TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 38 - 40)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1.1. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh có diện tích tự nhiên không lớn (3534,35 km2, chiếm 1,07% diện tích cả nước), dân số là 1.150.000 người (chiếm 1,33% dân số cả nước - năm 2008). Về mặt hành chính, Thái Nguyên có 7 huyện (Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa, Phú Bình, Phổ Yên), 1 thị xã (Sông Công) và 1 thành phố (Thái Nguyên), với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.

Thái Nguyên nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có tọa độ địa lý: 21028’B - 22003’B và 105028’Đ - 1060

14’Đ. Thái Nguyên tiếp giáp với các tỉnh: phía Bắc giáp Bắc Kạn; phía Nam giáp thủ đô Hà Nội; phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ.

Với vị trí địa lý trên, Thái Nguyên được coi là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của Việt Bắc nói riêng và của vùng trung du, miền núi phía Bắc nói chung. Thái Nguyên cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Việt - Trung 200km, cách trung tâm Hà Nội 75km và cảng Hải Phòng 200km, là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên được coi là đầu nút quan trọng. Trong đó:

Đường quốc lộ 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng, cắt dọc toàn bộ tỉnh, chạy qua thành phố Thái Nguyên. Đây được coi là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng và với các tỉnh khác trong cả nước. Đồng thời, đây còn là cửa ngõ phía Bắc, qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng, thông sang biên giới Trung Quốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những tuyến đường huyết mạch quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều là mối giao lưu quan trọng giữa vùng đồng bằng với các khu công nghiệp Sông Công, Gang Thép và thành phố Thái Nguyên.

Ngoài ra, Thái Nguyên còn có quốc lộ 1A đi Lạng Sơn, quốc lộ 37 đi Bắc Ninh, Bắc Giang và hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng, đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội - Lạng Sơn. Hơn nữa, tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên nằm trong quy hoạch đang được xây dựng sẽ là tuyến đường hướng tâm, giúp sự giao lưu giữa tỉnh với các tỉnh lân cận được tiến hành thuận tiện.

Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là căn cứ địa cách mạng trong những năm kháng chiến, có truyền thống cách mạng và nền văn hóa mang đậm đà bản sắc của các dân tộc miền núi phía Bắc. Với hệ thống 6 trường đại học hiện có, Thái Nguyên còn được coi là trung tâm đào tạo khoa học và giáo dục cho các tỉnh miền núi phía Bắc, đây là thuận lợi cơ bản về nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế của tỉnh nói riêng và miền Bắc nói chung.

Vị trí địa lí của tỉnh đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài, đưa Thái Nguyên nhanh chóng trở thành một trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng trung du, miền núi phía Bắc không chỉ hiện nay mà cả trong tương lai.

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)