Các nguyên tác đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 82 - 83)

tư xây dựng công trình

3.2.1. Nguyên tắc khoa học

Khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, phải dựa trên cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng công trình phòng chống thiên tai, vừa mang tính quan trọng, vừa mang tính cấp bách. Nghĩa là giải pháp đưa ra phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, khách quan với quy trình phù hợp, có phân tích, tính toán đến các nguồn lực thực hiện tại các ban quản lý dự án và xem xét các khía cạnh pháp luật

như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, các văn bản luật có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, những quy định của ngành NN và PTNT, của địa phương,... Tránh việc tùy tiện, duy ý chí, chủ quan nóng vội không xem xét cân nhắc đến các yếu tố khách quan cản trở các biện pháp đổi mới với nhiều khó khăn và rủi ro.

3.2.2. Nguyên tắc xã hội hoá

Trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế và đẩy mạnh việc phân cấp quản lý trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay, do các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước ngày càng khó đáp ứng thỏa mãn nhu cầu phát triển, nên, rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cần các biện pháp thu hút nguồn lực từ ngoài ngân sách Nhà nước dưới các hình thức xã hội hoá đầu tư. Nguyên tắc này sẽ thực sự có nhiều hiệu quả tốt vì nó trực tiếp thúc đẩy quá trình hội nhập các thành phần kinh tế cho quá trình phát triển, giải quyết được nhiều khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn cho các dự án đầu tư của Tỉnh.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 82 - 83)