Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phòng chống thiên tai

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 80 - 82)

Một là, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các

cấp, các đoàn thể và nhân dân trong Tỉnh về ý nghĩa và tầm quan trong của công tác đê điều trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong đầu tư, quản lý, sử dụng và duy tu bảo dưỡng tốt các công trình đê điều. Trên cơ sở đánh giá năng lực phục vụ của từng công trình đã có và tính toán nhu cầu phát triển của địa phương trong tương lai để rà soát, bổ sung quy hoạch đê điều, quy hoạch thoát lũ cho phù hợp ...

Hai là, tăng cường công tác quản lý. Nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác

các công trình trong hệ thống đê điều như: Các cống lấy nước, tiêu nước dưới đê, hoạt động giao thông trên đê, các bãi bồi ven đê, kè chống sạt lở... Trong điều kiện

ngân sách có hạn, cần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác đê điều, nhằm tạo nguồn vốn cho duy tu, bảo dưởng các công trình đê điều nhỏ, coi trọng nguồn huy động, sự đóng góp của địa phương và người hưởng lợi qua việc sử dụng các công trình đê điều và các khoảng tự nguyện khác. Ðồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Luật Ðê điều và xây dựng quỹ phòng, chống lụt bão.

Ba là, tiếp tục tranh thủ sự hổ trợ tối đa của Trung ương nhằm đẩy mạnh đầu tư các công trình xây dựng đê điều, ưu tiên vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm, thời gian thi công nhanh gọn, sớm phát huy hiệu quả. Ðặc biệt, cần chú trọng việc đầu tư xây dựng đồng bộ giữa hệ thống đề điều kết nối với hệ thống giao thông trong Tỉnh đã được quy hoạch, kết hợp xây dựng đê điều với phát triển cảnh quan đô thị nhằm phát huy tối đa hiệu suất công trình; tăng cường công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công công trình và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí. Tăng cường hoàn thiện bộ máy của cơ quan đơn vị trong các sở ban ngành, ban quản lý dự án chuyên ngành, các ban quản lý dự án,... từ khâu sắp xếp tổ chức, bổ sung biên chế nhằm nâng cao năng lực và trách nhiệm cán bộ, công nhân viên chức trong lĩnh vực hoạt động xây dựng cơ bản để quản lý tốt các bước từ chuẩn bị đầu tư, triển khai, thực hiện dự án đến hoàn thành, quyết toán và bàn giao đưa công trình vào hoạt động, phục vụ sản xuất.

Bốn là, coi công tác nghiên cứu khoa học, quản lý kỹ thuật và đào tạo bồi

dưỡng nguồn nhân lực cũng là nội dung quan trọng, cần chú trọng rà soát và kiến nghị những vấn đề cần bổ sung sửa đổi các quy trình, quy phạm trong khảo sát, thiết kế, thi công cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại địa phương và xu hướng phát triển thời kỳ hội nhập. Chú ý hơn nữa đến công tác sơ, tổng kết công tác thi công công trình, công tác quản lý khai thác, sử dụng các công trình đê điều, để đánh giá rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những hạn chế yếu kém.

Năm là, tăng cường củng cố, sắp xếp tổ chức và nâng cao chất lượng của bộ

máy quản lý công tác đê điều một cách toàn diện, xem xét kiến nghị bổ sung đầy đủ nhân sự cho các đơn vị: Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi Cục Quản lý đê điều & Phòng chống lụt bão, các hạt quản lý đê và phòng nông nghiệp của các huyện và

thành phố giúp các đơn vị này hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và khai thác các công trình đê điều, phòng, chống lụt bão, xây dựng cơ bản... nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tạo ra bước phát triển vững chắc trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 80 - 82)