Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 26 - 31)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1.5.3. Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

- Nhân tố lao động

Lao động là nhân tố đặc biệt nhất, góp phần quyết định tới sự phát triển của ngành công nghiệp. Số lượng và chất lượng nguồn lao động đều có ảnh hưởng tới qúa trình phát triển công nghiệp.

Dân số và mức sống dân cư tạo ra thị trường nội địa to lớn mà các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu. Hơn nữa, trình độ dân trí, khả năng tiếp thu kĩ thuật mới của lao động là cơ sở quan trọng để phát triển những ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao. Cuối cùng, các ngành nghề truyền thống của từng vùng là nơi thu hút lao động, cần được bảo tồn và phát huy trong qúa trình hoạch định và thực thi chiến lược chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.

Trong nhóm nhân tố này, nếu chúng ta hiểu rộng ra thì không thể không nhắc đến nhân tố con người. Bởi vì, mọi sự phát triển cuối cùng đều nhằm phục vụ cho con người. Con người là chủ thể định ra các hướng đi, đề ra các giải pháp, thực hiện những sự tác động để các mục tiêu đi theo đúng hướng đã định. Con người giữ vai trò chính trong việc hoạch định chính sách, đưa ra các giải pháp cho phát triển công nghiệp. Trình độ con người quyết định tới việc sử dụng và phối hợp các yếu tố nguồn lực, tiếp thu những công nghệ mới.

Việt Nam là một nước có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, nên giai đoạn đầu của quá trình phát triển công nghiệp cần tranh thủ lợi thế về lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phong phú, giá nhân công rẻ để phát triển những ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động (như dệt may, da giày), vốn đầu tư thấp, khắc phục được tình trạng thiếu vốn và dư thừa lao động.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vững chắc là một trong những điều kiện cơ bản để thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp. Hiện nay, các khu công nghiệp, đặc biệt là những khu công nghiệp có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tốt đang thu hút được rất nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp. Các nhà đầu tư nước ngoài mang đến nguồn vốn và những công nghệ mới, cơ hội phát triển những ngành công nghiệp hiện đại mà hiện nay chúng ta chưa có đủ điều kiện để khai thác và phát triển.

- Nhân tố vốn

Vốn là yếu tố hàng đầu, quyết định sự sinh tồn và phát triển của ngành công nghiệp. Vốn chi phối tất cả các khâu trong qúa trình phát triển như xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh. Phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng đều cần có nhiều vốn. Yếu tố vốn hiện nay đang được xem như chìa khóa để thực hiện phát triển mạnh công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Bởi vì, yếu tố vốn hàm chứa trong đó cả những yếu tố khác như khoa học, công nghệ, cơ sở hạ tầng cho sự phát triển… Do đó, cần đẩy mạnh tích tụ và tập trung vốn cả trong và ngoài nước cho phát triển công nghiệp. Trong nhân tố này, vốn đầu tư nước ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) là nguồn vốn quan trọng. Nguồn vốn đó cho phép thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh, giúp chuyển giao công nghệ, đào tạo kĩ thuật, tìm kiếm những thị trường tiêu thụ mới, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần tham gia vào việc phân công lao động quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để xây dựng cơ sở công nghiệp hiện đại, kĩ thuật công nghệ cao, tạo ra nhiều mặt hàng có sức cạnh tranh mạnh, tạo sức bật cho công nghiệp thì nhất thiết phải cần đến nguồn vốn đầu tư lớn. Kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển đã cho thấy rất rõ điều đó. Tuy nhiên, cần chú ý tới hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả đầu tư và cơ chế quản lí vốn tốt.

- Nhân tố khoa học - công nghệ

Đây là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển công nghiệp của một nước, một địa phương. Sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ đã tạo ra rất nhiều ngành nghề mới và nó cho phép khắc phục những mặt hạn chế của yếu tố tự nhiên, làm tăng năng suất lao động, tạo ra sự phát triển mạnh mẽ của các ngành. Chẳng hạn, sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa dầu sẽ tạo ra loại nguyên liệu phong phú, bổ sung cho sự khan hiếm tài nguyên của đất nước. Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều quốc gia tuy không được ưu đãi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ biết áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật, những tiến bộ công nghệ nên đã đạt được sự thần kì mà Nhật Bản là một điển hình.

Tiến bộ khoa học - công nghệ không những chỉ tạo ra khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh nhịp độ phát triển một số ngành và làm tăng tỉ trọng của chúng trong cơ cấu công nghiệp mà còn tạo ra những nhu cầu mới. Chính những nhu cầu mới này lại đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ ở một số ngành khác, thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp mới.

Sự ảnh hưởng của nhân tố khoa học, công nghệ đến phát triển công nghiệp phụ thuộc vào chính sách khoa học, công nghệ của mỗi một quốc gia. Việc thực hiện chính sách này là là điều kiện vận dụng nhân tố tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc thúc đẩy cải tiến kĩ thuật sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

- Nhân tố thị trường và quảng bá thương hiệu

Thị trường là nhân tố cực kì quan trọng, có tính chất quyết định đầu tiên đối với việc phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Thị trường tác động trực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếp đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp của mỗi nước. Quy luật cạnh tranh của thị trường là quy luật cơ bản điều tiết những yếu tố sản xuất, chi phối trực tiếp tới cơ cấu sản xuất.

Hạt nhân cơ bản của nền công nghiệp là các doanh nghiệp công nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung - cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường để hoạch định chương trình kinh doanh. Thị trường tác động đến cả đầu ra và đầu vào của doanh nghiệp. Việc sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp tất yếu phải bám sát thị trường, lấy thị trường làm căn cứ. Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng với các điều kiện của thị trường được tổng hợp lại tạo thành cơ cấu công nghiệp của đất nước.

Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thị trường không hoàn toàn tác động trực tiếp và tự phát đến kinh doanh công nghiệp. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong điều tiết kinh tế vĩ mô. Nhà nước tạo điều kiện hình thành đồng bộ các loại thị trường, điều tiết thị trường và tạo môi trường, điều kiện cho thị trường và cho các hoạt động kinh doanh thông qua các chính sách vĩ mô như: chính sách tài chính, tiền tệ…

Ngày nay, chúng ta không thể chỉ cung cấp cho thị trường những cái chúng ta có mà phải cung cấp những cái mà thị trường đòi hỏi. Vì vậy, cần phải có công tác tiếp cận thị trường và quảng bá thương hiệu để sản phẩm làm ra được mọi người biết đến và sử dụng. Từ đó sẽ kích thích sản xuất phát triển.

- Yếu tố chính trị, xã hội và môi trường thể chế

Sự ổn định về mặt chính trị, xã hội là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng.

Các chủ trương, đường lối, chính sách có ảnh hưởng rất mạnh tới sự phát triển kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phương. Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển công nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế, xã hội nhất định. Một chiến lược đúng đắn, hợp lý sẽ đưa công nghiệp phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Nhà nước tạo môi trường thể chế nhằm khuyến khích, động viên hoặc tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ra những áp lực nhất định để các nhà đầu tư trong và ngoài nước vận động theo hướng đã định.

Trong yếu tố chính trị và thể chế, các chính sách là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới phát triển công nghiệp. Chính sách công nghiệp là những chính sách liên quan đến việc khuyến khích và tổ chức lại các ngành công nghiệp. Thông qua chính sách công nghiệp sẽ định hướng các ngành công nghiệp cần được ưu tiên phát triển trong những giai đoạn nhất định. Chính sách công nghiệp sẽ kết hợp với các chính sách kinh tế khác để thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội.

- Quan hệ kinh tế đối ngoại

Trong xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay, đa số các quốc gia đều lựa chọn phát triển nền kinh tế theo xu hướng mở, đây đang được xem như đòn bẩy của quá trình phát triển công nghiệp. Các quan hệ kinh tế đối ngoại tạo điều kiện khai thác và sử dụng tốt nhất các nguồn lực tự nhiên, tìm ra được các ngành có lợi thế so sánh so với những vùng khác, đó là cơ sở để tạo ra các ngành kinh tế có vai trò như các cực tăng trưởng. Hơn nữa, việc phát triển nền kinh tế theo xu hướng mở còn là động lực thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ. Tính cạnh tranh sẽ giúp cho các ngành hoạt động hiệu quả hơn, ngành nào không có khả năng cạnh tranh sẽ tự bị đào thải, ngành nào cạnh tranh tốt thì có ưu thế vươn lên mạnh mẽ. Chính điều này sẽ dẫn tới việc hình thành cơ cấu kinh tế mới hợp lý hơn, năng động hơn.

Quan hệ kinh tế đối ngoại mở rộng và thuận lợi sẽ tạo điều kiện để thu hút vốn từ nước ngoài (ODA và FDI), tìm kiếm được những thị trường mới, những nhu cầu mới để có điều kiện mở rộng sản xuất, giúp tăng quy mô công nghiệp tới mức tối ưu, phát triển những ngành công nghiệp mới.

Hiện nay, thương mại quốc tế đang được xem như là một phương tiện cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình phát triển công nghiệp. Vì vậy, nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng và trình độ sản xuất công nghiệp của địa phương.

Qua sự phân tích trên có thể nhận thấy những nhân tố tác động tới phát triển công nghiệp gồm cả những nhân tố chủ quan và những nhân tố khách quan. Vì thế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

việc phát triển công nghiệp không phải tự nó vận động mà tất yếu cần đến sự chủ động tác động của con người nhằm đưa công nghiệp phát triển nhanh và đúng hướng. Sự chủ động tác động bằng các công cụ chính sách sẽ phần nào hạn chế được những mặt bất lợi của mỗi nhân tố, phát huy được nhiều nhất những ưu điểm của các nhân tố đó.

Một phần của tài liệu tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển công nghiệp tỉnh thái nguyên đến năm 2020 (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)