-
1.3.3.9. Bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển bền vững
Dành vốn ngân sách cho việc Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn xanh cho các sản phẩm du lịch, đặc biệt các dịch vụ sản phẩm trong khu vực Vịnh Hạ Long.
Dành vốn ngân sách cho việc phát triển các dự án tuyên truyền giáo dục cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du lịch ? - Phát triển du lịch ở Hạ Long thời gian qua như thế nào? QLNN về du lịch của TP Hạ Long ra sao? QLNN về du lịch Hạ Long đặt ra vấn đề gì?
- Định hướng và giải pháp tăng cường QLNN về du lịch ở Hạ Long trong thời gian tới?
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng biểu, báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, tổng hợp các thông tin từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh...
Số liệu thứ cấp có ưu điểm là có thể chia sẻ chi phí, do đó nó có tính kinh tế hơn, số liệu được cung cấp kịp thời hơn. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp thường là các thông tin cơ bản, số liệu đã được tổng hợp, đã qua xử lý, ít được sử dụng để dự báo trong thống kê; số liệu này thường được sử dụng trong trình bầy tổng quan nội dung nghiên cứu, là cơ sở để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
2.2.2.1. Bảng thống kê
Sau khi tổng hợp các tài liệu điều tra thống kê, muốn phát huy tác dụng của nó đối với phân tích thống kê, cần thiết phải trình bầy kết quả tổng hợp theo một hình thức thuận lợi nhất cho việc sử dụng này.
Bảng thống kê là một hình thức trình bầy các tài liệu thống kê một cách có hệ thống, hợp lý và rõ ràng, nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
hiện tượng nghiên cứu. Đặc điểm chung của tất cả các bảng thống kê là bao giờ cũng có những con số của từng bộ phận và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
2.2.2.2. Phương pháp đồ thị thống kê
Phương pháp đồ thị thống kê là phương pháp trình bày và phân tích các thông tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Chính vì vậy, ngoài tác dụng phân tích giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng bằng trực quan một cách dễ dàng và nhanh chóng, đồ thị thống kê còn là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái quát và sinh động, chứa đựng tính mỹ thuật; thu hút sự chú ý của người đọc, giúp người xem dễ hiểu, dễ nhớ nên có tác dụng tuyên truyền cổ động rất tốt. Đồ thị thống kê có thể biểu thị:
- Kết cấu của hiện tượng theo tiêu thức nào đó và sự biến đổi của kết cấu. - Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian.
- So sánh các mức độ của hiện tượng. - Mối liên hệ giữa các hiện tượng. - Trình độ phổ biến của hiện tượng. - Tình hình thực hiện kế hoạch.
Trong công tác thống kê thường dùng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đường gấp khúc.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.
* Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
- So sánh tuyệt đối:
+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng, giảm tuyệt đối liên hoàn: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước nó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tuyệt đối giữa hai thời gian liền.
Công thức : бi =yi - yi - 1
Trong бi là lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. yi là mức độ của hiện tượng ở thời gian i.
yi - 1 là mức độ của hiện tượng ở thời gian i -1.
+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc: Là hiệu số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi)và mức độ một kỳ nào đó được chọn làm gốc( thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1)). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tuyệt đối trong những khoảng thời gian dài.
Công thức tính: ∆i =yi - y1
Trong đó ∆i là lượng tăng giảm tuyệt đối định gốc. yi là mức độ của hiện tượng ở thời gian i.
y1 là mức độ đầu tiên trong dãy số. - So sánh tương đối :
+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng, giảm tương đối liên hoàn: Là thương số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và mức độ kỳ đứng liền trước nó (yi-1). Chỉ tiêu này phản ánh mức tăng, giảm tương đối giữa hai thời gian liền.
Công thức: ti = 1 i i y y
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trong đó: ti : lượng tăng giảm tương đối liên hoàn. yi-1: mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1. yi : mức độ của hiện tượng ở thời gian i.
+ Chỉ tiêu so sánh lượng tăng giảm tương đối định gốc: Là thương số giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi)và mức độ một kỳ nào đó được chọn làm gốc( thường là mức độ đầu tiên trong dãy số (y1)).
Công thức: Ti =
1
y yi
Trong đó Ti: lượng tăng giảm tương đối định gốc. yi: mức độ của hiện tượng ở thời gian i. y1: mức độ đầu tiên của dãy số.
Ưu nhược điểm của phương pháp so sánh
*, Ưu điểm:
- Phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt thuận lợi đối với những người có kinh nghiệm.
- Hầu như người thực hiện không gặp khó khăn về mặt kỹ thuật vì nó không cần thiết phải xây dựng các công thức hoặc mô hình tính toán, mà dựa vào sự hiện diện của số liệu thống kê.
- Kết quả của phương pháp phản ảnh thực tế, phản ảnh và đánh giá khách quan, dễ được mọi người chấp nhận, ngay cả các cơ quan pháp luật.
*, Nhược điểm:
- Cần thiết phải có nhiều thông tin rõ ràng chính xác. Nếu các thông tin giao dịch không chính xác, thì không sử dụng được phương pháp này
- Các thông tin cần sử lý thường khó đồng nhất đặc biệt là tính thời điểm do đó, trong điều kiện thị trường biến động các thông tin nhanh chóng trở nên lạc hậu trong một thời gian ngắn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
- Đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm trong quá trình xác định và phân tích được điểm mạnh điểm yếu của tài liệu đã thu thập và sử dụng trong phân tích so sánh.
2.2.3.2. Phương pháp dự báo
Dùng phương pháp dự báo để dự báo sự biến động lượng khách du lịch đến Quảng Ninh.
a. Chỉ tiêu dự đoán lượng khách dựa vào phương pháp hồi qui
- Phương pháp dự báo theo đường xu hướng của phương pháp hồi qui. Các phương pháp dự báo nhu cầu theo đường xu hướng cũng dựa vào dãy số thời gian. Dãy số này cho phép ta xác định đường xu hướng lý thuyết trên cơ sở kỹ thuật bình phương bé nhất, tức là tổng khoảng cách từ các điểm thể hiện nhu cầu thực tế trong quá khứ đến đường xu hướng lấy theo trục tung là nhỏ nhất. Sau đó dựa vào đường xu hướng lý thuyết ta tiến hành dự báo nhu cầu cho các năm trong tương lai.
* Phương trình hồi qui dạng tuyến tính: Y = b + ax
và
Với
Trong đó: y : Số dự báo.
x: Số thứ tự các thời kỳ ( biến thời gian). a: Độ dốc của đường xu hướng.
b: Tung độ gốc. n: Số lượng quan sát. n i i n i i i x n x y x n y x a 1 2 2 1 . . . x a y b . n y y n i i 1 n x x n i i 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
b. Chỉ tiêu dự đoán dựa vào lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân
Phương pháp dự đoán này có thể được sử dụng khi các lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân được tính theo công thức:
1
1
n y
yn
là lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình.
Yn là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian.
Y1 là mức độ đầu tiên trong dãy số. Từ đó ta có mô hình dự đoán:
Ŷn+h = yh + .h ( h = 1,2,3...) Trong đó:
yn : mức độ cuối cùng của dãy số thời gian.
Yh : mức độ ở thời gian h của dãy số thời gian.
c. Chỉ tiêu dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình
Phương pháp dự đoán này được áp dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Tốc độ phát triển trung bình dược tính theo công thức :
1 1 n n y y t Trong đó ;
y1 : Mức độ đầu tiên của dãy số thời gian yn : Mức độ cuối cùng của dãy số thời gian từ công thức trên, có mô hình dự đoán như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Là việc lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu đối với hoạt động QLNN về du lịch của TP Hạ Long nhằm thấy rõ được bản chất của vấn đề, từ đó tác giả có thể đưa ra được các giải pháp thiết thực và phù hợp với địa phương. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia. Kết quả của phương pháp này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp với các phương pháp định lượng khác.
2.2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu:
- Tốc độ phát triển bình quân (%) của doanh thu, số lượng du khách.v.v. trong giai đoạn vừa qua.
- Chỉ tiêu về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) thực hiện so sánh kết quả các năm trong mốc giai đoạn nghiên cứu (năm 2007-năm 2012).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HẠ LONG
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý:
Hạ Long là Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng Đông Bắc bộ có tọa độ địa lý: Vĩ độ Bắc từ 20o55’ - 21o05’, Kinh độ Đông từ 106050’ - 1070
30.
Thành phố Hạ Long nằm trong tam giác phát triển kinh tế Bắc bộ Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh có quan hệ mặt thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hóa xã hội với thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển; có mối quan hệ về kinh tế với thị trường quốc tế và khu vực, thông qua khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái tạo nên mối liên quan giao lưu, gần gũi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Với chiều dài 50km, trên có mạng lưới đường bộ, cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển, đặc biệt là cảng nước sâu Cái Lân giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc, để chuyển tải hàng hóa xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong nước và với nước ngoài. Đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới. Đây là một ưu thế đặc biệt của thành phố Hạ Long.
Thành phố Hạ Long còn có vị thế đặc biệt ở cửa ngõ Đông Bắc trong giao lưu kinh tế, trong bảo vệ an ninh lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.
- Địa hình:
Địa hình của Thành phố Hạ Long được phân hóa thành 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi, vùng ven biển và vùng hải đảo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, tạo ra nhiều cảnh quan phong phú. Đặc biệt cảnh quan Vịnh Hạ Long đã 2 lần được Unesco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và được tôn vinh là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới thông qua cuộc bầu chọn trên internet do tổ chức New Open World phát động. Tuy nhiên, quỹ đất bằng rất hạn chế làm ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng các công trình dịch vụ, du lịch có quy mô lớn.
- Khí hậu:
Khí hậu Hạ Long tương đối thích hợp cho các hoạt động du lịch, nhất là du lịch tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao và du lịch sinh thái,…Mùa đông lạnh và có nhiều ngày thời tiết xấu gây trở ngại cho hoạt động của du lịch, tạo nên tính mùa vụ trong hoạt động du lịch. Mùa hè thường có dông bão và những đợt mưa lớn gây biển động, lũ lụt, sạt lở đường giao thông, xói lở bờ sông, bờ biển. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình vùng Vịnh, có núi trùng điệp bao quanh, chạy dài theo bờ biển, phía bờ biển có nhiều đảo lớn án ngữ nên sức bão bị suy giảm nhiều, hạn chế bớt mức độ tác động của bão đến các hoạt động du lịch. Đây là yếu tố thuận lợi của du lịch Hạ Long so với các vùng ven biển khác ở khu vực miền Trung.
- Nước ngọt:
Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất rất hạn chế và đặc biệt khó khăn về mùa khô. Nguồn nước ngầm đang có xu hướng giảm dần và bị ô nhiễm nặng do tác động của các hoạt động kinh tế. Đây là vấn đề quan trọng cần phải tính đến nhằm đảm bảo đời sống dân cư và nhu cầu phát triển du lịch.
- Về đất đai và rừng:
Đất chủ yếu là đồi núi xen kẽ các vùng thung lũng. Quỹ đất cho dân cư đô thị và xây dựng các công trình du lịch rất hạn hẹp. Đã có rất nhiều dự án lấn biển và san đồi để mở rộng quỹ đất xây dựng. Tuy nhiên, tác động đến môi trường của các dự án này sẽ trở thành một gánh nặng đối với việc phát triển du lịch bền vững trong tương lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trên địa bàn thành phố có 3 loại rừng: Rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn và rừng trồng.
Rừng tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Bắc và quanh hồ Yên Lập. Rừng ở đây thuộc loại rừng nghèo, trữ lượng thấp. Riêng khu vực núi đá Vịnh Hạ Long hệ thực vật phát triển phong phú, nhiều loại quý hiếm, tạo hệ sinh thái đa dạng và có giá trị nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn đang bị thu hẹp dần, vì vậy việc giữ gìn, bảo vệ rừng hiện có và trồng mới là việc làm cấp thiết trong việc đảm bảo sinh thái và phát triển du lịch bền vững.
- Về biển:
Là vùng biển kín, có nhiều cồn cạn nên vùng biển Hạ Long có nhiều