quyết được một phần nhu cầu việc làm và dần nâng cao chất lượng nguồn lao động. Các sản phẩm của ngành cũng ngày càng phong phú và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của ngành là thiếu vốn đầu tư nên công nghệ, thiết bị còn lạc hậu. Mặt khác, công tác nghiên cứu, triển khai chưa được quan tâm đúng mức, chưa có quy hoạch chi tiết trong khai thác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quặng kim loại. Bên cạnh đó, việc tổ chức khai thác còn nhiều yếu kém, đôi khi mang tính tự phát, gây lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản và ô nhiễm tới môi trường xung quanh.
b. Công nghiệp cơ khí:
Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp cơ khí lớn của miền Bắc và cả nước. DISOCO là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam sản xuất ra động cơ diezel phục vụ cho các ngành sản xuất. Các sản phẩm chủ yếu của ngành cơ khí Thái Nguyên được tiêu thụ trên toàn quốc. Một số sản phẩm sản xuất đáp ứng được nhu cầu trong tỉnh như: máy vò chè, máy sao chè, sửa chữa nông cụ, máy xay xát, máy cày, cuốc bàn, hộp số thủy… Nhìn chung, ngành công nghiệp cơ khí đảm bảo việc sản xuất và sửa chữa công cụ, thiết bị cho các ngành sản xuất và sản xuất hàng tiêu dùng cho xã hội. Vì vậy, ngành công nghiệp cơ khí đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Thái Nguyên.
Hình 2.9. GTSXCN ngành cơ khí giai đoạn 1997 - 2008 (Giá so sánh)
(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2009)
266.94 723.69 1174.58 1600.1 146.921 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1997 2000 2005 2007 2008 Năm Tỷ đồng GTSXCN
Giá trị sản xuất của toàn ngành cơ khí trên địa bàn có mức tăng trưởng khá: năm 1997 chiếm 7,97% giá trị toàn ngành công nghiệp tỉnh, năm 2000 là 11.51%, năm 2008 đạt 18.42%, đứng thứ 2 về giá trị trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế có nhiều thay đổi, theo hướng giảm tỉ trọng sản xuất của khu vực quốc doanh do xu thế đổi mới và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2004, giá trị sản xuất công nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cơ khí quốc doanh trên địa bàn tỉnh chiếm 57,94%, khu vực ngoài quốc doanh (bao gồm công ty tư nhân, hợp tác xã) chiếm 35,92%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm hơn 6%. Hiện nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang có xu hướng tăng dần tỉ trọng.
Tính đến năm 2008, trên địa bàn tỉnh có hơn 700 cơ sở sản xuất các sản phẩm cơ khí (cả nước là 53000 cơ sở), chiếm tỷ trọng 7,2% số cơ sở công nghiệp chế biến và chiếm 6,8% trong tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất cơ khí chế tạo quy mô tương đối (trên 300 lao động) không nhiều và một số tập trung ở thị xã Sông Công do trung ương quản lý, hoặc Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Số cơ sở có quy mô khá khác tập trung ở thành phố Thái Nguyên và thuộc Công ty mẹ (Cơ khí Gang thép, Xí nghiệp Cơ khí 19/5, Nhà máy Cơ khí Mỏ Bắc Thái thuộc Công ty Than Nội địa…). Số cơ sở sản xuất các sản phẩm từ kim loại chiếm nhiều nhất đa số thuộc dân doanh. Thái Nguyên còn có 4 cơ sở cơ khí quốc phòng tham gia sản xuất các sản phẩm cơ khí và vật liệu nổ dân dụng.
Ngành hiện đang thu hút trên 6.000 lao động, chiếm tỷ trọng khoảng 10% trong số lao động công nghiệp cả tỉnh. Nguồn lao động này được đánh giá là có trình độ chuyên môn qua đào tạo cao hơn so với các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là lao động ở các cơ sở quốc doanh. Số lao động đã qua đào tạo có bằng cấp ở các cơ sở này chiếm trên 90%. Đây cũng là đặc thù của ngành công nghiệp cơ khí, đòi hỏi có trình độ hiện đại hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa cao, người lao động phải vận hành máy có độ chính xác cao trong một dây chuyền chế tạo đồng bộ. Về trang thiết bị và công nghệ, phần lớn máy, thiết bị, công nghệ cũ, đa số là máy vạn năng, được đầu tư xây dựng từ thập kỷ 70, do Liên Xô, Tiệp, Đức, Trung Quốc và Việt Nam sản xuất, tiêu hao năng lượng lớn, năng suất thấp, chậm được đổi mới. Tuy nhiên, so với ngành công nghiệp cơ khí cả nước, cơ khí Thái Nguyên có kỹ thuật đúc, rèn tương đối khá, áp dụng công nghệ đúc khuôn cát tươi, cát phenol làm khuôn bằng máy, đúc áp lực, công suất đến 10.000 tấn sản phẩm/năm. Thái Nguyên là nơi duy nhất ở Việt Nam có thiết bị dập song động, công suất trên 5.000 tấn vật rèn/năm. Các nhà máy có hệ thống nhiệt luyện liên hoàn để xử lý nhiệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có thấm cacbon xyanua, mạ crômit, niken, công suất 1.200 tấn/năm. Mặc dù vậy, các công nghệ này được đánh giá là lạc hậu so với các nước phát triển trên thế giới.
Sản phẩm chủ yếu của ngành gồm các mặt hàng cơ khí truyền thống như: các loại máy nông nghiệp, động cơ diezel, các loại phụ tùng, hộp số, công cụ, dụng cụ cơ khí, dụng cụ y tế, băng truyền…
Bảng 2.3. Các sản phẩm chủ yếu của ngành cơ khí Thái Nguyên năm 2008
TT Sản phẩm Cơ sở sản xuất Đơn vị tính Sản lƣợng
1 Động cơ diesel các loại
DISOCO cái 1.860 2 Hộp số các loại cái 49.680 3 Phụ tùng động cơ cái 16.898 4 Hộp số thuỷ FUTUI hộp 26.998
5 Máy nông nghiệp cái 620
6 Phụ tùng xe máy cái 87000 7 Cuốc bàn cái 80000 8 Kéo y tế Công ty cổ phần MEINFA (y cụ) cái 60879 9 Kẹp y tế cái 55132 10 Dụng cụ thú y cái 58940 11 Phụ tùng máy mỏ Cơ khí mỏ Bắc Thái cái 208
12 Phụ kiện xi măng cái 90
13 Gang đúc Xí nghiệp cơ khí - đúc sông Công tấn 305 14 Thép đúc tấn 105 15 Sản phẩm nhôm tấn 8,7 16 Sản phẩm đồng tấn 5,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những năm gần đây, trước yêu cầu hội nhập, nội địa hóa và phân công sản xuất cơ khí trên quy mô cả nước, Thái Nguyên đã đẩy mạnh sản xuất phụ tùng xe máy (với quy mô ngày càng lớn), phụ tùng ôtô, phụ tùng máy khai thác và chế biến khoáng sản. Năm 2005, toàn tỉnh xuất khẩu được 3.871000 USD hàng công cụ, dụng cụ cơ khí, năm 2008 đạt 11.860000 USD, tăng 3,06 lần trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, do thị trường không bền vững, sản lượng xuất khẩu của đa số các sản phẩm đạt mức tăng trưởng không đều.
Sản phẩm cơ khí sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được tiêu thụ trên phạm vi cả nước như động cơ diezel và các loại phụ tùng, linh kiện dùng cho xe máy và ôtô, phụ tùng máy mỏ và phụ tùng thiết bị khai khoáng, một số chủng loại trục cán luyện kim, dụng cụ y tế, kìm điện… Sản phẩm cơ khí xuất khẩu trên địa bàn có: động cơ diezel, phụ tùng máy động lực, dụng cụ cầm tay… Một số sản phẩm xuất khẩu với số lượng lớn như kìm, dụng cụ thú y, lượng xuất khẩu lên đến hàng nghìn chiếc/năm.
Hạn chế lớn nhất của ngành là số cơ sở sản xuất cơ khí nhiều nhưng đa phần là quy mô nhỏ, số cơ sở có quy mô khá lại phân tán trực thuộc nhiều ngành, do đó chưa tận dụng được sức mạnh tổng hợp về đầu tư cũng như trang thiết bị hiện có. Một số cơ sở đã có sản phẩm xuất khẩu, song chưa có được mạng lưới tiêu thụ riêng, phần lớn phụ thuộc vào đối tác nước ngoài.
c. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản:
Thái Nguyên là tỉnh trung du, miền núi có nhiều khoáng sản như than, quặng sắt, quặng chì - kẽm, thiếc, vàng và các loại đá... Do đó, ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh đã phát triển từ rất sớm với các ngành