Tình hình quản lý dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 70 - 106)

2.4.2.1. Công tác đấu thầu

- Công tác đấu thầu được triển khai thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Tuy nhiên năng lực của tổ chuyên gia đấu thầu còn hạn chế, các điều kiện nêu ra trong hồ sơ mời thầu đôi khi chưa chặt chẽ nên nhiều công trình không lựa chọn được nhà thầu có năng lực tốt về tài chính, nhân lực và trang thiết bị để triển khai thi công công trình dẫn đến nhiều công trình chậm tiến độ.

- Nhiều nhà thầu để có tiền đảo nợ sẵn sàng bỏ giá thầu thấp để trúng thầu “chết từ từ”, khi triển khai thi công tìm cách giao khoán cho các đội, các đội nhận phải tìm đối tác có chi phí nhỏ nhất để khỏi lỗ, họ lựa chọn lực lượng nông nhàn để

làm công, do vậy khi vào mùa vụ không còn lực lượng để triển khai thi công dẫn đến chậm tiến độ của dự án.

- Có nhà thầu “bán năng lực” cho cá nhân hoặc cho đội, công ty chỉ biết thu tỷ lệ, phó mặc cho các đối tác thực hiện, khi thi công thuê mướn thiết bị, nhân lực không đảm bảo theo đúng như hồ sơ dự thầu, chủ đầu tư lại thiếu kiểm tra, đôn đốc hoặc nể nang cũng dẫn đến chậm tiến độ dự án.

- Chế tài trong việc thực hiện hợp đồng không nghiêm khi nhà thầu vi phạm phải xử phạt, dừng thi công, hủy hợp đồng song các thủ tục phức tạp, nếu hủy hợp đồng phải tổ chức đấu thầu lại, việc này còn kéo dài thời gian hơn là để cho nhà thầu chậm thực hiện tiếp công việc.

- Có quá nhiều nhà thầu: Việc đăng ký hành nghề theo Luật Doanh nghiệp ở nước ta qua dễ, cơ quan cấp phép chỉ căn cứ trên hồ sơ tự khai để cấp giấy phép hành nghề kinh doanh, không có sự xác minh, kiểm tra và tiêu chí cho từng ngành nghề dẫn đến chất lượng doanh nghiệp mặt bằng thấp, tham gia cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng, khi trúng thầu mới thuê mướn thiết bị, nhân lực, vay vốn ngân hàng để triển khai thi công dẫn đến nhiều vấn đề xảy ra như chậm tiến độ, chất lượng thấp…

2.4.2.2. Công tác giải phóng mặt bằng

Công trình Thủy lợi diện tích chiếm đất rất lớn phải từ hàng trăm ha trở lên, qua nhiều huyện, thị, do vậy công tác giải phóng mặt bằng đóng vai trò quyết định dự án thực hiện đúng tiến độ hay không. Một số địa phương trước nhu cầu cấp bách phát triển kinh tế - xã hội địa phương đã tổ chức rất quyết liệt công tác đền bù và tái định cư để thực hiện bằng được mục tiêu tiến độ dự án đã đề ra. Một số địa phương chỉ đạo quyết liệt nhưng bộ máy thực hiện công tác này giải quyết công việc thiếu hiệu quả, biên chế ít, chủ yếu dùng lực lượng kiêm nhiệm, biệt phái từ các phòng ban của huyện. Một số nơi giao cho trung tâm quỹ đất vừa làm công tác đền bù giải phóng mặt bằng vừa kinh doanh quỹ đất nên họ chủ yếu tập trung cho kinh doanh…dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng tái định cư không đáp ứng tiến độ dự án.

Trong công tác giải phóng mặt bằng đôi khi còn có những tồn tại thường gặp, cụ thể:

- Đơn giá bồi thường của Nhà nước thường thấp hơn giá thị trường, đặc biệt là đơn giá bồi thường diện tích mất đất nên tình trạng kiến nghị không cấp hành của các hộ dân diễn ra tràn lan.

- Việc xác định giá trị của vật kiến trúc tuy đã có định mức đơn giá cụ thể nhưng nhiều hạng mục của vật kiến trúc không có trong đơn giá hoặc đơn giá tính không sát với thực tế gây bất đồng qua điểm gữa chủ hộ và Hội đồng bồi thường GPMB.

- Việc kê khai hoa màu và cây cối gặp nhiều khó khăn do từ lúc kê khai đến khi chi trả bồi thường cây cối hoa mầu tiếp tục phát triển người dân lại đòi mức bồi thường cao hơn.

- Tình trạng nhiều hộ dân khi nghe tin có dự án thì tiến hành xây dựng các công trình kiến trúc tạm bợ hoặc trồng cây cối hoa màu tràn lan để chờ tiền đền bù diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh.

- Nhiều công trình gặp phải sự chống đối của các hộ dân các cấp chính quyền đã phải tiến hành cưỡng chế hoặc bảo vệ thi công theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

- Năng lực của đôi ngũ cán bộ làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn yếu, chưa có phương pháp tốt để vận động, chưa giải thích được cặn kẽ cho dân để nhân dân hiểu và chấp hành; việc kê khai bồi thường giải phóng mặt bằng nhiều công trình còn chưa chính xác đặc biệt là việc xác định giá trị của vật kiến trúc và cây cối hoa màu; chưa biết phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể để vận động nhân dân.

Những tồn nêu trên đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ triển khai thi công công trình.

2.4.2.3. Công tác triển khai thi công

Về nguyên tắc việc triển khai thi công công trình chỉ được thực hiện khi Nhà thầu xây lắp nhận được mặt bàng sạch từ phái chủ đầu tư. Tuy nhiên do đặc thù các

công trình có tuyến thi công dài hoặc phạp vi triển khai rộng bên cạnh đó công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chậm nên thường phải triển khai thi công theo phương thác có mặt bằng đến đâu thi công đế đó.

Việc triển khai thi công phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương, Ban dự án và Các nhà thầu thi công phải báo cáo chính quyền địa phương các phương án đảm bảo giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh và trật tự xã hội trong khu vực triển khai thực hiện dự án.

2.4.2.4. Công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình

- Các nhà thầu lập tiến độ thi công của từng hạng mục, từng phần việc và cả công trình, trình lãnh đạo Chi cục phê duyệt. Tuy nhiên do công trình nằm trên tuyến dài bên cạnh đó chịu tác động nhiều của thời tiết nên tiến độ thực hiện thường không đúng với tiến độ được phê duyệt ban đầu nên phải điều chỉnh nhiều lần.

- Năng lực của một số nhà thầu yếu chưa quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức công trường, biện pháp thi công, hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, không bố trí đủ cán bộ giám sát nội bộ, thậm chí khoán trắng cho các đội thi công. Chất lượng nhân lực của nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu cán bộ có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt thiếu thợ tay nghề giỏi. Nhiều đơn vị sử dụng lao động thời vụ không qua đào tạo để giảm chi phí, việc huấn luyện tại chỗ rất sơ sài, kỹ sư chỉ huy công trường được giao việc không đúng với ngành nghề được đào tạo hoặc chưa có kinh nghiệm thi công; máy móc thiết bị thiếu gây ra không đảm bảo chất lượng công trình phải thi công lại ( Ví dụ như tuyến đê cấp III đảo Hà Nam, thị Xã Quảng Yên đoạn từ K6+94,5 đến K7+70) dẫn đến chậm tiến độ thi công.

2.4.2.5. Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

Việc quản lý chất lượng thi công ở công trình chủ yếu do các nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện. Tuy nhiên do năng lực của nhiều nhà thầu tư vấn giám sát còn yếu nên Chi cục Thủy lợi phải phân công cán bộ của Phòng quản lý đê điêu, Phòng quản lý thủy nông cùng tham gia giám sát với vai trò là giám sát của chủ đầu tư để giám sát việc thực hiện của cả đơn vị thi công và đơn vị tư vấn giám sát.

Công tác triển khai thi công ở công trường cơ bản tuân thủ quy định hiện hành của nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Việc quản lý chất lượng được tiến hành từ khâu định vị, cắm tuyến đào móng công trình; các loại vật liệu trước khi đưa vào sử dụng đều được kiểm định chất lương, đặc biệt là các loại vật liệu khai thác tự nhiên như đất đắp, đá xây, đá dăm, cát, sỏi...; đối với các loại vật liệu mua trên thị trường như sắt thép, xi măng... đều phải có nhãn mác và xuất xứ hàng hóa cụ thể, tuy nhiên Chi cục Thủy lợi vẫn chỉ đạo lấy mẫu để thí nghiệm và kiểm tra xác xuất.

Công tác nghiệm thu được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục, thi công xong phần việc nào nghiệm thu đến đó, sau khi nghiệm thu giai đoạn xong mới tiến hành thi công phần việc tiếp theo, đặc biệt là đối với các phần việc hoặc hạng mục bị che khuất như hố móng, lớp lót bê tông, móng công trình...

Trong quá trình thi công được triển khai lấy mẫu và thí nghiệm theo đúng quy định đặc biệt là mẫu bê tông và đất đắp, đối với đất đắp lu lèn lớp dưới đến khi lấy mẫu thí nghiệm đảm bảo yêu cầu thiết kế mới cho thi công lớp trên tiếp theo.

Công tác nghiệm thu hạng mục và nghiệm thu kỹ thuật công trình chỉ được thực hiện khi hạng mục hoặc công trình xây dựng xong, các thủ tục pháp lý như: nhật ký thi công, mãu thí nghiệm, biên bản nghiệm thu giai đoạn... đầy đủ, khi công trình xây dựng xong vận hành thử theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng mới tiến hành nghiệm thu kỹ thuật.

Trong công tác quản lý chất lượng xây dựng đôi khi còn bộc lộ một số vấn đề sau:

- Năng lực của một số nhà thầu yếu chưa quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức công trường, biện pháp thi công, hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, không bố trí đủ cán bộ giám sát nội bộ, thậm chí khoán trắng cho các đội thi công. Có đơn vị tuy đã xây dựng được tiêu chuẩn ISO nhưng chỉ thực hiện ở văn phòng mà không triển khai tổ chức tại hiện trường. Chất lượng nhân lực của nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu cán bộ có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt thiếu thợ tay nghề giỏi. Nhiều đơn vị sử dụng lao động thời vụ không qua đào tạo để giảm chi phí, việc huấn luyện tại chỗ rất sơ sài, kỹ sư chỉ huy công trường được giao việc không đúng

với ngành nghề được đào tạo hoặc chưa có kinh nghiệm thi công; máy móc thiết bị thiếu; các dung cụ thí nghiệm để tự kiểm tra chất lượng thiếu hoặc không có, mọi việc kiểm tra chất lượng đều phụ thuộc vào các đơn vị tư vấn và đơn vị kiểm định độc lập nên chính bản thân một số nhà thầu không tự kiểm soát được chất lượng thi công của mình, có nhiều phần việc, nhiều hạng mục khi thi công xong phải phá rỡ làm lại sau khi có kết quả kiểm định của đơn vị tư vấn hoặc đơn vị kiểm định độc lập gây lãng phí và ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

- Việc quản lý thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo dẫn đến những vi phạm các cam kết trong hợp đồng vẫn còn sảy ra, không kích thích được việc tuân thủ hợp đồng (đơn cử: trong hợp đồng đều có quy định thưởng và phạt vi phạm hợp đồng, cụ thể quy định phạt hợp đồng đối với sai phạm những cam kết trong hợp đồng với mức phạt không quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm và thưởng hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, tuy nhiên hầu hết các dự án đều không nghiêm túc thực hiện cam kết này, trong khi việc vi phạm hợp đồng về chất lượng công trình, chất lượng vật tư đưa vào sử dụng, thời gian thực hiện hợp đồng vẫn thường xuyên sảy ra).

- Việc xử lý các phát sinh, bổ sung ở nhiều công trình chưa kịp thời do cán bộ kỹ thuật của nhà thầu, cán bộ tư vấn giám sát và giám sát của chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm, công tác lập các hồ sơ đề nghị bổ sung hoặc phát sinh chưa chặt chẽ, gây khó khăn trong việc trình duyệt bổ sung.

- Cán bộ giám sát của nhà thầu tư vấn giám sát phần lớn tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, trình độ không đồng đều, còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực của các kỹ sư tư vấn giám sát và chế độ chính sách của Nhà nước đối với công tác tư vấn giám sát chưa được coi trọng, chưa có cơ chế thu hút và chế độ đãi ngộ phù hợp với trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát. Chưa có biện pháp quản lý chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, kiểm soát năng lực hành nghề và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ tư vấn giám sát. Hoạt động giám sát chất lượng của Tư vấn được thực hiện chưa đầy đủ, tư vấn giám sát chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được

chất lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện trường để kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý, chưa kiên quyết xử ký các vi phạm về chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Cán bộ giám sát viên hầu hết là thực hiện theo thời vụ, được các tổ chức Tư vấn tuyển chọn thực hiện theo hợp đồng. Việc quản lý đào tạo cán bộ tư vấn chưa thống nhất, thể hiện ở ngành nghề, độ tuổi, cơ quan cấp chứng chỉ…

- Hệ thống báo cáo chất lượng, tiến độ từ công trường đến lãnh đạo cấp phòng và lãnh đạo Chi cục được phân công phụ trách chưa thực hiện tốt, hoặc báo cáo không trung thực nên nhiều công trường diễn ra tình trạng thi công kém chất lượng trong một thời gian dài mà lãnh đạo Ban không biết để uốn nắn xử lý kịp thời.

- Do các công trình trải khắp trên địa bàn tỉnh, có tuyến thi công dài, phạm vi công trình rộng nên việc kiểm tra của Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi ở công trường chưa được nhiều, chưa sâu sát với thực tế và việc quản lý cán bộ của Chi cục thực hiện nhiệm vụ tại công trình gặp nhiều khó khăn.

- Thi công các công trình trong lĩnh vực thủy lợi phần lớn phụ thuộc vào thời tiết, những tác động xấu của thời tiết như: mưa, báo, úng, ngập gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình trong quá trình thi công.

2.4.2.6. Quản lý chi phí trong giai đoạn thi công xây dựng công trình

Việc quản lý chi phí trong giai đoạn thi công xây dựng thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Đối với những công trình được ứng trước vốn thi công thì nguồn vốn ứng trước được thu hồi dần trong những lần thanh toán khối lượng hoàn thành.

+ Công tác thanh toán khối lượng hoàn thành được thực hiện trên cơ sở biên bản nghiệm thu thanh toán khối lượng hoàn thành kèm theo đầy đủ các hồ sơ thủ tục kèm theo như: Các biên bản nghiệm thu giai đọn, các biên bản lấy mẫu thí nghiệm, kết quản thí nghiệm và kết quả kiểm định chất lượng xây dựng, biểu tính giá trị khối lượng hoàn thành...

+ Đến khi công trình xây dựng xong có dầy đủ các hồ sơ nghiệm thu và các thủ tục cần thiết nhà thầu thi công được thanh toán 90% giá trị công trình hoàn

thành, còn giữ lại 5% chờ phê duyệt quyết toán xong thanh toán tiếp và 5% giữ lại để bảo lãnh việc bảo hành công trình theo quy định.

2.4.2.7. Công tác bàn giao công trình và xác định đơn vị nhận bàn giao công trình trình

- Các công trình chỉ được bàn giao sau khi triển khai xây dựng xong, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, vận hành chạy thử tốt, có đầy đủ hồ sơ nghiệm thu theo quy định và hồ sơ hoàn công công trình.

- Cấp quyết định đàu tư (UBND tỉnh) là cấp có quyền chỉ định đơn vị nhận bàn giao công trình để đưa vào khai thác sử dụng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 70 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)