Đánh giá tiềm năng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 54 - 56)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1.4. Đánh giá tiềm năng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Thái Nguyên

* Thuận lợi:

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều lợi thế về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển công nghiệp. Bên cạnh vị trí thuận lợi, Thái Nguyên còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với trữ lượng tương đối lớn. Mặt khác, Thái Nguyên có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nguồn nước dồi dào, phân bố tương đối đồng đều trên diện tích lãnh thổ… Ngoài ra, nguồn lao động của tỉnh khá đông đảo và không ngừng tăng lên. Lao động được đánh giá là trẻ, khỏe, ngày càng được đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, được tiếp cận với các kiến thức về khoa học, kỹ thuật hiện đại, đáp ứng kịp thời cho các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế hiện đại. Đây sẽ là động lực quan trọng, tạo thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp của tỉnh. Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng của Thái Nguyên khá hoàn thiện, thuận lợi cho việc mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành công nghiệp, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Là một tỉnh thuộc vùng Trung du, miền núi, do đó Thái Nguyên có nhiều ưu đãi về chính sách và nguồn vốn, khuyến khích các nhà đầu tư, thu hút các dự án vào ngành công nghiệp. Thực tế, tỉnh đã được đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội. Khi tuyến đường hoàn thiện, khoảng cách về địa lý, đời sống xã hội sẽ càng gần lại hơn, nhờ đó tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế sẽ có bước phát triển mạnh mẽ.

* Khó khăn:

Tuy nhiên, sự phát triển ngành công nghiệp Thái Nguyên đang gặp nhiều khó khăn, nguồn khoáng sản phân bố không tập trung, lại chủ yếu ở nơi giao thông đi lại khó khăn nên việc khai thác còn hạn chế. Ngành còn phải đối mặt với sự thiếu thốn các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, cơ sở hạ tầng xuống cấp... Theo thống kê, hiện nay Thái Nguyên còn khoảng 27 nghìn lao động thất nghiệp, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông. Chất lượng nguồn lao động chưa cao, toàn tỉnh còn khoảng 27% số người trong độ tuổi lao động có trình độ tiểu học hoặc mù chữ. Số lượng lao động đã qua đào tạo mới chỉ đạt 27,63%, trong đó số lao động qua đào tạo nghề đạt khoảng 14,43%.

* Cơ hội:

Trong thời kỳ hội nhập, ngành công nghiệp Thái Nguyên có nhiều cơ hội để phát triển, thu hút sự đầu tư của nước ngoài để đổi mới và hiện đại hóa trang thiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bị, chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Nhờ đó, giúp tỉnh phát huy được lợi thế so sánh của mình, góp phần làm phong phú thêm cơ cấu ngành và đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển công nghiệp. Đặc biệt, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta, Thái Nguyên được chính phủ quan tâm phát triển để trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội trong tứ giác tăng trưởng kinh tế ở phía Bắc. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho Thái Nguyên đạt được bước đột phá trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp để xứng đáng với vai trò và vị trí đã được chọn lựa.

* Thách thức:

Trong quá trình xây dựng và phát triển, ngành công nghiệp Thái Nguyên còn gặp phải rất nhiều khó khăn và bất cập. Đó là, sức ép của cơ chế thị trường, vấn đề cạnh tranh và hội nhập kinh tế khu vực, thế giới, cùng với sự tác động của việc khan hiếm tài nguyên, dẫn đến sự tăng giá vật tư, tăng chi phí sản xuất. Phần lớn, các doanh nghiệp ở đây đều có quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, điểm xuất phát thấp, sức cạnh tranh yếu, trình độ khoa học - công nghệ chỉ ở mức trung bình nên năng suất thấp, gây thất thoát và lãng phí tài nguyên. Trong thời kỳ CNH - HĐH, Thái Nguyên cần cố gắng phấn đấu để sớm thoát khỏi tình trạng nghèo, thực sự trở thành một trung tâm công nghiệp lớn của vùng và cả nước.

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)