Cơ cấu công nghiệp theo huyện, thành phố, thị xã

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 87 - 90)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.3.1. Cơ cấu công nghiệp theo huyện, thành phố, thị xã

Cơ cấu lãnh t hổ công nghiệp Thái Nguyên thời gian qua phát triển theo hướng phát huy thế mạnh và tiềm năng của từng huyện, thành phố, thị xã. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra còn chậm. Trong số các đơn vị sản xuất của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉnh, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Nguyên chiếm nhiều nhất, huyện Định Hóa, Võ Nhai đạt thấp nhất.

Bảng 2.6. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo địa bàn giai đoạn 2000 - 2008

(Đơn vị: tỷ đồng, giá so sánh ) TT Địa bàn 2000 2005 2006 2007 2008 2001-2005 (%/năm) 2006-2008 (%/năm) Tổng số 2.319 5.176 5.850 7.339,6 8.749,5 17,42 18,83 1 TP Thái Nguyên 1.784 3.802 4.132,4 5.204,4 5.922,7 16,34 15,92 2 Thị xã Sông Công 158 460,3 607,57 795,42 991,85 23,84 29,16 3 Võ Nhai 101,5 185,7 257,67 314,1 351,75 12,84 23,73 4 Định Hóa 3,3 9,25 12,66 20,23 21,97 22,89 33,42 5 Đại Từ 71,6 163,1 177,24 741,89 167,31 17,90 0,85 6 Phú Lương 44,7 97,62 135,23 176,26 192,56 16,91 25,41 7 Đồng Hỷ 70 149,16 172,12 197,01 100,97 16,34 -12,20 8 Phổ Yên 74,9 292,7 338,13 437,06 914,44 31,34 46,19 9 Phú Bình 11 16 17 20,27 21,83 7,78 10,91

(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên 2009)

Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung chủ yếu các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Giá trị SXCN của thành phố có tốc độ tăng trưởng khá cao: giai đoạn 2001 - 2005 là 16,34%/năm; năm 2008 đạt 5922.7 tỷ đồng (chiếm tới 67,69% GTSXCN toàn tỉnh), cao gấp 3,3 lần năm 2000. Toàn thành phố có 1.529 cơ sở sản xuất công nghiệp (chiếm 16,59% số cơ sở công nghiệp của tỉnh, năm 2008). Hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động công nghiệp chủ yếu của thành phố Thái Nguyên là sản xuất thép, kim loại màu, vật liệu xây dựng và cơ khí. Cùng với chủ trương phân bố lại lực lượng sản xuất và tạo dựng một số khu công nghiệp khác để thu hút đầu tư vào địa bàn, tỉ trọng GTSXCN của thành phố đã từng bước giảm dần: năm 2005 chiếm 73,45%, năm 2008 chỉ còn 68,19%. Tuy nhiên, đây vẫn là nơi chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất ngành công nghiệp toàn tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh còn hình thành nên một số khu vực tập trung công nghiệp khác như Sông Công, Phổ Yên, Võ Nhai. Trong đó, khu vực Sông Công tập trung vào hướng chuyên môn hóa sản xuất động cơ diezel, hộp số, phụ tùng xe máy, ô tô, đúc chi tiết cơ khí, sản xuất dụng cụ các loại. Đây là trung tâm công nghiệp lớn thứ 2 trong tỉnh. Giá trị SXCN giai đoạn 2001 - 2005 của thị xã đạt 23,84%/năm. Năm 2008, giá trị SXCN của thị xã đạt 991,85 tỷ đồng, cao gấp 2 lần so với năm 2005, chiếm 11,42% GTSXCN toàn tỉnh.

Huyện Phổ Yên: phát triển dụng cụ y tế, dệt may, gạch ceramic. Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Phổ Yên liên tục gia tăng: năm 2000, GTSXCN của huyện chiếm 3,32% trong tổng GTSXCN của tỉnh (đứng thứ 7 trên địa bàn), năm 2008 vươn lên đứng thứ 3 với tỉ trọng 10,53%. Trong các địa phương, Phổ Yên là huyện có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao nhất: 31,34%/năm. Sở dĩ như vậy là vì Phổ Yên có nhiều dự án đầu tư mới vào các lĩnh vực hiện đã đi vào hoạt động như gạch ceramic, dụng cụ y tế, dệt may. Phú Bình là huyện có tốc độ tăng trưởng công nghiệp thấp nhất (7,78%/năm).

Huyện Võ Nhai: phát triển sản xuất xi măng, khai thác đá xây dựng, đôlômit, chì, kẽm. Tỉ trọng giá trị SXCN toàn huyện năm 2008 đạt 4,05%.

Từ sự chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư và lao động cho thấy, xu thế chung là lao động và vốn đầu tư ngày càng "chảy" vào thành phố, thị xã, huyện đang có tốc độ tăng trưởng cao như thành phố Thái nguyên, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên... Ngược lại, những huyện có tốc độ tăng trưởng công nghiệp thấp thì đồng thời cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhận được không nhiều sự đầu tư của thành phần kinh tế tư nhân cũng như thu hút lao động tham gia. Có thể nói, cho đến nay, sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp giữa các huyện, thành phố, thị xã còn chậm và chưa có những thay đổi đáng kể.

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)