Về cơ chế, chính sách phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long (Trang 96 - 98)

-

4.2.2.3.Về cơ chế, chính sách phát triển thị trường

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường đa dạng, ưu tiên phát triển thị trường du lịch khách quốc tế gần như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN; từng bước vươn tới thị trường du lịch châu Âu, Bắc Mỹ và các châu lục khác; chú trọng các thị trường tiềm năng và các dòng khách du lịch cao cấp, có khả năng chi trả cao; đồng thời quan tâm phát triển, mở rộng thị trường khác du lịch nội địa.

Thị trường du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói chung và của TP Hạ Long không thể tách rời thị trường du lịch khu vực và cả nước. Do đó tăng cường mở rộng phát triển thị trường, một mặt thúc đẩy du lịch TP phát triển, mặt khác góp phần khai thác đối đa tiềm năng du lịch, phục vụ tốt hơn các đối tượng du khách.

Trong thời gian tới, du lịch TP Hạ Long cần đẩy mạnh liên kết hợp tác để phát triển và khai thác tiềm năng du lịch với các địa phương, nhất là các địa phương lân cận. Quá trình hoạch định chiến lược phát triển, quy hoạch tổ chức, không gian, định hướng sản phẩm cho thị trường du lịch.v.v, TP cần đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh lân cận.

TP Hạ Long cần chủ động trong xây dựng cơ chế, chiến lược hợp tác phát triển thị trường du lịch quy mô vùng. Điều này đòi hỏi phải có sự điều phối, hỗ trợ và giám sát hợp lý nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch, tăng cường sự liên kết thị trường giữa các tỉnh. Đây là tiền đề triển khai các dự án, xây dựng kết cấu hạ tầng, trao đổi thông tin du lịch, phân phối lợi ích đầu tư, đồng thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

ngăn ngừa các tác động xấu có thể gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh du lịch.

UBND TP cần chủ động điều phối, tổ chức để các doanh nghiệp kinh doanh du lịch liên kết xây dựng, phát triển các tour du lịch, nối tuyến.

Coi trọng hợp tác liên kết phát triển thị trường trong nước và thị trường nước ngoài; mở rộng tiếp cận thị trường khách du lịch quốc tế. Tập trung khai thác thị trường khách du lịch có thu nhập cao như: thị trường du lịch thể thao và vui chơi giải trí, thị trường du lịch sinh thái.

Hình thành mạng lưới các doanh nghiệp lữ hành trong tỉnh và liên tỉnh theo từng loại hình sản phẩm. Tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch của TP Hạ Long với các địa phương khác như: Hà Nội, TP. Hồ chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,… trong việc lựa chọn các tuyến du lịch có cùng loại hình sản phẩm (như hành trình di sản; hành trình du lịch cách mạng, du lịch khám phá các tuyến hang động của TP,…). Từng bước hình thành các công ty du lịch chuyên đề như công ty du lịch chuyên đề văn hóa lễ hội, công ty du lịch chuyên đề du lịch xanh,…Gắn với việc quảng bá thu hút các cơ quan, trường học, các đoàn thể để thu hút các thị trường khách du lịch tự do thuộc các nhóm thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu.

Nghiên cứu, xây dựng chính sách về phát triển thị trường du lịch. TP Hạ Long cần nghiên cứu thành phần của lượng khách trong giai đoạn vừa qua, dự báo số lượng và cơ cấu khách trong giai đoạn sắp tới, có tính đến mùa vụ để kịp thời đáp ứng các nhu cầu khác nhau của du khách. Tập trung phát triển những lĩnh vực du lịch mang lại lợi nhuận cao nhất; phát triển thị trường đặc thù của TP dựa trên lợi thế về tài nguyên và tiềm năng du lịch.

Tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Với mục tiêu này có thể thành lập Văn phòng du lịch Hạ Long ở nước ngoài để phối hợp, hợp tác khai thác tốt tiềm năng của thị trường du lịch nước ngoài đến Hạ Long.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long (Trang 96 - 98)