7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.1.2.2. Định hướng phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp
Hình thành hệ thống các khu công nghiệp hợp lý trên địa bàn tỉnh để đảm bảo sự phát triển bền vững và trở thành động lực cho sự phát triển chung. Qua đó, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỉ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phát triển các khu công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng phát triển công nghiệp vùng Trung du, miền núi phía Bắc.
Phát triển các khu công nghiệp đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, dịch vụ và môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước CNH - HĐH nông thôn.
Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai.
Xác định thị trường cho phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là ngoại tỉnh. Bên cạnh đó, cần hình thành một số khu công nghiệp có quy mô hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
lý (nhỏ và vừa) nhằm tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dựa trên nguồn nguyên liệu trong tỉnh và khai thác thị trường nội tỉnh. Đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng đối ngoại để tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khai thác tốt các nguồn lực và thị trường ngoại tỉnh.
Phân bố khu công nghiệp hợp lý, tạo động lực thúc đẩy các vùng phát triển, tạo hạt nhân phát triển cho các vùng trong tỉnh.
Phát triển đồng bộ các đô thị và các ngành dịch vụ khác gắn liền với phát triển khu công nghiệp để tạo ra sự phát triển hài hòa , hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực.
Trên cơ sở đó, tỉnh đã tiến hành quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của địa phương.
Bảng 3.1. Danh mục các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc quy hoạch
(Nguồn: Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp Thái Nguyên)
TT Tên KCN Vị trí KCN DT
(ha) Chức năng chính
1 Sông Công I TX. Sông Công
(xã Tân Quang) 220
Sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng; chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; hàng tiêu dùng.
2 Sông Công II TX. Sông Công
(xã Tân Quang) 250
Sản xuất kim loại, máy diezen, phụ tùng, hàng điện tử; chế biến thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng.
3 Nam Phổ Yên Huyện Phổ Yên 200
Lắp ráp ô tô, cơ khí, điện tử; chế biến thực phẩm, đồ uống; chế biến rau củ; hoá dược, dụng cụ y tế, dụng cụ thú y; dệt may, da giày.
4 Tây Phổ Yên Huyện Phổ Yên 200 Phát triển các ngành công nghệ cao, sản xuất phụ tùng,
lắp ráp ô tô; phát triển công nghiệp quốc phòng.
5 Quyết Thắng TP.Thái nguyên 200 Phát triển các ngành công nghệ cao (vườn ươm công
nghệ, công nghệ phần mềm); điện, điện tử.
6 Điềm Thụy Huyện Phú Bình 350 Luyện kim, cơ khí, chế tạo máy; lắp ráp ô tô, điện tử, công nghệ phần mềm; sản xuất vật liệu xây dựng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2. Quy hoạch các cụm công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2020
TT Tên Cụm công nghiệp Chức năng chính DT(ha)
CỤM CÔNG NGHIỆP ĐÃ CÓ QUY HOẠCH CHI TIẾT
1 Đại Khai, Đồng Hỷ Chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. 30,5
2 Tân Lập - TP Thái Nguyên Sản xuất thiết bị điện , đồ uống, cơ khí, gas. 75
3 Cao Ngạn Sản xuất VLXD, luyện kim, thiết bị điện, cơ khí. 100
4 Điềm Thụy, Phú Bình Sản xuất kim loại, cơ khí, chế biến khoáng sản. 52
5 Cảng Đa Phúc, Sông Công Hoá dược, cơ khí, thép. 95,4
6 Khuynh Thạch, Sông Công Luyện kim, cán thép, vật liệu xây dựng. 40
7 Nguyên Gon, Sông Công Luyện kim, cơ khí, phần mềm. 16,63
8 Phú Lạc, Đại Từ VLXD, vật liệu chịu lửa, chế biến khoáng sản. 90
9 An Khánh, Đại Từ VLXD, khai thác khoáng sản, chế biến lâm sản. 124
10 Động Đạt - Đu, Phú Lương Khai thác và chế biến khoáng sản, chế tác đá mỹ nghệ, cơ khí. 25,6
11 Sơn Cẩm, Phú Lương Luyện kim, thiết bị điện, hóa dược, VLXD, KS. 125
12 Trúc Mai, Võ Nhai Chế biến khoáng sản, VLXD. 25
13 Nam Hòa, Đồng Hỷ Sửa chữa cơ khí, luyện kim, CB khoáng sản. 45
14 Quang Sơn, Đồng Hỷ VLXD, chế biến khoáng sản, sản xuất bao bì,
cơ khí. 100
CỤM CÔNG NGHIỆP CHƢA CÓ QUY HOẠCH CHI TIẾT
15 Quang Sơn, Đồng Hỷ Chế biến khoáng sản, VLXD. 45
16 Tân Trung, Phổ Yên Cơ khí, phụ tùng ô tô, lắp ráp điện tử, điện lạnh 25
17 Vân Thượng, Phổ yên Sản xuất kết cấu thép, vật liệu xây dựng. 47
18 Tân Hương, Phổ Yên Sản xuất dụng cụ y tế, thiết bị điện, điện tử. 12
19 Trung Hội, Định Hóa Sửa chữa cơ khí, đá mỹ nghệ. 7
20 Sơn Phú, Định Hóa Sửa chữa cơ khí, chế biến lâm sản, khoáng sản. 13
21 Kim Sơn, Định Hóa VLXD, khai thác khoáng sản, chế biến lâm sản. 20
22 Bá Xuyên, Sông Công Cơ khí, phụ tùng ô tô, dụng cụ ytế, CB nông sản. 50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.3. Quy hoạch các điểm công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2020
TT Tên điểm công nghiệp Chức năng chính DT (ha)
1 Bãi Bông - Phổ Yên Sản xuất thiết bị điện, chế biến thực phẩm
sạch. 4
2 Úc Sơn - Phú Bình Dệt may. 9
3 Lâu Thượng - Võ Nhai Thủ công mỹ nghệ, sửa chữa cơ khí, thiết bị máy
móc. 3
4 Bảo Cường - Định Hóa Sản xuất giấy. 2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua định hướng và thực tế phát triển các khu, cụm công nghiệp Thái Nguyên ta thấy, việc hình thành nên các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu và quy hoạch phát triển của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng thiếu cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp khiến không nhiều nhà đầu tư muốn tập trung vào xây dựng các cụm công nghiệp. Mặt khác, tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn (trừ khu công nghiệp Sông Công) đều không có hệ thống xử lý nước thải tập trung và chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường, chưa xây dựng chương trình quản lý chất thải và giám sát chất lượng môi trường. Bảo vệ môi trường trong sản xuất công nghiệp là yêu cầu cấp thiết hiện nay, bởi đây chính là cơ sở phát triển công nghiệp bền vững. Vì vậy, tỉnh cần có những định hướng cụ thể, rõ ràng hơn để nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, để tạo ra sự phát triển đồng đều và cân đối giữa các địa phương, tỉnh cần hạn chế sự phát triển công nghiệp ở khu trung tâm và nên tập trung vào phát triển các khu công nghiệp vệ tinh như Sông Công, Điềm Thụy, Phổ Yên.