Tiếp tục nâng cấp, xây dựng công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 79 - 80)

Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khơi dậy và huy động tối đa mọi nguồn lực trong tỉnh, thực hiện rộng rãi chủ trương tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng để dành vốn cho đầu tư phát triển. Tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài như vốn đầu tư qua các Bộ, ngành Trung ương, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, các nguồn ODA, nguồn vốn của tổ chức phi Chính phủ. Vốn tín dụng đầu tư qua các ngân hàng. Tạo môi trường thu hút vốn đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh. Đầu tư phát triển hệ thống công trình thủy lợi khác phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho các khu đô thị và vùng biên giới, hải đảo. Phát triển các công trình thủy lợi đi đôi với việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước, phục vụ đa mục tiêu, trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản, cung cấp nước sinh hoạt cho các khu đô thị, cụm dân cư tập trung, khu công nghiệp và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đánh giá thực trạng của các công trình thủy lợi hiện có để nâng cấp, xây dựng mới để nâng cao khả năng tưới, tiêu chủ động 80-90% diện tích đất lúa, màu. Cụ thể định hướng nâng cấp công trình thủy lợi cho từng địa phương như sau:

- Đối với huyện Đông Triều do hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn được đầu tư khá hoàn chỉnh, nên từ nay đến năm 2020 cần xây mới 1 hồ chứa và nâng cấp 6 hồ, 3 đập dâng, 140km kênh mương, 5 cống tiêu dưới đê; huyện Yên Hưng là địa phương có nhu cầu cần đầu tư hệ thống thuỷ lợi lớn nhất tỉnh, trong đó tập trung

cho nâng cấp hồ Yên Lập, 58km đê biển, 97,6km kênh mương và 3 cống tiêu dưới đê;

- Đối với TP Móng Cái vừa tập trung nâng cấp các hồ chứa vừa nâng cấp, sửa chữa các tuyến kênh mương, đê biển; huyện Hải Hà cần có đầu tư nâng cấp hồ Trúc Bài Sơn, hệ thống đê biển để ngăn mặn và kiên cố hoá các tuyến kênh mương chưa được đầu tư... Tuy nhiên, đây chỉ là hướng đề xuất của đơn vị tư vấn, vấn đề là các địa phương cần có rà soát đánh giá hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn, trên định hướng phát triển chung của huyện trong thời gian tới để có phương án đề xuất đầu tư hợp lý, hiệu quả. Đối với huyện Đông Triều cần tập trung cho nạo vét, nâng cấp các hồ chứa trên địa bàn đang bị bồi lắng do ảnh hưởng của việc khai thác than. Huyện Yên Hưng tập trung cho kiên cố hoá hệ thống kênh mương khu vực Hà Bắc và quản lý, khai thác vận hành tốt tuyến kênh dẫn nước từ hồ Yên Lập về.

- Đầu tư xây dựng hồ chứa nước Khe Cát tại huyện Tiên Yên; nâng cấp sửa chữa hồ chứa nước Trúc Bài Sơn (Hải Hà). Trong chương trình xây dựng nông thôn mới sẽ tiếp tục tham mưu đề xuất với tỉnh đầu tư cho kiên cố hoá hệ thống kênh mương, hồ chứa, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho các địa bàn còn đang rất khó khăn về nguồn nước như Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 79 - 80)