Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Thái Nguyên đến năm 2020

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 107 - 138)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1.1.3. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội Thái Nguyên đến năm 2020

Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển, nâng cao và có sự chuyển biến rõ nét về trình độ sản xuất. Tốc độ phát triển kinh tế đạt được ở mức nhanh, bền vững và hiệu quả. Phấn đấu đạt mức GDP bình quân đầu người bằng hoặc cao hơn cả nước vào năm 2020.

Phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước; trong sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương; đặc biệt là các địa phương trong vùng trung du, miền núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; đảm bảo thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa Thái Nguyên so với mức trung bình của cả nước; nâng cao dần vị thế của Thái Nguyên, phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải phóng và phát huy mọi nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững. Từng bước chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế theo hướng: thúc đẩy nhanh phát triển khu vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch thương mại, giáo dục, y tế, tài chính; phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế tại các khu, cụm công nghiệp như công nghiệp khai khoáng, luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng chế biến lương thực, thực phẩm, lâm sản...; xây dựng một nền nông - lâm nghiệp đa dạng gắn kết với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xóa đói giảm nghèo và các tệ nạn xã hội.

Chú trọng phát triển công nghiệp, coi đó là lĩnh vực mũi nhọn, then chốt để đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH. Ngành công nghiệp được phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó, ưu tiên tập trung vào một số ngành có lợi thế của tỉnh.

Chú trọng tới chất lượng tăng trưởng GDP của ngành công nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành, lựa chọn nhà đầu tư có tiềm lực, đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển công nghiệp.

Phát triển công nghiệp theo quy hoạch, coi trọng chất lượng tăng trưởng. Phát triển mạnh công nghiệp tại các trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh, nhất là ngành luyện kim. Khai thác có hiệu quả và tăng cường chế biến khoáng sản tại địa phương, chế biến nông, lâm sản, cơ khí, dệt may, da giày, hóa chất và công nghệ phần mềm, phát triển dịch vụ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo thế mạnh của từng địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững, lựa chọn công nghệ thân thiện với môi trường; khai thác có hiệu quả các lợi thế của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực trình độ cao và vị trí trung tâm vùng thuận lợi trong phát triển để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, thu hẹp mức chênh lệch so với cả nước.

Phát huy nội lực và tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Tạo cơ chế chính sách thông thoáng, đúng đắn và tinh thần cởi mở, tạo mọi điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đảm bảo tốc độ đổi mới công nghệ đạt khoảng 16 - 18%/năm trong giai đoạn đến năm 2020. Phấn đấu để một số lĩnh vực khoa học - công nghệ của Thái Nguyên đạt trình độ trung bình của cả nước và trong khu vực vào năm 2020.

Song song với việc mở rộng phát triển các ngành nghề , đa dạng hóa các mặt hàng, tỉnh phấn đấu chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp , tăng cường đầu tư theo chiều sâu , nâng cao trình độ công nghệ chế biến và tỷ lệ giá trị gia tăng của ngành để đạt được mục tiêu:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2011 - 2020 tăng 12 - 13%/năm, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 16%/năm.

- Tỉ trọng các ngành trong cơ cấu GDP của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 phấn đấu đạt: Công nghiệp - xây dựng: 47 - 48%, dịch vụ: 42 - 43%, nông nghiệp: 9 - 10%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 30000 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt trên 66000 tỷ đồng (theo giá so sánh).

Như vậy, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với mục tiêu cả nước. Các mục tiêu đề ra trong phát triển công nghiệp cũng phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển ngành công nghiệp cả nước. Một số chỉ tiêu của tỉnh phấn đấu đạt cao hơn cả nước và một số tỉnh trong vùng như chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân. Để đạt được mục tiêu đề ra, Thái Nguyên cần chọn ra và ưu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiên các sản phẩm lợi thế của tỉnh để đảm bảo cân đối nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

3.1.2. Định hƣớng phát triển công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2020

Trên cơ sở khái quát những mặt mạnh và hạn chế của ngành công nghiệp Thái Nguyên, dựa theo định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam và mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, Thái Nguyên đã đề ra định hướng phát triển các ngành cũng như lãnh thổ công nghiệp của tỉnh đến năm 2020.

3.1.2.1. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp

Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. Vì vậy, tỉnh đã quy hoạch các ngành cơ bản đến năm 2020 với định hướng phát triển riêng cho từng ngành.

a. Ngành công nghiệp chế tạo máy, điện tử, gia công kim loại và cơ khí lắp ráp

Đây là ngành được ưu tiên số 1 của tỉnh, có vai trò quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu nội ngành. Dự kiến sau năm 2015, ngành sẽ chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong giá trị toàn ngành công nghiệp của tỉnh (năm 2020 chiếm 40,9% cơ cấu công nghiệp).

Phát triển công nghiệp cơ khí gắn với sản xuất kim loại. Thực hiện chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất cơ khí trên địa bàn, giữa các thành phần kinh tế và các cơ sở sản xuất; phấn đấu trở thành ngành sản xuất thiết bị đồng bộ cho các dây chuyền sản xuất, lắp ráp của các tập đoàn quốc gia. Đây là ngành được ưu đãi đặc biệt với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại với máy động lực, máy nông nghiệp, phụ tùng ô tô, xe máy, thiết bị bảo quản sau thu hoạch, công cụ, dụng cụ, phụ tùng… để hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển, đặc biệt là nông nghiệp để hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và thay thế các sản phẩm nhập khẩu, từng bước tiến tới xuất khẩu.

Ngành được phát triển theo các hướng chuyên môn hóa sau:

Sản xuất, lắp ráp động cơ diezel, động cơ thủy lực, xe tải nhẹ và xe nông cụ; sản xuất, lắp ráp máy kéo, máy nông nghiệp; sản xuất thiết bị điện, điện dân dụng;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiết bị đồng bộ cho ngành dệt; phụ tùng xe máy, ô tô các loại. Hướng chuyên môn hóa này được phát triển tại các khu công nghiệp Sông Công và Phổ Yên.

Sản xuất thiết bị cán - kéo thép, thiết bị khai thác, chế biến khoáng sản và sửa chữa máy các loại: phát triển tại các khu công nghiệp thuộc thành phố Thái Nguyên.

Phát triển các xưởng sửa chữa cơ khí, các thiết bị chế biến nông sản cỡ nhỏ và vừa; các thiết bị bảo quản sản phẩm sau thu hoạch tại các cụm, điểm công nghiệp thuộc địa bàn các huyện.

b. Ngành công nghiệp luyện kim

Là ngành có nhiều tiềm năng để phát triển ở Thái Nguyên. Ngành được định hướng phát triển trên cơ sở phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có. Ngành được tạo điều kiện thuận lợi nhất để các dự án về luyện kim đen và luyện kim màu đang được đầu tư xây dựng trên địa bàn đi vào hoạt động đúng tiến độ: công ty Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, công ty TNHH kim loại màu Thái Nguyên, công ty kim loại màu Việt Bắc, công ty cổ phần luyện kim đen. Ngành được định hướng phát triển theo chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị để phát huy hết công suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

c. Ngành công nghiệp dệt may, da giày và sản xuất hàng tiêu dùng

Đây là ngành có tiềm năng tăng trưởng khá cao, có triển vọng phát triển ở Thái Nguyên. Ngành được phát triển theo hướng từng bước cải tiến, đầu tư mới trang thiết bị tiên tiến để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, giảm dần và hướng tới thay thế việc thực hiện các hợp đồng gia công bằng sản xuất hàng xuất khẩu trực tiếp.

Tiến hành đầu tư liên hợp sợi, dệt, nhuộm vào các nhà máy may, sản xuất giày dép lớn, trung tâm đào tạo và thiết kế mẫu mã thời trang tại các khu công nghiệp Sông Công, Nam Phổ Yên, Yên Bình, Điềm Thụy.

d. Ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, đồ uống

Tiếp tục đầu tư theo chiều sâu để đổi mới thiết bị công nghệ, chủng loại mẫu mã, chất lượng sản phẩm các cơ sở đang hoạt động. Xây dựng các cơ sở chế biến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tập trung mới theo quy mô nguồn nguyên liệu, tăng cường phát triển các sản phẩm chủ lực như chế biến chè cao cấp, bia lon - chai - hơi chất lượng cao, chế biến nước hoa quả, thịt hộp, đồ ăn nguội; giảm dần các sản phẩm sơ chế nhằm tăng giá trị và chất lượng sản phẩm, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

e. Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Ngành được định hướng phát triển với hướng chuyên môn hóa chính là sản xuất đá ốp lát cao cấp, cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu chịu lửa, xi măng, các dây chuyền sản xuất gạch tuy nen, gạch không nung, gạch ceramic, tấm lợp sinh thái chịu nhiệt và cách nhiệt…

f. Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

Dự báo nhu cầu quặng sắt của tỉnh đến năm 2020 là 2 triệu tấn/năm, chì, kẽm, thiếc là 100.000 tấn/năm, titan: 1 triệu tấn/năm. Vì vậy, ngành được định hướng tập trung vào khai thác và chế biến các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn như quặng sắt, thiếc, vonfram theo hướng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị hiện đại, tận thu nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, ngành còn chú trọng tới công tác thăm dò và tìm kiếm các mỏ mới để có kế hoạch phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Các ngành công nghiệp khác như sản xuất và phân phối điện, nước, công nghiệp hóa chất cũng được quy hoạch phát triển theo hướng đầu tư theo chiều sâu nhằm đổi mới công nghệ, khai thác hết công suất hiện có.

Từ định hướng phát triển các ngành công nghiệp Thái Nguyên cho thấy, tỉnh đã có sự đầu tư, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu, chiếm tỷ trọng lớn nhất là sắt thép (giá trị nhập khẩu là 93,3 triệu USD, chiếm 57,5% giá trị nhập khẩu), phụ liệu may mặc (giá trị nhập khẩu là 21,2 triệu USD) và máy móc - thiết bị phụ tùng (17,7 triệu USD). Việc nhập khẩu các loại nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất trong tỉnh năm 2009 chứng tỏ ngành công nghiệp phụ trợ chưa được chú trọng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầu tư và còn qúa non yếu. Tỉnh chưa có định hướng cụ thể và những doanh nghiệp chưa được hưởng ưu đãi riêng để khuyến khích phát triển. Vì thế, tỉnh cần có định hướng cụ thể cho phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tạo ra hướng mở trong việc giải quyết bài toán khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay. Mặt khác, mỗi địa phương đều có thế mạnh phát triển riêng. Vì vậy, trong định hướng phát triển các ngành, tỉnh cần cụ thể hóa các ngành công nghiệp trọng điểm, coi đó là mũi nhọn phát triển. Đối với Thái Nguyên, ngành công nghiệp mũi nhọn cần được ưu tiên là ngành thép. Vì thế, tỉnh cần tập trung vào những dự án trọng điểm để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế; tập trung huy động nguồn lực ở cả trong nước và đầu tư nước ngoài để tạo cho ngành thép trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của Thái Nguyên và cả nước.

3.1.2.2. Định hướng phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp

Hình thành hệ thống các khu công nghiệp hợp lý trên địa bàn tỉnh để đảm bảo sự phát triển bền vững và trở thành động lực cho sự phát triển chung. Qua đó, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động theo hướng hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỉ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển các khu công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng phát triển công nghiệp vùng Trung du, miền núi phía Bắc.

Phát triển các khu công nghiệp đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, dịch vụ và môi trường, đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với ổn định đời sống xã hội và dân cư, từng bước CNH - HĐH nông thôn.

Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai.

Xác định thị trường cho phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn chủ yếu là ngoại tỉnh. Bên cạnh đó, cần hình thành một số khu công nghiệp có quy mô hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lý (nhỏ và vừa) nhằm tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp dựa trên nguồn nguyên liệu trong tỉnh và khai thác thị trường nội tỉnh. Đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng đối ngoại để tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp, khai thác tốt các nguồn lực và thị trường ngoại tỉnh.

Phân bố khu công nghiệp hợp lý, tạo động lực thúc đẩy các vùng phát triển, tạo hạt nhân phát triển cho các vùng trong tỉnh.

Phát triển đồng bộ các đô thị và các ngành dịch vụ khác gắn liền với phát triển khu công nghiệp để tạo ra sự phát triển hài hòa , hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực.

Trên cơ sở đó, tỉnh đã tiến hành quy hoạch các khu, cụm, điểm công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của địa phương.

Bảng 3.1. Danh mục các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã đƣợc quy hoạch

(Nguồn: Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp Thái Nguyên)

TT Tên KCN Vị trí KCN DT

(ha) Chức năng chính

1 Sông Công I TX. Sông Công

(xã Tân Quang) 220

Sản xuất dụng cụ y tế, phụ tùng; chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng; hàng tiêu dùng.

2 Sông Công II TX. Sông Công

(xã Tân Quang) 250

Sản xuất kim loại, máy diezen, phụ tùng, hàng điện tử; chế biến thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 107 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)