Phương pháp kinh tế

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 35 - 106)

Phương pháp kinh tế là phương pháp sử dụng sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, tín dụng, thuế,... Khác với phương pháp hành chính dựa vào mệnh lệnh, phương pháp kinh tế thông qua các chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích, động viên và điều chỉnh các hành vi của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện đầu tư theo mục tiêu nhất định của nền kinh tế xã hội. Như vậy, phương pháp kinh tế trong quản lý đầu tư chủ yếu dựa vào lợi ích kinh tế của đối tượng tham gia vào quá trình đầu tư với sự kết hợp hài hoà lợi ích của Nhà nước, xã hội với lợi ích của tập thể và cá nhân người lao động trong lĩnh vực đầu tư.

1.2.5.4. Phương pháp kết hợp

Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý trên đây trong quản lý dự án đầu tư xây dựng. Việc áp dụng phương pháp tổng hợp sẽ cho phép nâng cao hiệu quả của quản lý trong quản lý dự án đầu tư.

1.2.6. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo các giai đoạn

Các giai đoạn của dự án xây dựng công trình thủy lợi - từ thời điểm bắt đầu quyết định thực hiện một dự án cho tới khi dự án thành hiện thực một công trình hoặc một con đường,… có thể phân ra gồm 5 giai đoạn chính biểu thị trong Hình 1.3.

Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành, trình tự đầu tư xây dựng thành 3 giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư - Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng Tuy vậy trong mỗi giai đoạn có thể lại có những công việc phân biệt.

Hình 1.3. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: là giai đoạn chủ đầu tư lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt. Riêng đối với các công trình nhà ở riêng lẻ của dân, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư hay báo cáo kinh tế kỹ thuật, tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình còn lại chủ đầu tư phải căn cứ vào quy mô, tính chất của các công trình đó để lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Theo Điều 13, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009, những công trình không phải lập Dự án đầu tư chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình là những công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo, công trình xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng. Về bản chất, lập dự án đầu tư xây dựng

Nghiệm thu Thi công Đấu thầu Thiết kế Lập báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư Chuẩn bị đầu tư Kết thúc dự án xây dựng Thực hiện đầu tư

công trình hay lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đều nhằm mục đích: chứng minh cho người quyết định đầu tư thấy được sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu, hiệu quả của dự án đầu tư; làm cơ sở cho người bỏ vốn (cho vay vốn) xem xét hiệu quả dự án và khả năng hoàn trả vốn. Đồng thời làm cơ sở cho các cơ quan quản lý Nhà nước xem xét sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng; đánh giá tác động của dự án tới môi trường, kinh tế xã hội địa phương, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận...

Do vị trí, vai trò đặc biệt của các dự án quan trọng Quốc gia nên theo Điều 5, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009, trước khi lập Dự án đầu tư xây dựng công trình chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình, trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Báo cáo đầu tư xây dựng công trình thể hiện sự cần thiết phải đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án. Đồng thời báo cáo đầu tư còn đưa ra dự kiến về quy mô đầu tư (công suất, diện tích xây dựng); các hạng mục công trình thuộc dự án; dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất. Bên cạnh đó là các phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, thông số kỹ thuật; các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên vật liệu..., và đưa ra phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái; an ninh, quốc phòng, phương án phòng, chống cháy nổ. Về nguồn vốn đầu tư, Báo cáo đầu tư phải xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời hạn thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án...

- Giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình: Sau khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, dự án chuyển sang giai đoạn thực hiện đầu tư. Trong giai đoạn này, chủ đầu tư tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình. Lập và đánh giá hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu, đàm phán ký kết hợp đồng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị, quản lý tiến độ, chất lượng thi công xây dựng công trình...

- Giai đoạn kết thúc dự án đầu tư xây dựng: là giai đoạn chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, kiểm định chất lượng, chạy thử, bàn giao công trình đưa vào sử dụng

và thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

Trong mỗi giai đoạn khác nhau của dự án xây dựng biểu thị trong Hình 1.3. Các giai đoạn của một dự án đầu tư xây dựng. Trong quá trình này có những nhóm vấn đề khác nhau cần được xem xét để tránh và hạn chế tối đa nhất các vấn phát sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng của dự án.

Nhóm vấn đề công năng: Những quan điểm và khái niệm tổng quát về công trình, mẫu vận hành, bố cục không gian sử dụng, các khu vực, các phòng…

Nhóm vấn đề về địa điểm, vị trí: môi trường, khí hậu, địa hình, hướng ra vào chính, cơ sở hạ tầng, thủ tục pháp lý liên quan.

Nhóm vấn đề về xây dựng: những nguyên tắc thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật, vật liệu xây dựng, phương pháp, công nghệ xây dựng, an toàn xây dựng.

Nhóm vấn đề về vận hành: quản lý hành chính dự án, cấp vốn, nhu cầu duy tu, bảo dưỡng, an toàn và hiệu quả khi vận hành công trình.

Việc kiểm tra mỗi nhóm vấn đề cần bắt đầu từ trong giai đoạn nghiên cứu lập báo cáo và tiếp tục ngày càng chi tiết trong các giai đoạn tiếp theo cho tới giai đoạn kết thúc.

1.2.7. Các hình thức quản lý dự án xây dựng

1.2.7.1. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư sử dụng bộ máy của cơ quan, đơn vị mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án hoặc giao cho ban quản lý dự án do mình thành lập ra để tổ chức quản lý thực hiện dự án. Hình thức này có 2 mô hình:

* Mô hình 1: Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ

máy hiện có của mình để trực tiếp tổ chức quản lý dự án. Chủ đầu tư sử dụng pháp nhân của mình để trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải có quyết định cử người tham gia quản lý dự án và phân công nhiệm vụ cụ thể, trong đó phải có người trực tiếp phụ trách công việc quản lý dự án. Những người được cử tham gia quản lý dự án làm việc theo chế độ kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.

* Mô hình 2: Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp mình trực tiếp

tổ chức quản lý thực hiện dự án. Ban quản lý dự án là đơn vị trực thuộc chủ đầu tư. Quyền hạn, nhiệm vụ của Ban quản lý dự án do chủ đầu tư giao. Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân hoặc sử dụng pháp nhân của chủ đầu tư để tổ chức quản lý thực hiện dự án. Ban quản lý dự án hoạt động theo Quy chế do chủ đầu tư ban hành. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về những công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình kể cả những công việc đã giao cho Ban quản lý dự án thực hiện.

1.2.7.2. Hình thức chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án

Hình thức này áp dụng khi chủ đầu tư không có năng lực quản lý dự án theo pháp luật mà phải ký hợp đồng thuê tổ chức tư vấn chuyên nghiệp làm công tác quản lý dự án.

Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án là hình thức chủ đầu tư ký hợp đồng thuê một pháp nhân khác làm Tư vấn quản lý dự án. Chủ đầu tư cử cán bộ phụ trách, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc bộ máy của mình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và quản lý việc thực hiện hợp đồng ký với tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải có đủ năng lực phù hợp với công việc đảm nhận và là một pháp nhân kinh tế có đủ năng lực ký kết hợp đồng. Tư vấn quản lý dự án thực hiện các nội dung quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng ký với chủ đầu tư. Tư vấn quản lý dự án có trách nhiệm tổ chức bộ máy và cử người phụ trách để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý thực hiện dự án theo hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Tư vấn quản lý dự án được thuê thêm tổ chức, cá nhân khác tham gia thực hiện một số phần việc quản lý thực hiện dự án khi được chủ đầu tư chấp thuận.

1.2.8. Các chủ thể tham gia quản lý dự án xây dựng

Ở Việt Nam cùng với sự phát triển các mục tiêu quản lý dự án, thì các chủ thể tham gia vào quản lý dự án cũng phát triển theo. Thời kỳ đầu có sự tham gia của Nhà nước, chủ đầu tư và nhà thầu, sau đó phát triển thêm các chủ thể khác như nhà thầu tư vấn, nhà thầu thiết kế và thậm chí nhiều dự án còn có sự giám sát của nhân

dân và gần đây còn có sự tham gia của các nhà bảo hiểm để bảo hiểm cho người và công trình xây dựng.

1.2.8.1. Quản lý nhà nước về xây dựng

Ở Việt Nam, quản lý nhà nước về xây dựng được quy định như sau: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng trong phạm vi cả nước; Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng; Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Xây dựng để thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

1. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng

Quản lý nhà nước về xây dựng bao gồm các nội dung: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển và các hoạt động xây dựng; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng; Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ cơ công trình xây dựng; Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng; Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng; Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng; Đào tạo nguồn lực cho hoạt động xây dựng; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.

Tuỳ theo trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước, trình độ dân trí, đặc điểm của địa phương, mà mỗi một tỉnh, thành phố có những cách quản lý và mức độ quản lý khác nhau. Tuy nhiên có một điểm chung là việc quản lý nhà nước về xây dựng đều tập trung vào hai nội dung chính như sau:

- Nội dung quản lý thứ nhất: Quản lý con người

Con người ở đây là các cá nhân, các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng, để quản lý được con người, người ta phân chia các công trình xây dựng thành các loại công trình khác nhau như xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp... trong công trình đó lại phân chia ra các loại công việc xây dựng như: khảo sát, thiết kế, thi

công, tư vấn,...và đề ra những điều kiện, những tiêu chuẩn cho cá nhân, các tổ chức, muốn làm công việc đó, công trình đó. Chỉ khi nào đạt được các yêu cầu ghi trong quy định thì các cá nhân, các tổ chức mới được cấp giấy phép (chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề, giấy chứng nhận năng lực chuyên môn chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ...). Và chỉ khi nào có đủ các giấy tờ theo yêu cầu thì các cá nhân hoặc tổ chức hoạt động xây dựng được coi là hợp pháp. Nhà nước quy định cho các cơ quan chức năng được phép cấp lại loại giấy này.

- Nội dung quản lý thứ hai: Quản lý sản phẩm trong hoạt động xây dựng

Sản phẩm trong hoạt động xây dựng rất đa dạng vì vậy người ta chia quá trình tạo ra sản phẩm xây dựng thành 3 giai đoạn để tiện cho việc quản lý.

Như vậy sẽ có hai loại giấy là công cụ để quản lý xây dựng: - Đối với con người: Giấy phép hành nghề (Builder's Licences).

- Đối với công trình xây dựng: Giấy chứng nhận công trình được phép sử dụng (Occupency Permits).

2. Thanh tra xây dựng

Thanh tra xây dựng là thanh tra chuyên ngành về xây dựng có các nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm sau đây: Thanh tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về xây dựng. Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về xây dựng.

1.2.8.2. Quản lý xã hội về xây dựng

Quản lý xã hội về xây dựng được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế trong hoạt động xây dựng. Các chủ thể này đều chịu trách nhiệm với nhau qua các quy định, các thoả thuận trong hợp đồng kinh tế và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

1. Chủ đầu tư xây dựng công trình

Chủ đầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. Đa số các dự án chủ đầu tư

đồng nhất với chủ sở hữu và chủ sở dụng như: trụ sở cơ quan, khách sạn, trường học.... Tuy nhiên cũng có nhiều dự án chủ đầu tư chỉ là người quản lý dự án, còn người sử dụng lại là người khác đó là các công trình công cộng do Nhà nước đầu tư. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, rất nhiều dự án xây dựng công trình, chủ đầu tư và chủ sử dụng là hai chủ thể khác nhau.

2. Nhà thầu tư vấn thiết kế

Có thể là cá nhân hoặc tổ chức có giấy phép hành nghề và có đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, được phân thành 2 hạng theo loại công trình: Hạng 1

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 35 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)