ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN ĐẾN

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 105 - 138)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN ĐẾN

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020 NĂM 2020

3.1.1. Cơ sở của định hƣớng

3.1.1.1. Những mặt tích cực và hạn chế của công nghiệp Thái Nguyên

Sau hơn 20 năm đổi mới, ngành công nghiệp Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề cho phát triển những năm tiếp theo. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành công nghiệp có sự đóng góp tương đối lớn. Phát triển công nghiệp góp phần quan trọng vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thái Nguyên. Cơ cấu ngành công nghiệp phát triển đa dạng, có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, sản phẩm công nghiệp ngày càng phong phú về mặt số lượng, nâng cao về chất lượng theo hướng đổi mới công nghệ, thiết bị, đầu tư theo chiều sâu. Cơ cấu lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong phát triển, tạo ra sự phát triển đồng đều hơn trên toàn lãnh thổ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công nghiệp Thái Nguyên còn phải đối mặt với những khó khăn về nguồn vốn, công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp còn yếu. Mặt khác, cơ cấu ngành công nghiệp chậm chuyển dịch, các ngành có hàm lượng khoa học cao còn ít, cơ cấu lãnh thổ mất cân đối, tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên. Ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, thiếu sự quan tâm. Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra còn nhiều, chưa tạo ra được sự phát triển theo hướng bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.1.2. Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2020

Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu đó, cần phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, xây dựng cơ cấu ngành nghề phù hợp và nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học, công nghệ của các sản phẩm công nghiệp.

Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang có lợi thế cạnh tranh, sẵn có thị trường và giải quyết nhiều lao động như chế biến nông - lâm - thuỷ sản, thực phẩm, gia công cơ khí, lắp ráp điện tử, vật liệu xây dựng; kết hợp phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng như năng lượng, hóa chất, luyện kim,... để tăng khả năng tự chủ của nền kinh tế; tiếp tục đổi mới, sắp xếp và phát triển doanh nghiệp công nghiệp theo hướng hình thành một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty mạnh, phát triển hiệu quả và bền vững, đa sở hữu làm nòng cốt trong một số lĩnh vực công nghiệp then chốt.

Đồng thời, tập trung phát triển năng lực nghiên cứu, thiết kế sản phẩm công nghiệp và chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp chế tác có tiềm năng, có hàm lượng công nghệ cao để tạo bước nhẩy vọt về chất lượng phát triển, nâng cao năng suất lao động. Chuyển dịch và phát triển công nghiệp nông thôn, gắn kết phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững.

Tập trung thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, sẵn sàng tham gia liên kết kinh tế dưới nhiều hình thức để đến năm 2020, công nghiệp Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của hệ thống công nghiệp khu vực và thế giới.

- Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, theo phương châm “đi tắt đón đầu” phù hợp, chuyển từ thế hệ công nghiệp sử dụng nhiều lao động sang sử dụng công nghệ cao, tận dụng hiệu quả công nghệ hiện có để tạo tích lũy, tạo đà cho các bước nhẩy vọt sang thế hệ công nghiệp mới. “Đi tắt” khởi đầu bằng việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển, ứng dụng, từng bước nâng cao và kết hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với nền khoa học - kỹ thuật trong nước. Phấn đấu đưa nền công nghiệp nước ta phát triển từ gia công, lắp ráp, từng bước phát triển qua tiến trình cải cách, canh tân, và phát triển nền công nghệ kỹ thuật cao.

- Phát triển công nghiệp lấy xuất khẩu làm mục tiêu và làm thước đo khả năng chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam được thế giới nói tới như một quốc gia công nghiệp mới nổi, có một số ngành công nghiệp chế tạo mạnh, phát triển tầm cỡ, chiếm thị phần lớn trong khu vực và thế giới dựa trên năng lực cạnh tranh động của Việt Nam. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc mời các tập đoàn công nghiệp lớn vào Việt Nam, gắn kết họ với Việt Nam và tạo sự lan tỏa, phát triển công nghiệp hỗ trợ.

- Đầu tư nước ngoài là động lực cho tiến trình mở rộng và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng hiệu quả và hiện đại.

Trên cơ sở đó, Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 45 - 48% trong cơ cấu GDP; tăng trưởng bình quân về GTSXCN đạt 14%/năm; tăng trưởng bình quân GDP của công nghiệp - xây dựng là 11%/năm; tỷ trọng công nghiệp chế biến chiếm 87 - 90% trong tổng GTSXCN; lao động công nghiệp chiếm 30% trong tổng số lao động; tỷ trọng các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn bảo vệ môi trường chiếm 80% trên tổng số doanh nghiệp công nghiệp cả nước.

3.1.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên đến năm 2020

Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển, nâng cao và có sự chuyển biến rõ nét về trình độ sản xuất. Tốc độ phát triển kinh tế đạt được ở mức nhanh, bền vững và hiệu quả. Phấn đấu đạt mức GDP bình quân đầu người bằng hoặc cao hơn cả nước vào năm 2020.

Phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương; đặc biệt là các địa phương trong vùng trung du, miền núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; đảm bảo thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa Thái Nguyên so với mức trung bình của cả nước; nâng cao dần vị thế của Thái Nguyên, phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải phóng và phát huy mọi nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững. Từng bước chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế theo hướng: thúc đẩy nhanh phát triển khu vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch thương mại, giáo dục, y tế, tài chính; phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế tại các khu, cụm công nghiệp như công nghiệp khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng chế biến lương thực, thực phẩm, lâm sản...; xây dựng một nền nông - lâm nghiệp đa dạng gắn kết với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xóa đói giảm nghèo và các tệ nạn xã hội.

Chú trọng phát triển công nghiệp, coi đó là lĩnh vực mũi nhọn, then chốt để đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH. Ngành công nghiệp được phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, ưu tiên tập trung vào một số ngành có lợi thế của tỉnh.

Chú trọng tới chất lượng tăng trưởng GDP của ngành công nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực, đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển công nghiệp.

Phát triển công nghiệp theo quy hoạch, coi trọng chất lượng tăng trưởng. Phát triển mạnh công nghiệp tại các trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh, nhất là ngành luyện kim. Khai thác có hiệu quả và tăng cường chế biến khoáng sản tại địa phương, chế biến nông, lâm sản, cơ khí, dệt may, da giày, hóa chất và công nghệ phần mềm, phát triển dịch vụ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo thế mạnh của từng địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững, lựa chọn công nghệ thân thiện với môi trường; khai thác có hiệu quả các lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao và vị trí trung tâm vùng thuận lợi trong phát triển để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, thu hẹp mức chênh lệch so với cả nước.

Phát huy nội lực và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Tạo cơ chế chính sách thông thoáng, đúng đắn và tinh thần cởi mở, tạo mọi điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đảm bảo tốc độ đổi mới công nghệ đạt khoảng 16 - 18%/năm trong giai đoạn đến năm 2020. Phấn đấu để một số lĩnh vực khoa học - công nghệ của Thái Nguyên đạt trình độ trung bình của cả nước và trong khu vực vào năm 2020.

Song song với việc mở rộng phát triển các ngành nghề , đa dạng hóa các mặt hàng, tỉnh phấn đấu chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp , tăng cường đầu tư theo chiều sâu , nâng cao trình độ công nghệ chế biến và tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành để đạt được mục tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2011 - 2020 tăng 12 - 13%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 16%/năm.

- Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu GDP của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 phấn đấu đạt: Công nghiệp - xây dựng: 47 - 48%, dịch vụ: 42 - 43%, nông nghiệp: 9 - 10%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 30000 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt trên 66000 tỷ đồng (theo giá so sánh).

Như vậy, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với mục tiêu cả nước. Các mục tiêu đề ra trong phát triển công nghiệp cũng phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển ngành công nghiệp cả nước. Một số chỉ tiêu của tỉnh phấn đấu đạt cao hơn cả nước và một số tỉnh trong vùng như chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân. Để đạt được mục tiêu đề ra, Thái Nguyên cần chọn ra và ưu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiên các sản phẩm lợi thế của tỉnh để đảm bảo cân đối nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

3.1.2. Định hƣớng phát triển công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2020

Trên cơ sở khái quát những mặt mạnh và hạn chế của ngành công nghiệp Thái Nguyên, dựa theo định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam và mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, Thái Nguyên đã đề ra định hướng phát triển các ngành cũng như lãnh thổ công nghiệp của tỉnh đến năm 2020.

3.1.2.1. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp

Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Vì vậy, tỉnh đã quy hoạch các ngành cơ bản đến năm 2020 với định hướng phát triển riêng cho từng ngành.

a. Ngành công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp

Đây là ngành được ưu tiên số 1 của tỉnh, có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu nội ngành. Dự kiến sau năm 2015, ngành sẽ chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong giá trị toàn ngành công nghiệp của tỉnh (năm 2020 chiếm 40,9% cơ cấu công nghiệp).

Phát triển công nghiệp cơ khí gắn với sản xuất kim loại. Thực hiện chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất cơ khí trên địa bàn, giữa các thành phần kinh tế và các cơ sở sản xuất; phấn đấu trở thành ngành sản xuất thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền sản xuất, lắp ráp của các tập đoàn quốc gia. Đây là ngành được ưu đãi đặc biệt với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại với máy động lực, máy nông nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy, thiết bị bảo quản sau thu hoạch, công cụ, dụng cụ, phụ tùng… để hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển, đặc biệt là nông nghiệp để hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và thay thế các sản phẩm nhập khẩu, từng bước tiến tới xuất khẩu.

Ngành được phát triển theo các hướng chuyên môn hóa sau:

Sản xuất, lắp ráp động cơ diezel, động cơ thủy lực, xe tải nhẹ và xe nông cụ; sản xuất, lắp ráp máy kéo, máy nông nghiệp; sản xuất thiết bị điện, điện dân dụng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiết bị đồng bộ cho ngành dệt; phụ tùng xe máy, ô tô các loại. Hướng chuyên môn hóa này được phát triển tại các khu công nghiệp Sông Công và Phổ Yên.

Sản xuất thiết bị cán - kéo thép, thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản và sửa chữa máy các loại: phát triển tại các khu công nghiệp thuộc thành phố Thái Nguyên.

Phát triển các xưởng sửa chữa cơ khí, các thiết bị chế biến nông sản cỡ nhỏ và vừa; các thiết bị bảo quản sản phẩm sau thu hoạch tại các cụm, điểm công nghiệp thuộc địa bàn các huyện.

b. Ngành công nghiệp luyện kim

Là ngành có nhiều tiềm năng để phát triển ở Thái Nguyên. Ngành được định hướng phát triển trên cơ sở phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có. Ngành được tạo điều kiện thuận lợi nhất để các dự án về luyện kim đen và luyện kim màu đang được đầu tư xây dựng trên địa bàn đi vào hoạt động đúng tiến độ: công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, công ty TNHH kim loại màu Thái Nguyên, công ty kim loại màu Việt Bắc, công ty cổ phần luyện kim đen. Ngành được định hướng phát triển theo chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị để phát huy hết công suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

c. Ngành công nghiệp dệt may, da giày và sản xuất hàng tiêu dùng

Đây là ngành có tiềm năng tăng trưởng khá cao, có triển vọng phát triển ở Thái Nguyên. Ngành được phát triển theo hướng từng bước cải tiến, đầu tư mới trang thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, giảm dần và hướng tới thay thế việc thực hiện các hợp đồng gia công bằng sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp.

Tiến hành đầu tư liên hợp sợi, dệt, nhuộm vào các nhà máy may, sản xuất giày dép lớn, trung tâm đào tạo và thiết kế mẫu mã thời trang tại các khu công nghiệp Sông Công, Nam Phổ Yên, Yên Bình, Điềm Thụy.

d. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống

Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu để đổi mới thiết bị công nghệ, chủng loại mẫu mã, chất lượng sản phẩm các cơ sở đang hoạt động. Xây dựng các cơ sở chế biến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tập trung mới theo quy mô nguồn nguyên liệu, tăng cường phát triển các sản phẩm chủ lực như chế biến chè cao cấp, bia lon - chai - hơi chất lượng cao, chế biến nước hoa quả, thịt hộp, đồ ăn nguội; giảm dần các sản phẩm sơ chế nhằm tăng giá trị và chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

e. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 105 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)