7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2.3.2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Thái Nguyên
a. Khu công nghiệp:
Thái Nguyên là tỉnh hình thành các khu công nghiệp sớm so với cả nước, đánh dấu bằng sự ra đời của khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên (năm 1959). Ngoài ra, khu công nghiệp Sông Công đã được Chính phủ quyết định thành lập năm 1999 với diện tích 320 ha. Sự ra đời của các khu công nghiệp mang ý nghĩa quan trọng, đóng góp vào sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Năm 2006, GTSXCN của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 870 tỷ đồng, chiếm 14,87% GTSXCN toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho trên 2000 lao động.
Khu công nghiệp Sông Công:
Khu công nghiệp Sông Công nằm ở phía Bắc thị xã sông Công, được thành lập theo quyết định 181/1999/QĐ-TTg ngày 01/09/1999 của Thủ tướng Chính phủ, có thời gian hoạt động trên 50 năm, diện tích 320 ha. Khu công nghiệp này nằm ở vị trí thuận lợi: cách thành phố Thái Nguyên 20km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 60km theo quốc lộ 3; cách cảng đường sông Đa Phúc 15km (từ đó đi cảng Cái Lân gần 100km), liền kề ga Lương Sơn của tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều và cách sân bay quốc tế Nội Bài 40km. Đây là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh được thành lập và hoạt động theo quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ban hành theo Nghị định 36/CP ngày 24/04/2007.
Trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn quốc, tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh chiếm vị trí hết sức quan trọng. Trong đó, vùng công nghiệp thủ đô Hà Nội và trục công nghiệp Đa Phúc, Đông Triều, Uông Bí hướng ra cảng Cái Lân là nòng cốt phát triển. Khu công nghiệp sông Công nằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong vành đai công nghiệp phía Bắc thủ đô Hà Nội, có mối quan hệ đặc biệt trong sự phát triển các khu công nghiệp phía Bắc. Vì vậy, trong tương lai, đây sẽ là địa bàn quan trọng, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển so với các tỉnh khác trong vùng.
Khu công nghiệp sông Công có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, gồm: Nhà máy nước sông Công, công suất 30.000m3
/ngày - đêm, hiện đang hoạt động ở mức 7.000m3
/ngày - đêm; trạm biến áp 110KV - 16MVA, tuyến đường điện Đông Anh - Quán Triều đi qua khu công nghiệp; hệ thống đường bộ chất lượng tốt, đường Cách mạng tháng 10 chạy suốt chiều dài khu công nghiệp; khu nhà tập thể Gò Đầm có thể đảm bảo chỗ ở cho công nhân giai đoạn đầu; hệ thống thông tin liên lạc của thị xã tương đối hoàn thiện: Bưu điện sông Công được xây dựng hiện đại với tổng đài điện tử thế hệ mới TĐXI B loại RSS và hệ NEC 613, thuận lợi cho việc giao dịch trong nước và quốc tế; hệ thống tín dụng với 4 tổ chức hoạt động trên địa bàn là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.
Từ năm 2000 đến nay, khu công nghiệp sông Công đã thu hút được trên 80 dự án đầu tư với tổng số vốn là 1.602 tỷ đồng. Trong đó, 4 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các dự án vốn đầu tư trong nước. Đến nay đã có 23 dự án kết thúc đầu tư và đi vào sản xuất kinh doanh tại khu công nghiệp , tổng doanh thu ước đạt 2.420 tỉ đồng, chiếm 28,13% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tổng giá trị xuất khẩu toàn thị xã đạt 17 triệu USD, trong đó chủ yếu là hàng xuất khẩu dệt may. Tổng số lao động làm việc trong khu công nghiệp là 5.200 người. Tính riêng trong năm 2008, Ban quản lý khu công nghiệp đã hướng dẫn, tiếp nhận và duyệt cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án với tổng số vốn đăng ký là 157,4 tỉ đồng. Hiện nay, tại khu công nghiệp đã có một số nhà máy công nghiệp lớn và một số xí nghiệp đang hoạt động như công ty diezel sông Công, nhà máy y cụ II, công ty phụ tùng số I, công ty liên doanh Mani - Meinfa, nhà máy cán thép Thăng Long, nhà máy gạch ốp lát vật liệu, nhà máy kẽm điện phân. Đây còn là nơi thu hút dự án thuộc các ngành nghề: Cơ khí chế tạo, toa xe phụ tùng, thiết bị điện và lắp ráp, dụng cụ y tế, vật liệu xây dựng, kết cấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thép, cán thép, luyện kim màu, chế biến nông, lâm sản và các ngành công nghiệp nhẹ tổng hợp khác. Khu công nghiệp Sông Công còn là nơi tiếp nhận các dự án cải thiện môi trường sinh thái, di dời cơ sở sản xuất khỏi khu đô thị và phát triển các dự án kinh doanh dịch vụ.
Bên cạnh những khu công nghiệp đã có, trên địa bàn tỉnh hiện đã quy hoạch 6 khu công nghiệp: Sông Công I, Sông Công II, Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên, Quyết Thắng, Điềm Thụy. Tổng diện tích các khu công nghiệp đã được quy hoạch là 1420ha. Những khu công nghiệp trên khi đi vào hoạt động sẽ tạo đà cho sự phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh và tạo thêm việc làm cho người lao động.
Sự phát triển của các khu công nghiệp đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh. Các khu công nghiệp chính là nơi thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ và phát triển những ngành công nghiệp mới, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành, lãnh thổ công nghiệp. Nhìn chung, các khu công nghiệp tại Thái Nguyên đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, mới bước đầu đi vào sản xuất nên sự đóng góp vào tổng thu ngân sách còn hạn chế.
b. Cụm công nghiệp:
Để thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt qui hoạch chung 22 cụm công nghiệp (CCN) ở các huyện, thành phố, thị xã với tổng diện tích 1.193,13 ha. Trong đó, 14 CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, thu hút 34 dự án (03 dự án có vốn đầu tư nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký đầu tư 1.468,9 tỷ đồng. Nhiều CCN đã được nhà đầu tư đăng ký lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng hạ tầng. Hầu hết, các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang trong giai đoạn thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Đến nay, 8 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, tổng doanh thu đạt 65 tỷ đồng, tổng giá trị nhập khẩu đạt 22 tỷ đồng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trong đó chủ yếu nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Số lao động sử dụng hiện tại ở các cụm công nghiệp trên 400 người. Các cụm công nghiệp đã đóng góp vào ngân sách của tỉnh ước đạt 650 triệu đồng (2007).
c.Điểm công nghiệp:
Để khai thác tối đa thế mạnh của các địa phương, tiếp thu và áp dụng các thành tựu công nghệ mới về kinh tế, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch 4 điểm công nghiệp là Bãi Bông, Úc Sơn, Lâu Thượng và Bảo Cường.