Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch từng bước kiện toàn

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long (Trang 79 - 113)

-

3.2.2.3.Bộ máy quản lý nhà nước về phát triển du lịch từng bước kiện toàn

Bộ máy QLNN về phát triển du lịch ở TP Hạ Long cũng có những thay đổi, từng bước được kiện toàn, phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy, có sự phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, các hiệp hội, các doanh nghiệp. QLNN về du lịch đặt dưới sự lãnh đạo của Thành ủy TP Hạ Long. Hệ thống QLNN về du lịch trên địa bàn TP được kiện toàn theo quy định của pháp luật bao gồm UBND thành phố, UBND các phường, các sở du lịch, kế hoạch đầu tư, tài chính, môi trường, thông tin- tuyên truyền, các ban ngành .v.v. Các cơ quan, sở, ban ngành tùy theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp thực hiện các chức năng quản lý cụ thể, có sự phối hợp với nhau. Dưới sự lãnh đạo của Thành Ủy, UBND thành phố triển khái kế hoạch tổng thể phát triển du lịch của TP giai đoạn 2005-2020, ban hành chính sách, giải pháp khuyến khích, định hướng thu hút các thành phần kinh tế phát triển du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư huy động, cân đối nguồn vốn thực hiện kế hoạch; Sở Du lịch phối hợp với Ban Quản lý Vịnh và ban chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch TP Hạ Long; Ban Quản lý vịnh Hạ Long xây dựng Quy chế quản lý Vịnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phòng Văn hóa, thông tin phối hơp với Sở văn hóa, thống kê đánh giá và quản lý các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn TP; Phòng Thương mại và Du lịch phối hợp với Sở Du lịch và Thống kê đánh giá sự phát triển của phát triển các sản phẩm du lịch để đưa ra các giải pháp điều chỉnh kịp thời đối với những sự phát triển lệch hướng không phù hợp, đúng với định hướng quy hoạch, chiến lược của TP.v.v.. Nhờ kiện toàn bộ một bước máy quản lý theo hướng phân cấp chức năng, nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận đã khắc phục được tình trạng vừa chồng chéo, vừa bỏ sót, buông lõng quản lý góp phần chấn chỉnh tính tự phát đưa hoạt động du lịch của TP vào nếp, phát triển theo hướng bền vững tạo nên kết quả nổi bật của du lịch TP thời gian qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch

Công tác kiểm tra việc cấp phép đăng ký kinh doanh, về đấu thầu dự án, thẩm định cấp phép xây dựng, kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở hạn tầng, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái, an ninh, an toàn cho khách.v.v. đã được quan tâm chú ý, phân công trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan, tổ chức thực hiện. Nhờ vậy đã góp du lịch TP thời gian qua phát triển ổn định, trật tự, an toàn theo hướng bền vững trở thành điểm đến tin cậy của khách du lịch trong và ngoài nước .

3.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển du lịch ở thành phố Hạ Long

Qua phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch và QLNN về du lịch của TP Hạ Long thời gian qua có thể nhận nêu lên một số thành công và hạn chế chính như sau:

3.3.1. Những thành tựu

-Thành phố đã có những nỗ lực trong việc xây dựng, hình thành nên các loại hình cũng như các sảm phẩm du lịch mới để thu hút khách, từng bước đưa TP Hạ Long trở thành một trọng điểm du lịch vụng tầm cỡ quốc gia và quốc tế .

Khách du lịch đến Hạ Long có mức tăng trưởng khá, đặc biệt lượng khách quốc tế có mức tăng trưởng bình quân tương đối cao, trên 25%/năm. Sự gia tăng về khách du lịch đã làm doanh thu của ngành du lịch tăng đáng kể, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách và tăng thu nhập cho nhân dân. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch gia tăng về số lượng, quy mô ngày càng mở rộng và chất lượng ngày càng nâng cao. Số doanh nghiệp lữ hành tăng đều qua các năm với tốc độ trung bình trên 10%/năm. Số lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố tăng mạnh qua các năm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Các dịch vụ như vận chuyển, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí phát triển ngày càng nhiều, đồng bộ.

Kết cấu hạ tầng phục vụ khách du lịch được đầu tư, nâng cấp, đã tạo tạo cho Hạ Long một sự thay đổi lớn khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng trước công trình nhân tạo, bề thể, đẹp đẽ bên cạnh cảnh qua thiên nhiên kỳ thú đã tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, trong đó có hạ tầng phục vụ cho dân sinh và du khách đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch Hạ Long.

- Công tác xúc tiến du lịch được chú trọng và có sự thay đổi cơ bản về chất. Những năm qua, công tác xúc tiến du lịch của thành phố đã đạt được những kết quả nhất dịnh. Công tác xúc tiến du lịch, quảng bá đã góp phần quan trọng tạo nên hình ảnh du lịch Hạ Long không chỉ trong nước mà còn ở quốc tế.

- Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch được cải thiện. UBND thành phố cũng như UBND tỉnh Quảng Ninh đã tích cực chỉ đạo, áp dụng nhiều biện pháp để chấn chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng kinh doanh du lịch theo đúng quy hoạch. Công tác quy hoạch được chú trong ngay từ khâu lập dự án, lựa chọn tư vấn. Trên cơ sở quy hoạch được phên duyệt, các hạng mục xây dựng được triển khai trên cơ sở quy hoạch chung, với sự giám sát chặt chẽ của các ngành chức năng và chính quyền địa phương.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền ngày càng được hoàn thiện và có hiệu quả cao, góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

- Môi trường du lịch của Thành phố đã từng bước được cải thiện. Thành phố đã tập trung chỉ đạo, phối kết hợp với các ngành của tỉnh để đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có nhiều bước phát triển mới trong việc khai thác, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với việc bảo tồn các giá trị di sản,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

- Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dụ lịch được chú trọng đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xu thế phát triển bền vững, góp phần đẩy mạnh quan hệ hữu nghị, hợp tác và hội nhập quốc tế ...Hạ Long thực sự là điểm đến an toàn cho du khách .

3.3.2. Một số hạn chế

- Việc phát triển du lịch ở TP Hạ Long mới chú ý đến số lượng mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng mọi mặt của hoạt động du lịch – từ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch, chất lượng nguồn lực .v.v, thể hiện qua sự biến động liên tục của nguồn khách qua các năm, thời gian lưu trú ngắn, thiếu vắng nguồn khách có khả năng chi tiêu cao.v.v.

- Các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, không phong phú, thiếu vắng những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn .v.v. Việc khai thác du lịch trên vịnh Hạ Long chưa có đổi mới vẫn tổ chức như cũ, hầu như không tạo ra được những sản phẩm mới. Các sản phẩm du lịch Hạ Long chưa phát huy được bất kỳ nét văn hoá địa phương nào.

- Công tác QLNN về du lịch còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Nhiều điểm du lịch ở TP còn diễn ra tình trạng xây dựng tự phát, thiếu đồng bộ không theo quy hoạch. Nhiều cơ sở kinh doanh không có giấy phép kinh doanh, trốn tránh sự quản lý, trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước và chính quyền địa phương.

Công tác QLNN trong việc khai thác, bảo tồn tài nguyên du lịch còn hạn chế, còn chú ý nhiều tới lợi ích kinh tế trước mắt, chưa quan tâm đầy đủ tới lợi ích lâu dài, chưa đánh giá đầy đủ tác động của du lịch đến môi trường, đến các lĩnh vực khác trong đời sống kinh tế- xã hội và sự tác động trở lại của môi trường.

- Bộ máy QLNN về du lịch chưa thực sự đổi mới, chưa theo kịp với sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình, các cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Trình độ, năng lực kinh nghiệm công tác quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh chuyên ngành du lịch của một số cán bộ, công chức trong bộ máy QLNN còn hạn chế chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra. Nguồn nhân lực hoạt động du lịch của trong các thành phần kinh tế cũng còn nhiều hạn chế về tính chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ .v.v.

- Kết cấu hạ tầng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của TP. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng những năm qua chưa tương xứng so với yêu cầu xây dựng và phát triển nhanh của TP, thiếu tập trung, chưa có trọng tâm, trọng điểm nên hiệu quả chưa cao. Về đầu tư cho ngành du lịch tuy đã được các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm, nhưng thực tế mới tập trung vào hai loại hình lưu trú và ăn uống, chưa chú trọng đầu tư mở rộng và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng cao tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch.

- Quy mô doanh nghiệp du lịch nhìn chung còn nhỏ, hoạt động phân tán, chưa có sự liên kết tốt, tính chuyên nghiệp chưa cao, các dịch vụ còn thiếu đồng bộ, năng lực cạnh tranh còn yếu, giá bán sản phẩm và dịch vụ du lịch thấp, chưa tương xứng với giá trị. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp du lịch chưa cao, thể hiện bằng doanh thu và lợi nhuận, ví như doanh thu của 10 khách sạn 4 sao ở Hạ Long chỉ ngang với doanh thu của khách sạn Metropole Hà Nội - khoảng 680 tỷ/năm.

- Nguồn nhân lực du lịch còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng, chưa thể đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chưa xứng tầm với một trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế như Vịnh Hạ Long.

- Chính quyền chưa quan tâm nhiều đến việc cho phép cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình xây dựng và lập quy hoạch. Ngoài ra, chính quyền còn chưa thực sự quan tâm đến việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

phương cũng như khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt dộng phát triển du lịch.

- Nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về phát triển du lịch bền vững chưa cao, còn hạn chế về trách nhiệm trong việc khai thác, bảo tồn tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái và trách nhiệm xã hội.

Nhận thức của doanh nghiệp cũng như người dân về phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch kèm theo bảo về môi trường còn kém. Việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, xác định và xây dựng kế hoạch bảo vệ các khu hạy cảm về môi trường được thực hiện rất sơ sài.

- Trong quá trình phát triển du lịch các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường chưa được chú trọng; hoạt động khai thác các tiềm năng du lịch đã trực tiếp ảnh hưởng tới môi trường sống của sinh vật và con người; một số tài nguyên du lịch bị huỷ hoại xuống cấp, chưa được quản lý chặt chẽ. Do vậy, cần phải đặt ra kế hoạch đầu tư, khai thác các tài nguyên du lịch của Hạ Long trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy hoạch phát triển tổng thể và quy hoạch ngành.

3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

3.3.3.1. Hoạt động du lịch của Hạ Long phụ thuộc vào mùa, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của Thành phố chưa đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của Thành phố

Mặc dù, TP Hạ Long có rất nhiều lợi thế về tài nguyên du lịch và tài nguyên nhân văn để có thể phát triển nhanh chóng kinh tế du lịch. Tuy nhiên thực tế những năm qua, Hạ Long chưa phát huy được những lợi thế trên để phát triển, mà chủ yếu vẫn dựa vào phát triển theo hướng bổ sung, hoàn thiện thêm những lợi thế sẵn có. Sự phát triển kết cấu hạ tầng du lich như nhà nghỉ, khách sạn, khu vui chơi giải trí mang tính chắp vá, thiếu đồng bộ. Sự đầu tư chắp vá từ nguồn vốn hạn hep nên cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đang bị xuống cấp. Cả đầu tư từ Nhà nước và tư nhân chưa có định hướng chiến lược gây ra sự mất cân đối.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

3.3.3.2. Công tác quản lý Nhà nước còn nhiều hạn chế.

Công tác quản lý Nhà nước về phát triển du lịch của TP thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế. Việc triển khai thực hiện các quy hoạch dự án còn chậm, quản lý sau quy hoạch chưa tốt, chưa kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc trong đầu tư kinh doanh du lịch, đặc biệt là môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế, thủ tục hành chính còn rườm rà làm chậm tiến độ triển khai các dự án.

Cơ chế, chính sách phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh nói chung và của TP Hạ Long nói riêng tuy đã được cải thiện nhiều, tích cực, song về thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thật hợp lý, thiếu minh bạch rõ ràng nên chưa thực sự tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Bộ máy QLNN chưa có nhiều cải tiến theo khịp thực tế; nguồn nhân lực du lịch còn nhiều bất cập; công tác kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch.v.v, cũng như hiệu lực, hiệu quả QLNN về du lịch chưa cao.

3.3.3.3. Tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu, dịch bệnh, thiên tai… ảnh hưởng tới phát triển du lịch dịch bệnh, thiên tai… ảnh hưởng tới phát triển du lịch

Do những biến động phức tạp đã tác động tiêu cực đến ngành du lịch Việt Nam nói chung, của TP Hạ Long nói riêng như khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên tai dã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Sự cạnh tranh giữa các trung tâm du lịch mang tính quốc tế ngày càng mạnh mẽ và gay gắt hơn, hơn nữa nhu cầu, thị hiếu của khách có xu hướng yêu cầu ngày càng cao.

3.3.3.4. Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư và hệ thống doanh nghiệp đối với sự nghiệp phát triển du lịch còn chưa được đầy đủ doanh nghiệp đối với sự nghiệp phát triển du lịch còn chưa được đầy đủ

Công tác tham mưu, đề xuất cũng như quá trình thực hiện chủ trương, chính sách phát triển du lịch của các cấp, ngành và doanh nghiệp còn hạn chế. Trình độ, năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ quản lý và người dân làm du

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

lịch còn yếu, tính chuyên nghiệp chưa cao. Còn hạn chế trong việc tuyên truyền, vận đông nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận, cộng đông trách nhiệm cho các cấp, các ngành, doanh nghiêp và người dân về sự nghiệp phát triển du lịch của TP phải gắn liền với bảo vệ môi trường, giữ dìn giữ di sản thiên nhiên, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.v.v ..

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn còn thụ động trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kinh doanh du lịch chưa được

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long (Trang 79 - 113)