7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Thái Nguyên là tỉnh có dân số tương đối đông, chiếm 10,25% dân số của vùng Trung du, miền núi phía Bắc và 1,33% dân số cả nước (năm 2008). Năm 2009, dân số toàn tỉnh là 1.127.430 người, tỉ lệ tăng dân số là 0,73%/năm (cả nước là 1,2%/năm, giai đoạn 1999 - 2009). Thái Nguyên có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó người Kinh chiếm 75,6%, người Tày chiếm 10,69%, người Dao 2%, người Sán Chí 3,5%, còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân số là 325 người/km2, đứng thứ 3 trong vùng (sau Bắc Giang, Phú Thọ), gấp 2,75 lần mật độ trung bình của vùng và 1,25 lần mật độ trung bình cả nước (năm 2008). Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,01%/năm.
Lực lượng lao động của tỉnh khá lớn, số người trong độ tuổi lao động không ngừng tăng lên. Năm 2004, toàn tỉnh có 595.829 lao động. Năm 2007 đã tăng lên 633.681 lao động, năm 2009 là 665.652 người, chiếm 59,04% dân số toàn tỉnh (năm 2009). Dự báo đến năm 2010, nguồn lao động này lên tới 810.896 người và 832.432 người vào năm 2015. Thái nguyên là tỉnh có dân số trẻ, tốc độ gia tăng tự nhiên tương đối cao, tạo ra nguồn nhân lực tương lai dồi dào của tỉnh. Đây là thuận lợi lớn trong việc đảm bảo lực lượng lao động tham gia vào các ngành nghề nhằm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên.
Về chất lượng nguồn lao động: Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn, với 6 trường đại học, 11 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động. Điều đó góp phần tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tạo ra những công nhân lành nghề, đáp ứng yêu cầu về lực lượng lao động cho tỉnh và đào tạo lao động phục vụ cho các tỉnh, vùng lân cận. Nhờ đó, trình độ học vấn của dân cư tương đối khá và không ngừng tăng lên. Dự kiến năm 2010, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng sẽ đạt 34.869 người, năm 2015 là 39.124
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
người. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Năm 2008, số lao động qua đào tạo chiếm 27,63%, trong đó: qua đào tạo nghề tương đương chiếm 14,435, trung học chuyên nghiệp chiếm 7,38% và từ cao đẳng trở lên đạt 5,82%. Có thể khẳng định rằng, Thái Nguyên có một lực lượng lao động dồi dào, đông đảo, ngày càng được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, được tiếp cận kịp thời với nguồn khoa học, kỹ thuật hiện đại, đáp ứng cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế hiện đại. Điều đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngành công nghiệp nói riêng phát triển.