Phát triển công nghiệp ở một số tỉnh trong vùng Trung du, miền núi phía

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 33 - 38)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.2. Phát triển công nghiệp ở một số tỉnh trong vùng Trung du, miền núi phía

Vùng Trung du và miền núi Bắc bộ là địa bàn cực kỳ quan trọng về kinh tế - xã hội cũng như môi trường và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Trong vùng ẩn chứa nguồn tài nguyên phong phú, bao gồm tài nguyên rừng, nguồn tài nguyên nước dồi dào và thủy năng to lớn, hàng triệu ha đất đai các loại, nhiều khoáng sản quý hiếm và có trữ lượng lớn. Đặc biệt, vùng có nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng với Lào và Trung Quốc. Trong vùng đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, như Công ty Giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (Thái Nguyên), Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (Bắc Giang)... Vùng còn có những công trình thủy điện lớn mang tầm cỡ khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và thế giới như: nhà máy Thủy điện Thác Bà (Yên Bái), nhà máy Thủy điện Hòa Bình (công suất 1.920 MW), nhà máy Thủy điện Sơn La (công suất 2.400 MW). Trong tương lai, vùng Trung du và miền núi Bắc bộ sẽ là nơi cung cấp điện chủ yếu cho cả nước. Vùng có mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 9 - 10% (giai đoạn 2006 - 2010), chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH với tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 34% trong tổng GDP của vùng.

Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt 22690,2 tỷ đồng (theo giá so sánh), chỉ chiếm 3,5% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.

- Thái Nguyên : Là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế . Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Nguyên đạt 12,46% (năm 2008 đạt 11,47%), tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 39,78% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (năm 2008). GDP bình quân theo đầu người năm 2008 của tỉnh đạt 11,70 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đầu người năm 2008 đạt 7,55 triệu đồng. Năm 2008, GTSXCN (giá so sánh) đạt 8749,5 tỷ đồng. Trong quá trình phát triển, tỉnh đã xác định 6 nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, đồ uống; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp dệt may, da giầy ; công nghiệp luyện kim ; công nghiệp cơ khí. Trong đó, lợi thế so sánh nổi bật của tỉnh so với vùng và cả nước là gang thép Thái Nguyên.

- Tuyên Quang là tỉnh miền núi, có nền kinh tế với xuất phát điểm thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế. Tỉnh không có được nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển công nghiệp, không phải là một trung tâm đào tạo công nhân bậc cao như Thái Nguyên, song họ đã có nhiều cố gắng để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế là 13,80%, GDP bình quân theo đầu người đạt 8,50 triệu đồng (năm 2008). Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 2001 - 2005 là 12,58%/năm. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đầu người đạt 2,05 triệu đồng, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 là 844,1 tỷ đồng, tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 28,79% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Bắc Giang cũng là tỉnh trung du, miền núi như Thái Nguyên, tuy có ít tài nguyên khoáng sản, lại không phải là trung tâm đào tạo lớn như Thái Nguyên, song họ đã khai thác và tận dụng được lợi thế so sánh của mình để đạt được mức độ phát triển công nghiệp tương đối khá. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh năm 1994 là 2145,6 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đầu người đạt 1,66 triệu đồng, tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 30,06% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Các ngành công nghiệp chủ yếu phát triển ở Bắc Giang là công nghiệp chế biến nông, lâm sản và công nghiệp sản xuất phân bón, hoá chất; sản xuất vật liệu xây dựng; may mặc, gia công hàng xuất khẩu; cơ khí, điện dân dụng, điện tử, in; khai thác khoáng sản. Công nghiệp của tỉnh chủ yếu phân bố ở thành phố Bắc Giang.

- Phú Thọ là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp như chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hóa chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng. So với các tỉnh vùng Đông Bắc, Phú Thọ có nền công nghiệp phát triển tương đối sớm (từ những năm 1960). Tỉnh có nhiều nhà máy lớn, nhiều khu công nghiệp tập trung. Các nhà máy chè đen ở Cẩm Khê, super phốt phát ở Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 của tỉnh đạt 10,70%, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) đạt 7827,1 tỷ đồng. Tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 38,7% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

- Bắc Kạn là tỉnh vùng núi cao, có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển. Tỉnh có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 là 180,9 tỷ đồng, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đầu người năm 2008 đạt 0,56 triệu đồng , tỉ trọng ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 16,63% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Lạng Sơn là tỉnh biên giới, có nhiều thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tài nguyên khoáng sản ở Lạng Sơn chủ yếu là đá vôi, đất sét, cát, đá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuội, sỏi. Ngành kinh tế chính của Lạng Sơn là thương mại - dịch vụ (chiếm tới trên 65% tỉ trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh). Ngành công nghiệp Lạng Sơn có giá trị sản xuất thấp. Năm 2008, GTSXCN toàn tỉnh theo giá so sánh chỉ đạt 541,3 tỷ đồng, đứng thứ 9 trong vùng. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong tỉnh đều có quy mô nhỏ bé (trừ một số ít các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoà i), trang thiết bị , công nghệ còn lạc hậu , tiêu hao nguyên liệu lớn , sản phẩm làm ra thiếu sức cạnh tranh. Do vậy, các doanh nghiệp luôn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm . Trong cơ cấu các ngành công nghiệp , công nghiệp khai khoá ng giữ vị trí hàng đầu , giá trị sản xuất chiếm 55% - 60% tỉ trọng công nghiệp của tỉnh. Sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 20% - 30% giá trị sản xuất ngành công nghiệp, trong đó sản phẩm chính là xi măng, gạch ngói, đá vôi. Công nghiệp chế biến nông - lâm sản - thực phẩm tuy có nhiều tiềm năng , lợi thế, nhưng quy mô sản xuất của các xí nghiệp còn nhỏ . Công nghiệp sản xuất , lắp rá p thiết bị , cơ khí , điện chủ yếu do các đơn vị ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện , là ngành mới hình thành trong một vài năm gần đây.

Như vậy , so với các tỉnh trong vùng, đặc biệt là các tỉnh nằm ở vị trí tiếp giáp, Thái nguyên có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp, đặc biệt là khoáng sản. Thực tế, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp của Thái Nguyên đã đạt được mức phát triển cao hơn so với các tỉnh liền kề trong vùng như Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn và các tỉnh khác còn lại. Vì thế, hiện nay, Thái Nguyên được coi là trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng Đông Bắc nói riêng và của cả vùng Trung du, miền núi phía Bắc nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chương 1

Ngành công nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc nắm được các khái niệm, vai trò, đặc điểm cũng như các nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành là việc làm cần thiết. Từ đó sẽ tạo ra cách nhìn tổng quan trong việc đánh giá sự phát triển của ngành, giúp ta có được sự nhìn nhận đúng đắn trong việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp cũng như việc đề xuất các giải pháp hợp lý để đưa ngành công nghiệp có những bước phát triển cao hơn. Trong nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố công nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội đóng vai trò quyết định, còn điều kiện tự nhiên đóng vai trò quan trọng nhưng không thể thiếu được bởi trong điều kiện hiện nay, việc có được nguồn khoáng sản dồi dào là thuận lợi cơ bản để Thái Nguyên đẩy mạnh hoạt động công nghiệp. Nhờ có khoáng sản đã tạo ra lợi thế so sánh của Thái Nguyên so với các tỉnh trong vùng và cả nước. Vì vậy, đây là nguồn lực quan trọng, góp phần đưa nền công nghiệp của Thái Nguyên phát triển, xứng đáng là trung tâm công nghiệp quan trọng của vùng Trung du, miền núi phía Bắc và cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)