Bản chất của quản lý dự án xây dựng công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 28 - 30)

Nhiệm vụ cơ bản của ngành xây dựng công trình thủy lợi là cung cấp cho xã hội những cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hồ chứa, đập chắn nước, công trình thủy điện, đê điều, kênh dẫn nước,... Để tạo ra được những sản phẩm này đòi hỏi phải có những nguồn lực như: vốn, đất đai, nhân lực, tài lực, nguyên vật liệu, máy móc trang thiết bị phục vụ cho xây lắp. Quản lý dự án trong xây dựng chính là quản lý các hoạt động cung cấp các nguồn lực này và các quá trình phối kết hợp các nguồn lực này để tạo ra sản phẩm xây dựng theo mục tiêu đã định.

Sự khác biệt giữa quản lý dự án xây dựng thủy lợi với quản lý các dự án thông thường đó là vấn đề về phê duyệt bản vẽ thi công, vấn đề về nguyên vật liệu, cung cấp trang thiết bị và nhu cầu vốn đầu tư lớn. Đối với một dự án thông thường,

Kết quả (K)

Thời gian (T)

Chi phí (C)

Mục tiêu tổng thể (K,T,C)

thì công tác quản lý dự án thì dự án chỉ tập trung ở khía cạnh về tài chính là chủ yếu, tức là làm sao cho một đồng vốn bỏ ra sau một thời gian nhất định đồng vốn đó có sinh lời đúng mục tiêu và đúng quy định pháp luật. Còn đối với một dự án xây dựng thủy lợi, công tác quản lý rất phức tạp, các công việc trong quản lý liên quan và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau (các tiêu chuẩn xây dựng của nhà nước). Các tiêu chuẩn mang tính bất định như tiêu chuẩn về kết cấu móng; tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy; tiêu chuẩn về kết cấu bao che; tiêu chuẩn về cung cấp điện; tiêu chuẩn về ánh sáng công trình, nhưng để đạt được tiêu chuẩn đó có nhiều cách khác nhau như có thể lựa chọn chủng loại vật liệu khác nhau, biện pháp thi công khác nhau. Do vậy, công tác quản lý xây dựng công trình thủy lợi ở đây phải làm sao đảm bảo cho công trình vẫn đạt được các tiêu chuẩn quy định, chất lượng công trình đảm bảo yêu cầu mà chi phí sử dụng thấp nhất.

Dự án xây dựng công trình thủy lợi còn có đặc thù riêng, đó là việc thiết kế các bản vẽ thi công, chất lượng,... các khâu này lại quyết định đến giá thành, tiến độ thi công của công trình. Nếu bản vẽ sai sót như thiếu hoặc chưa đúng, thì khi thi công sẽ gặp nhiều trở ngại. Trong trường hợp này, sẽ phải dừng thi công để chờ xử lý thiết kế bổ sung gây chậm tiến độ thi công của dự án và làm phát sinh khối lượng, tăng chi phí, dẫn tới tăng tổng mức đầu tư của dự án so với giá trị được phê duyệt. Đây chính là những yếu bất định trong dự án xây dựng, đồng thời đó cũng là đặc thù lớn, khác biệt nhất của dự án xây dựng với các dự án khác.

Do vậy, công tác quản lý có hiệu quả các dự án xây dựng công trình thủy lợi là cực kỳ quan trọng, quản lý tốt sẽ tránh được những lãng phí về nguồn lực và đem lại hiệu quả to lớn về mặt xã hội. Việc phải nghiên cứu để tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án xây dựng công trình thủy lợi là một đòi hỏi thực sự mang tính quan trọng và cấp thiết.

Mục đích mong đợi của nhà quản lý dự án là làm sao với các nguồn lực có hạn mà vẫn cho ra được sản phẩm xây dựng có chất lượng. Công việc của nhà quản lý là lập kế hoạch để phối kết hợp các nguồn lực: thời gian, tiền vốn, nhân lực, vật tư kỹ thuật để tạo ra sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng, đáp ứng mực tiêu của dự

án. Sản phẩm cuối cùng của hoạt động xây dựng là thước đo thành quả của công tác quản lý dự án. Nếu sản phẩm tốt thì công tác quản lý đạt yêu cầu và ngược lại.

Do đặc điểm của hoạt động xây dựng, nhiều khi có những biến đổi không nhận thấy được nảy sinh trong quá trình thực thi dự án như các thủ tục pháp lý, khảo sát địa chất, giá cả thị trường,.... Do đó, để quá trình thực hiện dự án đạt được kết quả tốt nhất, thì việc thực hiện, kiểm tra, giám sát luôn phải bám sát vào kế hoạch đã được hoạch định. Nếu trong quá trình thực hiện, phát hiện thấy có chỗ chưa đúng với kế hoạch, thì phải có phương án xử lý, điều chỉnh kịp thời. Có như vậy những mục tiêu của dự án mới có thể đạt được như mong muốn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp tăng cường công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại chi cục thủy lợi quảng ninh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)