Định hướng phát triển các ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 110 - 113)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1.2.1. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp

Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Vì vậy, tỉnh đã quy hoạch các ngành cơ bản đến năm 2020 với định hướng phát triển riêng cho từng ngành.

a. Ngành công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp

Đây là ngành được ưu tiên số 1 của tỉnh, có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu nội ngành. Dự kiến sau năm 2015, ngành sẽ chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong giá trị toàn ngành công nghiệp của tỉnh (năm 2020 chiếm 40,9% cơ cấu công nghiệp).

Phát triển công nghiệp cơ khí gắn với sản xuất kim loại. Thực hiện chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất cơ khí trên địa bàn, giữa các thành phần kinh tế và các cơ sở sản xuất; phấn đấu trở thành ngành sản xuất thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền sản xuất, lắp ráp của các tập đoàn quốc gia. Đây là ngành được ưu đãi đặc biệt với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại với máy động lực, máy nông nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy, thiết bị bảo quản sau thu hoạch, công cụ, dụng cụ, phụ tùng… để hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển, đặc biệt là nông nghiệp để hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và thay thế các sản phẩm nhập khẩu, từng bước tiến tới xuất khẩu.

Ngành được phát triển theo các hướng chuyên môn hóa sau:

Sản xuất, lắp ráp động cơ diezel, động cơ thủy lực, xe tải nhẹ và xe nông cụ; sản xuất, lắp ráp máy kéo, máy nông nghiệp; sản xuất thiết bị điện, điện dân dụng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiết bị đồng bộ cho ngành dệt; phụ tùng xe máy, ô tô các loại. Hướng chuyên môn hóa này được phát triển tại các khu công nghiệp Sông Công và Phổ Yên.

Sản xuất thiết bị cán - kéo thép, thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản và sửa chữa máy các loại: phát triển tại các khu công nghiệp thuộc thành phố Thái Nguyên.

Phát triển các xưởng sửa chữa cơ khí, các thiết bị chế biến nông sản cỡ nhỏ và vừa; các thiết bị bảo quản sản phẩm sau thu hoạch tại các cụm, điểm công nghiệp thuộc địa bàn các huyện.

b. Ngành công nghiệp luyện kim

Là ngành có nhiều tiềm năng để phát triển ở Thái Nguyên. Ngành được định hướng phát triển trên cơ sở phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có. Ngành được tạo điều kiện thuận lợi nhất để các dự án về luyện kim đen và luyện kim màu đang được đầu tư xây dựng trên địa bàn đi vào hoạt động đúng tiến độ: công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, công ty TNHH kim loại màu Thái Nguyên, công ty kim loại màu Việt Bắc, công ty cổ phần luyện kim đen. Ngành được định hướng phát triển theo chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị để phát huy hết công suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

c. Ngành công nghiệp dệt may, da giày và sản xuất hàng tiêu dùng

Đây là ngành có tiềm năng tăng trưởng khá cao, có triển vọng phát triển ở Thái Nguyên. Ngành được phát triển theo hướng từng bước cải tiến, đầu tư mới trang thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, giảm dần và hướng tới thay thế việc thực hiện các hợp đồng gia công bằng sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp.

Tiến hành đầu tư liên hợp sợi, dệt, nhuộm vào các nhà máy may, sản xuất giày dép lớn, trung tâm đào tạo và thiết kế mẫu mã thời trang tại các khu công nghiệp Sông Công, Nam Phổ Yên, Yên Bình, Điềm Thụy.

d. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống

Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu để đổi mới thiết bị công nghệ, chủng loại mẫu mã, chất lượng sản phẩm các cơ sở đang hoạt động. Xây dựng các cơ sở chế biến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tập trung mới theo quy mô nguồn nguyên liệu, tăng cường phát triển các sản phẩm chủ lực như chế biến chè cao cấp, bia lon - chai - hơi chất lượng cao, chế biến nước hoa quả, thịt hộp, đồ ăn nguội; giảm dần các sản phẩm sơ chế nhằm tăng giá trị và chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

e. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Ngành được định hướng phát triển với hướng chuyên môn hóa chính là sản xuất đá ốp lát cao cấp, cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu chịu lửa, xi măng, các dây chuyền sản xuất gạch tuy nen, gạch không nung, gạch ceramic, tấm lợp sinh thái chịu nhiệt và cách nhiệt…

f. Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

Dự báo nhu cầu quặng sắt của tỉnh đến năm 2020 là 2 triệu tấn/năm, chì, kẽm, thiếc là 100.000 tấn/năm, titan: 1 triệu tấn/năm. Vì vậy, ngành được định hướng tập trung vào khai thác và chế biến các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn như quặng sắt, thiếc, vonfram theo hướng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị hiện đại, tận thu nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, ngành còn chú trọng tới công tác thăm dò và tìm kiếm các mỏ mới để có kế hoạch phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Các ngành công nghiệp khác như sản xuất và phân phối điện, nước, công nghiệp hóa chất cũng được quy hoạch phát triển theo hướng đầu tư theo chiều sâu nhằm đổi mới công nghệ, khai thác hết công suất hiện có.

Từ định hướng phát triển các ngành công nghiệp Thái Nguyên cho thấy, tỉnh đã có sự đầu tư, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu, chiếm tỷ trọng lớn nhất là sắt thép (giá trị nhập khẩu là 93,3 triệu USD, chiếm 57,5% giá trị nhập khẩu), phụ liệu may mặc (giá trị nhập khẩu là 21,2 triệu USD) và máy móc - thiết bị phụ tùng (17,7 triệu USD). Việc nhập khẩu các loại nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất trong tỉnh năm 2009 chứng tỏ ngành công nghiệp phụ trợ chưa được chú trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầu tư và còn qúa non yếu. Tỉnh chưa có định hướng cụ thể và những doanh nghiệp chưa được hưởng ưu đãi riêng để khuyến khích phát triển. Vì thế, tỉnh cần có định hướng cụ thể cho phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tạo ra hướng mở trong việc giải quyết bài toán khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay. Mặt khác, mỗi địa phương đều có thế mạnh phát triển riêng. Vì vậy, trong định hướng phát triển các ngành, tỉnh cần cụ thể hóa các ngành công nghiệp trọng điểm, coi đó là mũi nhọn phát triển. Đối với Thái Nguyên, ngành công nghiệp mũi nhọn cần được ưu tiên là ngành thép. Vì thế, tỉnh cần tập trung vào những dự án trọng điểm để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế; tập trung huy động nguồn lực ở cả trong nước và đầu tư nước ngoài để tạo cho ngành thép trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của Thái Nguyên và cả nước.

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)