Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Thái Nguyên

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 93 - 138)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.4.1. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Thái Nguyên

a. Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế trong ngành công nghiệp của Thái Nguyên diễn ra theo chiều hướng: Công nghiệp Quốc doanh (Trung ương và Địa phương) có xu hướng giảm dần: Từ 74,12% (năm 2000) xuống còn 57,09% (năm 2009); công nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng tương đối nhanh: từ 8,94% (năm 2000) lên 36,81% (năm 2009). Giá trị SXCN của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng do các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa từ khu vực quốc doanh chuyển sang. Giá trị SXCN của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng biến động (năm 2000 chiếm 16,94%, năm 2009 giảm xuống còn 6,1%) do gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và một số dự án lớn chậm đưa vào hoạt động (xem Hình 2.16).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 2.16. Cơ cấu GTSXCN Thái Nguyên phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2009

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2009)

57.93 61.9 73.03 57.09 74.12 37.75 31.78 20.25 36.81 8.94 16.94 6.72 6.32 4.32 6.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2000 2005 2006 2008 2009 Năm % VĐTNN CNNNN CNNN

b. Sự chuyển dịch cơ cấu theo ngành công nghiệp

Nhiều năm qua, công nghiệp Thái Nguyên chủ yếu là ngành luyện kim, cán kéo thép, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Đây là những ngành sử dụng nhiều tài nguyên, năng lượng, gây bất lợi cho cơ sở hạ tầng và môi trường. Trong những năm gần đây, công nghiệp Thái Nguyên đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu nội ngành theo hướng ưu tiên phát triển công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cơ khí chế tạo, lắp ráp; công nghiệp nhẹ, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Trong các nhóm ngành công nghiệp, sự chuyển dịch về cơ cấu cũng thể hiện tương đối rõ nét.

- Công nghiệp khai thác: Công nghiệp khai thác của tỉnh bao gồm khai thác than, quặng và một số loại khoáng sản khác. Ngành công nghiệp khai thác giai đoạn 2000 - 2009 có xu hướng giảm dần trong cơ cấu GTSXCN của tỉnh: từ 4,1% (năm 2000) xuống còn 3,34% (năm 2009). Trong cơ cấu nội bộ ngành cũng có sự chuyển dịch rõ rệt. Hoạt động khai thác than cứng và than non có xu hướng gia tăng (năm 2000, GTSXCN của ngành đạt 73,6 tỷ đồng, chiếm 77,4% giá trị ngành khai thác than; năm 2009 tăng lên 273,5 tỷ đồng và chiếm tới 81,2% giá trị). Khai thác quặng kim loại trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua lại có xu hướng giảm: năm 2000, hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

động khai thác quặng chiếm 8,7% giá trị của ngành công nghiệp khai thác, nhưng năm 2009, tỷ trọng giảm xuống còn 3,7%.

- Công nghiệp chế biến, chế tạo: Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh (luôn chiếm trên 80% giá trị toàn ngành công nghiệp) và có xu hướng gia tăng: chiếm 86% năm 2008, năm 2009 tăng lên 86,84%. Trong cơ cấu nội ngành, hoạt động sản xuất kim loại, chế biến thực phẩm, đồ uống, gỗ - giấy có xu hướng giảm dần tỉ trọng. Các ngành khác như cơ khí và gia công kim loại, sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng và dệt may - da giày lại có xu hướng tăng dần tỉ trọng trong giá trị sản xuất toàn ngành.

- Công nghiệp điện - nước - gas: Tỷ trọng có sự gia tăng trong giai đoạn 2000 - 2009: chiếm 8,20% (năm 2000), 8,67% (năm 2007) và 9,25% (năm 2009) trong giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp Thái Nguyên.

c. Sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

Cùng với cả nước, lãnh thổ công nghiệp Thái Nguyên đã có sự tổ chức, bố trí lại theo hướng hợp lý. Hoạt động công nghiệp đang có sự phân bố lại và có sự chuyển dịch từ khu vực thành phố sang các huyện, thị xã. Trong đó, hướng chuyển dịch rõ rệt nhất là sự giảm dần tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Thái Nguyên và tăng tỷ trọng của huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công. Năm 2000, thành phố Thái Nguyên chiếm 76,93% GTSXCN toàn tỉnh, đến năm 2008 giảm xuống còn 68,19%. Trong khi đó, GTSXCN của huyện Phổ Yên lại có sự gia tăng: từ 3,23% (năm 2000) lên 10,53% (năm 2008); thị xã Sông Công: tăng từ 6,81% (năm 2000) lên 11,42% (năm 2008). Tại các huyện khác trong tỉnh, cơ cấu lãnh thổ công nghiệp cũng có sự thay đổi, tuy nhiên diễn biến còn chậm. Mặc dù cơ cấu lãnh thổ công nghiệp Thái Nguyên có sự chuyển dịch theo thời gian, tuy nhiên ít có sự biến động. Hoạt động công nghiệp diễn ra chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất tại địa bàn thành phố Thái nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2.4.2. Đánh giá sức cạnh tranh của một số ngành công nghiệp Thái Nguyên

Trong tiến trình hội nhập, công nghiệp Thái Nguyên có những ưu thế và thuận lợi nhất định để có thể phát huy nội lực, tăng cường khả năng cạnh tranh, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm hướng về xuất khẩu. Những thuận lợi của Thái Nguyên phải kể đến là nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú, lực lượng lao động đông đảo và trình độ ngày càng cao, thị trường rộng lớn. Thái Nguyên đã và đang mở rộng thị trường xuất khẩu với các bạn hàng lớn như: Canada, Anh, Đài loan, Pakixtan, Lào, Campuchia,…

a. Công nghiệp luyện kim:

Thái Nguyên có bề dày truyền thống trong phát triển ngành công nghiệp luyện kim. Những năm gần đây, ngành đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu, nâng cao công suất và ứng dụng các công nghệ tiên tiến như luyện thiếc bằng lò điện, thiêu quặng kẽm, điện phân kẽm bằng lò lớp sôi, cán thép bằng dây chuyền tự động. Trong nhiều năm, công ty Gang thép Thái Nguyên đã đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao, các cúp Ngôi sao chất lượng, Sen vàng, cúp Hội nhập AFTA 2005 và nhiều huy chương vàng trong các kỳ hội chợ. Doanh nghiệp thép đã gây dựng thành công thương hiệu TISCO có uy tín trên thị trường thép và luôn giữ được vai trò đầu đàn trong ngành thép Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, công nghệ thiết bị của ngành còn lạc hậu, sản phẩm không đa dạng, trình độ chế biến tinh chưa cao, chưa tạo ra được sản phẩm cao cấp dùng cho công nghiệp chế tạo máy, đóng tàu. Vì thế, ngành luyện kim Thái Nguyên có khả năng cạnh tranh còn thấp.

b. Công nghiệp cơ khí:

Thái Nguyên có năng lực đúc và rèn dập khá mạnh trong cả nước, là địa phương duy nhất có thiết bị dập song động, có hệ thống nhiệt luyện liên hoàn tương đối hiện đại. Tuy nhiên, phần lớn thiết bị của ngành đã cũ, lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn, hiệu quả sản xuất thấp. Hiện nay, một số cơ sở sản xuất lớn đã có sự đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tư, trang bị máy gia công công nghệ cao nên trình độ công nghệ đã tăng lên đáng kể. Một số cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất dụng cụ y tế được đầu tư thiết bị ngoại nhập đồng bộ có trình độ công nghệ khá, còn đa phần trình độ công nghệ ở mức trung bình. Sức cạnh tranh của các sản phẩm trong ngành cơ khí Thái Nguyên còn yếu.

c. Dệt may, da giày:

Đây là ngành có lợi thế phát triển ở Thái Nguyên. Tuy nhiên, trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất trong ngành đa phần là thấp, quy mô nhỏ lẻ, mang tính gia công, sức cạnh tranh thấp, trừ công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG là có trang thiết bị đồng bộ nhập từ Nhật Bản.

d. Sản xuất vật liệu xây dựng:

Đây là ngành đang được đầu tư lớn trên địa bàn tỉnh. Một số nhà máy xi măng, gạch đã đầu tư dây chuyền sản xuất nhập ngoại tự động, đồng bộ, đạt trình độ khá như nhà máy xi măng Thái Nguyên, Quan Triều, La Hiên; nhà máy gạch Ceramic của công ty cổ phần Prime Phổ Yên, nhà máy gạch ốp lát Việt - Ý. Còn lại, các nhà máy sản xuất gạch tuynen, tấm lợp amiăng có trình độ sản xuất trung bình. Các sản phẩm xi măng, gạch ngói của Thái Nguyên hiện đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh còn thấp.

e. Các ngành khác:

Ngành công nghiệp khai thác: trình độ công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, sử dụng nhiều lao động thủ công, gây thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Ngành chế biến nông - lâm sản - thực phẩm và đồ uống: Một số cơ sở sản xuất lớn như công ty TNHH sữa Vĩnh Phúc, Phổ Yên có thiết bị công nghệ hiện đại, nhập từ Thụy Điển, trình độ tự động hóa cao. Công ty cổ phần chè Sông Cầu được đầu tư công nghệ sản xuất chè xanh đồng bộ nhập từ nhật Bản. Vì thế, sản phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phổ biến rộng rãi trên thị trường và có sức cạnh tranh cao. Còn lại, một số cơ sở sản xuất khác có trình độ công nghệ ở mức trung bình.

Ngành hóa chất: Công nghệ sản xuất ở mức trung bình, quy mô nhỏ, chất lượng sản phẩm không cao.

2.2.4.3. Một số thành tựu, hạn chế rút ra từ sự phát triển công nghiệp Thái Nguyên

a. Thành tựu đạt đƣợc

Có thể nói, trong những năm qua, công nghiệp Thái Nguyên đã có bước phát triển đáng kể, bước đầu định hướng được sự phát triển, tập trung khai thác các thế mạnh, hình thành được một số sản phẩm công nghiệp có vị trí so với vùng và cả nước, giải quyết việc làm cho nhiều lao động và đóng góp tương đối vào nguồn ngân sách của tỉnh, dần khẳng định vai trò và vị trí của ngành trong nền kinh tế Thái Nguyên.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành công nghiệp có sự đóng góp tương đối khá. Đóng góp của công nghiệp vào ngân sách ngày càng tăng. Năm 2004, công nghiệp đóng góp 76.730 tỷ trong tổng số thu là 418.415 tỷ đồng, năm 2005 đóng góp 96.172 tỷ trong tổng số thu là 480.863 tỷ đồng, năm 2006 đóng góp 125.379 tỷ trong tổng số thu là 626.899 tỷ đồng. Tỷ trọng của ngành đã có sự gia tăng trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh: từ 30.37% (năm 2000) lên 40.62% (năm 2009). Phát triển công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng nông nghiệp. Đặc biệt, trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đã có bước tăng trưởng cao, mức tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2008 đạt trung bình 18,8%/năm. Đây chính là động lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quyết định sự thành công trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh.

Một số dự án thuộc công trình trọng điểm đã đi vào hoạt động có hiệu quả như: dây chuyền lò quay của công ty xi măng La Hiên, công ty nhiệt điện Cao Ngạn, công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ty cổ phần thương mại và đầu tư TNG, nhà máy kẽm điện phân của công ty kim loại mầu Thái Nguyên. Các dự án đầu tư trọng điểm khác cũng đang đi vào hoạt động.

Mặt khác, hàng loạt các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ra đời đã giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động. Tính đến năm 2009, ngành công nghiệp đã thu hút tới trên 80000 lao động. Thu nhập của người lao động ngày càng ổn định và mức sống được cải thiện đáng kể. Số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng gia tăng.

Phát triển công nghiệp bước đầu đã có những thay đổi về chất, theo hướng tăng dần hàm lượng công nghệ, chất xám, vốn trong sản xuất công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động và ngành nghề kinh doanh như ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, chế biến chè. Một số doanh nghiệp đã áp dụng quy trình Sản Xuất Sạch Hơn trong công nghiệp. Vì thế, sản phẩm ngày càng nhiều và có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm. Trong cơ cấu hàng hóa đã hình thành thêm một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng như phụ tùng xe máy, ô tô, dụng cụ cơ khí, sản phẩm may mặc...

Nhờ mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã được mở rộng, góp phần tạo ra diện mạo mới cho công nghiệp Thái Nguyên. Bên cạnh đó, tỉnh đã hình thành và phát triển được một số ngành và lĩnh vực sản xuất công nghiệp mới với quy mô tương đối lớn và trình độ cao, tiếp cận được công nghệ tiên tiến của thế giới như ngành sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, thiết bị điện tử và một số sản phẩm cơ khí chính xác.

Cơ cấu công nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo tuy còn thấp, nhưng đã có xu hướng tăng nhanh so với các ngành công nghiệp truyền thống khác như luyện kim và khai thác khoáng sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công nghiệp Thái Nguyên đã phát triển theo hướng phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng huyện, thành phố, thị xã, tạo ra được sự phát triển công nghiệp đồng đều hơn giữa các địa phương. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành thêm một số khu, cụm công nghiệp mới, tạo tiền đề để phân bố lại lực lượng sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

Công tác quy hoạch, cải cách hành chính, bồi thường giải phóng mặt bằng, việc giải quyết các thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo cơ chế “một cửa” thực hiện khá tốt, môi trường đầu tư được cải thiện rõ rệt. Do đó, đã thu hút mạnh các nhà đầu tư đến Thái Nguyên. Vì thế, trong thời gian qua đã có gần 150 dự án đang chuẩn bị triển khai với số vốn đăng ký gần 50.000 tỉ đồng.

Sự phát triển công nghiệp có liên quan mật thiết đến quá trình đô thị hóa, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề đô thị, xã hội bức xúc như vấn đề nhà ở, việc làm, nâng cao thu nhập…

b. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, sự phát triển công nghiệp của Thái Nguyên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục:

Sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp còn yếu. Sản phẩm của ngành hầu hết có hàm lượng công nghệ và tri thức không cao, giá trị gia tăng thấp. Việc thiết kế mẫu mã, kiểu dáng hàng hóa còn kém nên chưa tạo ra được độ mạnh và tính độc đáo trong các sản phẩm công nghiệp.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng với tốc độ chưa cao và còn nhiều yếu tố chưa vững chắc, thiếu ổn định, chi phí trung gian ngày càng có chiều hướng gia tăng. Vì thế, chất lượng, hiệu quả chưa cao, nhiều doanh nghiệp công nghệ lạc hậu, trình độ tổ chức, quản lý còn yếu, khả năng hội nhập kém, tốc độ phát triển công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp bình quân chưa cao. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp thấp, mới chỉ đạt khoảng hơn 30% trong tổng giá trị sản phẩm của toàn tỉnh.

Cơ cấu công nghiệp chưa hợp lý. Mặc dù cơ cấu sản phẩm công nghiệp có sự chuyển dịch mạnh và bước đầu đi vào sản xuất sản phẩm công nghệ cao nhưng chủ yếu vẫn chỉ tập trung ở một vài doanh nghiệp công nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 93 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)