Ở bất kỳ tổ chức nào, nhân lực cũng là một lực lượng quan trọng quyết định đến việc thực hiện thành công các mục tiêu của tổ chức, trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi cũng vậy. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà tiến bộ kỹ thuật mới về xây dựng nói chung, xây dựng công trình thủy lợi nói riên cũng như công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý phát triển mạnh mẽ, thay đổi hàng ngày, cùng với đó là sự thay đổi liên tục về các quy định của Nhà nước đối với công tác đầu tư xây dựng công trình. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thích ứng với tình hình mới, có đủ trình độ và năng lực quản lý dự án là một yêu cầu cấp thiết tại các đơn vị quản lý dự án.
Yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên làm công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi là phải có kiến thức về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, thường xuyên cập nhật và nắm vững chế độ chính sách về đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nói riêng, quy trình thực hiện đầu tư, các nội dung trong quy trình đó, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công tác, cẩn thận, có trách nhiệm, có tinh thần hơp tác, biết khai thác cập nhật thông tin và triển khai kiến thức trong thực hiện nhiệm vụ được giao,...
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi cần thực hiện tốt các công tác sau:
Thứ nhất, về vấn đề tuyển dụng nhân sự: Cần có những cơ chế thu hút các sinh viên giỏi chuyên ngành Xây dựng, Thủy lợi, Tài chính, Kế toán xây dựng cơ bản hoặc những cán bộ đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản về
làm việc bằng chế độ thi tuyển công khai, công bằng đi kèm với các cam kết về lương, phụ cấp, phúc lợi, quyền lợi chính trị,...
Thứ hai, về vấn đề bố trí sử dụng cán bộ: Cần căn cứ vào tính chất phức tạp của từng dự án và trình độ của từng nhân viên mà bố trí công việc một cách hợp lý, khoa học. Cần tăng cường thêm cán bộ để giải quyết tình trạng “quá tải” hiện nay, tránh để một người phải kiêm nhiệm nhiều dự án phức tạp. Phân công công việc rõ ràng gắn với trách nhiệm cụ thể cùng với chế độ khen thưởng rõ ràng.
Thứ ba, về bồi dưỡng cán bộ: Thường xuyên tổ chức các lớp học hay các chuyên ngành đào tạo quản lý quản lý kinh tế, chuyên ngành quản lý dự án. Có thể thực hiện việc đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp với yêu cầu quản lý thực tế, tranh thủ tiếp thu những thông tin mới, các kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tạo điều kiện để cán bộ quản lý nâng cao trình độ từ thấp lên cao, ngoài ra có thể học thêm các chuyên môn khác để có thể linh hoạt hơn trong việc giải quyết công việc. Định kỳ tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý các dự án để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những thiết sót của dự án bị mắc phải, tránh mắc phải cho các dự án khác.
Thứ tư, về chếđộđãi ngộ: Cần có các chính sách khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ như có chế độ khen thưởng rõ ràng, nên tăng lương, thưởng hợp lý để nhân viên tập trung hết sức vào công việc chính, hoặc có thể khuyến khích việc đi học nâng cao trình độ bằng cách hỗ trợ về học phí. Trang thiết bị phục vụ công tác của cán bộ được quan tâm đúng mức cũng là yếu tố động viên kích lệ.
Cần tổ chức các phong trào thi đua, nhằm kích thích cán bộ phát huy tính chủ động sáng tạo cũng như tính đoàn kết phối hợp cùng thực hiện giải quyết công việc từ đó có thể đẩy mạnh việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Nhằm hạn chế tiêu cực, đề nghị nghiên cứu trích thưởng cho người có công chống thất thoát vốn Nhà nước trong đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nói riêng. Đồng thời hết sức chú ý đến việc tu dưỡng đạo đức, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ quản lý, mặt khác cơ quan cần tăng cường kiểm tra giám sát ngăn ngừa phiền hà, tiêu cực, đi liền với việc thực
hiện nghiêm túc pháp lệnh chống tham nhũng và pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí.