Các nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH thuỷ sản vân như (Trang 39 - 42)

1. Vốn đầu tư của CSH

2.1.4.2.Các nhân tố bên ngoà

Các nhân tố bên ngoài bao gồm điều kiện tự nhiên, các chính sách của chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, các yếu tố biến động của thị trường (tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền vay, lạm phát,…) và nhu cầu của thị tr ường…Các nhân tố này có ảnh h ưởng gián tiếp tới quá trình sản xuất và kết quả kinh doanh của công ty. Sau đây là một vài nhân tố ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty TNHH Thuỷ Sản Vân Nh ư.

Một: Nhân tố nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến thuỷ sản .

Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nắng lắm m ưa nhiều, sông ngòi kênh rạch chằng chịt, lại có bờ biển dài 3600 km với vùng biển rộng vì thế nước ta có lợi thế nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản. Nguồn lợi thuỷ sản là nguồn lợi tương đối dồi dào mà thiên nhiên ban tặng, cũng vì có lợi thế đó mà nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản ở nước ta rất phát triển.

Riêng Khánh Hoà là vùng v ịnh kín ít bão, là nơi có nhiều tôm cá, cung cấp nguyên liệu dồi dào cho ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Tận dụng được nguồn lợi tự nhiên

là đầu vào của ngành chế biến mà Công ty TNHH Thuỷ Sản Vân Nh ư được thành lập và phát triển.

Nguồn nguyên liệu đầu vào là yếu tố cơ bản đầu tiên đảm bảo cho quá trình chế biến thuỷ sản. Nếu không đủ thuỷ sản tươi sống cho chế biến sẽ làm ảnh h ưởng tới việc đáp ứng các đơn đặt hàng và tới kết quả kinh doanh của công ty cũng nh ư thu nhập của người lao động. Xác định được những thuận lợi mà vùng vịnh Nha Trang có được, cũng như những nguy cơ về nguồn nguyên liệu đầu vào khi nguồn lợi tự nhiên giảm sút; Công ty đã tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ bằng cách thu mua thuỷ sản t ươi sống của ngư dân đánh bắt thuỷ sản tại Nha Trang và phát triển các trạm thu mua ở nhiều n ơi để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho chế biến hàng xuất khẩu, tránh nguy c ơ khi nguồn lợi thuỷ sản giảm sút khi đánh bắt quá nhiều. Cũng nhờ vậy mà công ty duy trì được sản xuất liên tục và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thu được lợi nhuận, đảm bảo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hơn 400 công nhân.

Hai: Nhân tố chính sách của chính phủ

Chính phủ và doanh nghiệp có mối tác động qua lại. Doanh nghiệp phát triển nền kinh tế đảm bảo hoạt động của Nhà Nước thông qua nguồn thu thuế, ng ược lại Nhà Nước giúp đỡ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển đúng với pháp luật qua các chính sách miễn giảm thuế. Đặc biệt đối với ngành chế biến thuỷ sản Nhà n ước có chính sách phát triển, xem kinh tế thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn trong chính sách phát triển kinh tế của quốc gia trong nhiều năm tới.

Khánh Hoà là tỉnh có nguồn lợi thuỷ sản lớn nên được chú trọng phát triển. Các c ơ quan ban ngành chức năng của của tỉnh cũng giúp đỡ đặt mục tiêu phát triển kinh tế thuỷ sản tỉnh nhà. Vì thế Nhà N ước nói chung và tỉnh nói riêng có nhữ ng chính sách ưu tiên tạo điều kiện cho việc phát triển chế biến thuỷ sản nh ư hỗ trợ vốn cho ngư dân đánh bắt, thuế xuất khẩu ngành 0%, thuế VAT hàng thuỷ sản xuất khẩu 0%, thuế VAT hàng thuỷ sản bán trong nước 5%...Đây là điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành phát triển nói chung và Công ty TNHH Thuỷ Sản Vân Nh ư nói riêng.

Ba: Nhân tố sự biến động của các yếu tố thị tr ường (lãi vay, tỷ giá hối đoái, lạm phát,…)

Mấy năm gần đây nền kinh tế Việt Nam và thế giới có những thay đổi mạnh mẽ. Những biến động của nền kinh tế ảnh h ưởng rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nước cũng như tới Công ty TNHH Thuỷ Sản Vân Nh ư.

Khi mở cửa hội nhập với các nền kinh tế lớn Việt Nam có nhiều c ơ hội để phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao Tuy nhiên khi b ước vào WTO nền kinh tế Việt Nam vừa chịu sức ép từ các doanh nghiệp bên ngoài cạnh tranh vừa chịu sức ép của nền kinh tế thế giới biến động mạnh. Khi các doanh nghiệp n ước ngoài gia nhập vào nước ta ồ ạt, các doanh nghiệp trong n ước phải cạnh tranh với các công ty mới về vốn, nguồn lao động, khoa học kỹ thuật… gây áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó biến động giá cả thế giới và trong n ước làm cho lạm phát t ăng cao trong hai năm qua ảnh hưởng tới giá đầu vào của các ngành sản xuất trong đó có ngành thuỷ sản làm chi phí sản xuất kinh doanh lớn, làm giảm lợi nhuận. Lạm phát t ăng cũng làm cho các doanh nghi ệp tăng dự trữ tiền và ngoại tệ, đặc biệt là các tổ chức tài chính tăng lãi suất vay gây ảnh hưởng không tốt với Công ty Vân Nh ư. Sự sụt giảm về kinh tế của các nước phát triển đặc biệt là Mỹ làm cho giá USD bất ồn, làm tỷ giá hối đoái bấp bênh. Tỷ giá hối đoái giảm gây thiệt hại cho ngành xuất khẩu nói chung và công ty nói riêng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ nền kinh tế lớn nhất thế giới - Mỹ làm lan rộng ra các nước và Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự sụt giảm sản xuất và tiêu thụ hàng trong và ngoài n ước. Các nước đều có chính cách bảo hộ doanh nghiệp trong nước, giảm nhập khẩu tăng tiêu dùng hàng nội địa để tránh sự phá sản của các doanh nghiệp lớn trong nước. Bên cạnh đó thất nghiệp tăng mạnh công nhân không có việc làm do sụt giảm sản xuất lại không đủ thu nhập để chi tiêu càng làm cho sức tiêu thụ giảm mạnh,lạm phát t ăng. Chính những biến động lớn đó ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Do công ty xuất khẩu mặt hàng thủy sản là mặt hàng thực phẩm nên tình hình xuất khẩu tuy không giảm nh ưng chi phí đầu vào tăng cao làm giảm lợi nhuận trước thuế, hoạt động kinh doanh của công ty kém hiệu quả h ơn.

Công ty TNHH Vân Như nói riêng và các doanh nghi ệp xuất khẩu và sản xuất trong nước nói riêng đang chịu những thách thức lớn của nền kinh tế. Công ty đang giám sát chặt chẽ quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng nh ư hoàn thành tốt các đơn đặt hàng đảm bảo uy tín của công ty. Đồng thời công ty quản lý và sử dụng khéo léo và hợp lý nguồn vốn vay để tiết kiệm chi phí sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất.

Bốn: Nhân tố nhu cầu của thị trường:

Thuỷ sản đang là một trong những loại thực phẩm sạch được các quốc gia quan tâm. Bởi lẽ thuỷ sản giàm chất đạm và được đánh bắt trên biển là nơi ít bị ô nhiễm môi trường do hoá chất độc hại mà con người gây ra. Vì vậy mà các thực phẩm được chế biến từ nguồn lợi thuỷ sản được các nước ưa chuộng, đặc biệt là các nền kinh tế lớn. Nó cũng là ngành được coi là có đầu ra phong phú.

Nhu cầu cao cần được đáp ứng trở thành thế mạnh của ngành cũng nh ư của công ty. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho nhu cầu nhập khẩu giảm. Nhưng nhu cầu về thực phẩm giảm ít nên không ảnh h ưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Trong tương lai khi kinh tế thế giới hồi phục thì nhu cầu này sẽ t ăng mạnh trở lại tạo điều kiện thuận lợi cho ngành cũng nh ư Công ty TNHH Thu ỷ Sản Vân Như phát triển.

Vấn đề đặt ra cho ngành chế biến thuỷ sản cũng nh ư cho công ty hiện nay và trong tương lai đó là phải xâm nhập vào các thị tr ường lớn có tiềm năng như các nước EU, thâm nhập sâu vào Mỹ, Nhật và các nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên các thị tr ường lớn lại có những sự lựa chọn và đỏi hỏi rất khó khăn và nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Do đó nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xâm nhập các thi tr ường rộng lớn đang là vấn đề quan tâm của các công ty xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Công tác hạch toán kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH thuỷ sản vân như (Trang 39 - 42)