Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 73 - 76)

Việc quản lý chất lượng thi công ở công trình chủ yếu do các nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện. Tuy nhiên do năng lực của nhiều nhà thầu tư vấn giám sát còn yếu nên Chi cục Thủy lợi phải phân công cán bộ của Phòng quản lý đê điêu, Phòng quản lý thủy nông cùng tham gia giám sát với vai trò là giám sát của chủ đầu tư để giám sát việc thực hiện của cả đơn vị thi công và đơn vị tư vấn giám sát.

Công tác triển khai thi công ở công trường cơ bản tuân thủ quy định hiện hành của nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Việc quản lý chất lượng được tiến hành từ khâu định vị, cắm tuyến đào móng công trình; các loại vật liệu trước khi đưa vào sử dụng đều được kiểm định chất lương, đặc biệt là các loại vật liệu khai thác tự nhiên như đất đắp, đá xây, đá dăm, cát, sỏi...; đối với các loại vật liệu mua trên thị trường như sắt thép, xi măng... đều phải có nhãn mác và xuất xứ hàng hóa cụ thể, tuy nhiên Chi cục Thủy lợi vẫn chỉ đạo lấy mẫu để thí nghiệm và kiểm tra xác xuất.

Công tác nghiệm thu được tiến hành theo đúng trình tự thủ tục, thi công xong phần việc nào nghiệm thu đến đó, sau khi nghiệm thu giai đoạn xong mới tiến hành thi công phần việc tiếp theo, đặc biệt là đối với các phần việc hoặc hạng mục bị che khuất như hố móng, lớp lót bê tông, móng công trình...

Trong quá trình thi công được triển khai lấy mẫu và thí nghiệm theo đúng quy định đặc biệt là mẫu bê tông và đất đắp, đối với đất đắp lu lèn lớp dưới đến khi lấy mẫu thí nghiệm đảm bảo yêu cầu thiết kế mới cho thi công lớp trên tiếp theo.

Công tác nghiệm thu hạng mục và nghiệm thu kỹ thuật công trình chỉ được thực hiện khi hạng mục hoặc công trình xây dựng xong, các thủ tục pháp lý như: nhật ký thi công, mãu thí nghiệm, biên bản nghiệm thu giai đoạn... đầy đủ, khi công trình xây dựng xong vận hành thử theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng mới tiến hành nghiệm thu kỹ thuật.

Trong công tác quản lý chất lượng xây dựng đôi khi còn bộc lộ một số vấn đề sau:

- Năng lực của một số nhà thầu yếu chưa quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức công trường, biện pháp thi công, hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, không bố trí đủ cán bộ giám sát nội bộ, thậm chí khoán trắng cho các đội thi công. Có đơn vị tuy đã xây dựng được tiêu chuẩn ISO nhưng chỉ thực hiện ở văn phòng mà không triển khai tổ chức tại hiện trường. Chất lượng nhân lực của nhà thầu chưa đáp ứng yêu cầu, thiếu cán bộ có kinh nghiệm quản lý, đặc biệt thiếu thợ tay nghề giỏi. Nhiều đơn vị sử dụng lao động thời vụ không qua đào tạo để giảm chi phí, việc huấn luyện tại chỗ rất sơ sài, kỹ sư chỉ huy công trường được giao việc không đúng

với ngành nghề được đào tạo hoặc chưa có kinh nghiệm thi công; máy móc thiết bị thiếu; các dung cụ thí nghiệm để tự kiểm tra chất lượng thiếu hoặc không có, mọi việc kiểm tra chất lượng đều phụ thuộc vào các đơn vị tư vấn và đơn vị kiểm định độc lập nên chính bản thân một số nhà thầu không tự kiểm soát được chất lượng thi công của mình, có nhiều phần việc, nhiều hạng mục khi thi công xong phải phá rỡ làm lại sau khi có kết quả kiểm định của đơn vị tư vấn hoặc đơn vị kiểm định độc lập gây lãng phí và ảnh hưởng đến tiến độ công trình.

- Việc quản lý thực hiện hợp đồng còn lỏng lẻo dẫn đến những vi phạm các cam kết trong hợp đồng vẫn còn sảy ra, không kích thích được việc tuân thủ hợp đồng (đơn cử: trong hợp đồng đều có quy định thưởng và phạt vi phạm hợp đồng, cụ thể quy định phạt hợp đồng đối với sai phạm những cam kết trong hợp đồng với mức phạt không quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm và thưởng hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, tuy nhiên hầu hết các dự án đều không nghiêm túc thực hiện cam kết này, trong khi việc vi phạm hợp đồng về chất lượng công trình, chất lượng vật tư đưa vào sử dụng, thời gian thực hiện hợp đồng vẫn thường xuyên sảy ra).

- Việc xử lý các phát sinh, bổ sung ở nhiều công trình chưa kịp thời do cán bộ kỹ thuật của nhà thầu, cán bộ tư vấn giám sát và giám sát của chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm, công tác lập các hồ sơ đề nghị bổ sung hoặc phát sinh chưa chặt chẽ, gây khó khăn trong việc trình duyệt bổ sung.

- Cán bộ giám sát của nhà thầu tư vấn giám sát phần lớn tuổi đời còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, trình độ không đồng đều, còn thiếu nhiều chuyên gia giỏi. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực của các kỹ sư tư vấn giám sát và chế độ chính sách của Nhà nước đối với công tác tư vấn giám sát chưa được coi trọng, chưa có cơ chế thu hút và chế độ đãi ngộ phù hợp với trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát. Chưa có biện pháp quản lý chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát, kiểm soát năng lực hành nghề và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ tư vấn giám sát. Hoạt động giám sát chất lượng của Tư vấn được thực hiện chưa đầy đủ, tư vấn giám sát chưa thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ của mình, không kiểm soát được

chất lượng công trình trong quá trình thi công của nhà thầu; không bám sát hiện trường để kịp thời xử lý các phát sinh bất hợp lý, chưa kiên quyết xử ký các vi phạm về chất lượng trong quá trình thực hiện dự án. Cán bộ giám sát viên hầu hết là thực hiện theo thời vụ, được các tổ chức Tư vấn tuyển chọn thực hiện theo hợp đồng. Việc quản lý đào tạo cán bộ tư vấn chưa thống nhất, thể hiện ở ngành nghề, độ tuổi, cơ quan cấp chứng chỉ…

- Hệ thống báo cáo chất lượng, tiến độ từ công trường đến lãnh đạo cấp phòng và lãnh đạo Chi cục được phân công phụ trách chưa thực hiện tốt, hoặc báo cáo không trung thực nên nhiều công trường diễn ra tình trạng thi công kém chất lượng trong một thời gian dài mà lãnh đạo Ban không biết để uốn nắn xử lý kịp thời.

- Do các công trình trải khắp trên địa bàn tỉnh, có tuyến thi công dài, phạm vi công trình rộng nên việc kiểm tra của Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi ở công trường chưa được nhiều, chưa sâu sát với thực tế và việc quản lý cán bộ của Chi cục thực hiện nhiệm vụ tại công trình gặp nhiều khó khăn.

- Thi công các công trình trong lĩnh vực thủy lợi phần lớn phụ thuộc vào thời tiết, những tác động xấu của thời tiết như: mưa, báo, úng, ngập gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình trong quá trình thi công.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)