-
1.2.2.5. Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà
nước trong việc QLNN về du lịch
* Tổ chức, điều hành bộ máy QLNN về hoạt động du lịch trên địa bàn địa phương
Chức năng tổ chức và điều hành nền kinh tế của Nhà nước có 3 nội dung chủ yếu: tổ chức hệ thống đối tượng quản lý, tổ chức và điều hành hệ thống chủ thể quản lý, vận hành chủ thể và đối tượng quản lý. Chức năng tổ chức và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
điều hành nền kinh tế của Nhà nước là chức năng quan trọng, then chốt trong tiến trình QLNN. Nếu thực hiện được tốt chức năng này sẽ huy động mọi nguồn lực cho phát triển; tạo ra sự thống nhất, kỷ cương do đó tạo nên sức mạnh tổng hợp; tạo ra động lực phát triển...
Tổ chức, điều hành các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh là thực hiện chức năng tổ chức điều hành sự phát triển của một ngành trong phạm vi một địa phương. Do đó cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Tổ chức hệ thống đối tượng quản lý. Sản phẩm du lịch được tạo ra do sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch. Do đó, để có hoạt động du lịch phải khai thác các tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch không chỉ là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố văn hoá lịch sử mà nó là kết hợp của cảnh quan thiên nhiên yếu tố văn hoá lịch sử với thành quả lao động sáng tạo của con người. Vì vậy, để có du lịch phải tạo ra tài nguyên du lịch.
Nếu không có cơ sở hạ tầng chung và cơ sở vật chất - kỹ thuật đặc trưng của ngành du lịch cũng không có được hoạt động du lịch. Do vậy, việc đầu tiên là phải quy hoạch tốt hệ thống các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch.
Một nhiệm vụ quan trọng khác là tổ chức hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên có nhiều loại doanh nghiệp của các ngành khác nhau tham gia vào. Có thể phân thành 4 nhóm chính: các cơ sở mà hầu như toàn bộ các hoạt động của nó phục vụ cho du lịch, đáp ứng trực tiếp các nhu cầu của khách du lịch như các doanh nghiệp lữ hành, đại lý du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng du lịch, các cơ sở vận chuyển du lịch, điểm cung cấp thông tin du lịch; các quầy kiosque tại các điểm và khu du lịch; các cơ sở mà một phần hoạt động của nó phục vụ cho du lịch, nhưng đáp ứng trực tiếp nhu cầu của khách du lịch như: giao thông, bưu điện, quán ăn, các cơ sở dịch vụ khác, các quầy đổi tiền, cơ sở bảo hiểm v.v..
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Do tính chất tổng hợp của ngành du lịch như vậy, nên tổ chức hệ thống doanh nghiệp phục vụ trong ngành không đơn giản, cần có một cách nhìn tổng thể trong việc cấp giấy phép để bảo đảm hiệu quả phục vụ và lợi ích của các doanh nghiệp. Ở đây cần có cách nhìn nhận mới đối với khu vực tư nhân. Sự tham gia của khu vực tư nhân không chỉ có ý nghĩa huy động nguồn lực mà còn có ý nghĩa về mặt quản lý, khu vực tư nhân là lô đối chứng, kiểm định tính khách quan của các quyết định và chính sách kinh tế.
- Tổ chức và điều hành hệ thống chủ thể quản lý. Đối với ngành du lịch ở một địa phương có các vấn đề sau cần quan tâm: Đầu tiên là bộ máy quản lý phải tương xứng với nhiệm vụ; thứ đến, là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch.
Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, lại có tính chất văn hoá rõ nét. Chất lượng dịch vụ du lịch là sự phù hợp của sản phẩm dịch vụ thoả mãn yêu cầu đề ra, hoặc định trước của du khách. Cũng có thể xác định sự phù hợp hay thỏa mãn của du khách khi so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi. Như vậy rõ ràng dịch vụ cảm nhận là vô cùng quan trọng. Sự cảm nhận nảy sinh trong quá trình tiếp cận giữa du khách và nhân viên, cán bộ trong ngành du lịch. Nói vậy, có nghĩa là chất lượng cán bộ viên chức, cách làm việc của các cơ quan quản lý có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng hoạt động du lịch.
- Vận hành sự hoạt động của đối tượng và chủ thể quản lý. Các cơ quan QLNN phải phát huy cao độ ưu thế của cơ chế thị trường trong việc khuyến khích và điều tiết sự phát triển của ngành du lịch. Phải có những chính sách bảo đảm sự thông thoáng, tự do của môi trường kinh doanh, phá bỏ các rào cản, để các chủ đầu tư tự do tham gia, hoặc rút khỏi thị trường, bảo đảm pháp lý cho tự do cạnh tranh lành mạnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Trước những yêu cầu và xu thế như vậy nhiệm vụ của QLNN về du lịch ở địa phương phải thực hiện các nội dung chủ yếu:
- Trực tiếp cung cấp cơ sở hạ tầng cho du lịch bao gồm cả cơ sở hạ tầng chung và cơ sở hạ tầng đặc trưng của ngành du lịch.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích huy động các nguồn lực để dành cho việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật chung, cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật đặc trưng của du lịch. Nhà nước có chính sách huy động khu vực tư nhân, các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào việc đầu tư phát triển du lịch.
Nhiệm vụ của tổ chức điều hành là phải lái sự phát triển du lịch địa phương đi đúng hướng. Ở đây có nghĩa là đi đúng theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được vạch ra; cũng có nghĩa là phải phát triển theo đúng quy định của luật pháp hiện hành. Nhiệm vụ này gắn bó với nội dung QLNN về kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh (sẽ được trình bày tiếp theo đây).
* Kiểm soát và điều chỉnh sự phát triển của hoạt động du lịch ở địa phương: Nội dung này bao gồm tổng thể các hoạt động của Nhà nước nhằm phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, đổ vỡ, những khó khăn, cũng như tài chính, những cơ hội để thúc đẩy ngành du lịch ở địa phương phát triển mạnh mẽ và đúng hướng.
* Sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc QLNN về du lịch: Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (sau đây gọi tắt là CQQLDL) của các quốc gia nhận khách bao gồm Tổng cục Du lịch (cơ quan quản lý du lịch quốc gia) và các sở du lịch địa phương đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến đất nước và địa phương
Sơ đồ hình 1 cho thấy những chức năng chủ yếu của các cơ quan QLNN trong lĩnh vực du lịch. Ngoài những chức năng thông thường của các cơ quan quản lý nhà nước trên phạm vi ngành, các cow quan QLNN về du lịch còn thực hiện những chức năng rất đặc trưng của du lịch là quy hoạch và xây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
dựng hệ thống sản phẩm du lịch quốc gia/địa phương và khuyếch trương hệ thống sản phẩm này tới các thị trường gửi khách.
Hình 1.1. Những chức năng cơ bản của các cơ quan QLNN về du lịch
Trong quá trình thực hiện các chức năng của mình, cơ quan QLNN về du lịch hoạt động trên cơ sở lợi ích của cả điểm đến với mục tiêu nhằm tăng tổng số lượng khách du lịch quốc tế/ trong nước đến du lịch tại điểm đến chứ không phải vì lợi ích (lượng khách) của một nhà cung cấp cụ thể nào đó. Sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN về du lịch và các doanh nghiệp du lịch (chủ yếu là sự hỗ trợ của các cơ quanQLNN đối với các doanh nghiệp) thể hiện rõ nét qua hoạt động marketing sản phẩm du lịch của một điểm đến tới các thị trường gửi khách trọng điểm. Các cơ quan QLNN về du lịch (có sự hợp tác của các doanh nghiệp du lịch) quảng bá và xây dựng hình ảnh của cả quốc gia/ địa phương như một điểm đến an toàn và hấp dẫn. Những hoạt động này sẽ tạo ra sự nhận thức về điểm đến trong khách du lịch tiềm năng, khơi dậy trong họ niềm ham muốn được đến tham quan du lịch tại điểm đến đó.
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Chính sách phát triển du lịch Quy hoạch và phát triển sản phẩm Liên kết trên phạm vi ngành Phát triển nhân lực Phát triển quan hệ quốc tế Môi trường pháp chế Marketing điểm đến Nghiên cứu và thống kê
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 1.2. Sự phối hợp trong hoạt động giữa cơ quan QLNN về du lịch và các doanh nghiệp du lịch
Môi trường vĩ mô
Chính sách / chiến lược và ngân sách
của chính phủ
Cơ quan du lịch quốc gia/địa phương Doanh nghiệp Du lịch Quyết định về ngân sách Quyết định về ngân sách Các hoạt động quảng bá của TCDL: Quảng cáo Quan hệ giao tế Ấn phẩm Trang Web Hoạt động marketing của các doanh nghiệp: Chính sách sản phẩm Chính sách giá Chính sách phân phối Chính sách xúc tiến (quảng bá) Các hoạt động phối hợp hỗ trợ marketing: Hội chợ, liên hoan du lịch Triển lãm Chiến dịch quảng cáo chung Hệ thống đăng ký toàn cầu Văn phòng đại diện Điểm cung cấp thông tin Khách du lịch mục tiêu Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn
Sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN về du lịch và các doanh nghiệp du lịch nhằm xây dựng một chiến lược chung, trong đó các cơ quan QLNN về du lịch đóng vai trò chủ đạo. Cần nhận thấy rằng, các cơ quan QLNN về du lịch khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chứ không thể làm thay các doanh nghiệp. Các cơ quan QLNN về du lịch tạo ra một sự phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, phối hợp chặt chẽ với họ trong mọi hoạt động của mình như thể hiện trên hình 2.
Sự phối hợp này thể hiện trong hầu hết các quyết định và hoạt động quan trọng của các cơ quan QLNN về du lịch. Xây dựng chính sách chiến lược phát triển của cả ngành. Trong quá trình xây dựng chiến lược chung phải có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp. Thông qua quá trình trao đổi và hỗ trợ về thông tin, các cơ quan QLNN về du lịch sẽ đóng góp rất nhiều cho các hoạt động của các doanh nghiệp du lịch, đồng thời họ cũng sẽ có được những căn cứ thực tế và khoa học hơn trong việc hoạch định chính sách.
Các cơ quan QLNN về du lịch cũng cần tư vấn cho các doanh nghiệp du lịch về định hướng phát triển sản phẩm mới cũng như những mục tiêu cụ thể của chiến lược phát triển du lịch hay marketing chung.