Quan điểm

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long (Trang 87 - 90)

-

4.1.1.Quan điểm

Phát triển du lịch ở TP Hạ Long phải xuất phát từ mục tiêu phát triển du lịch chung của đất nước và của tỉnh Quảng Ninh. Xuất phát từ bối cảnh trong nước và quốc tế, mục tiêu phát triển du lịch bền vững của TP Hạ Long và năng lực nội tại của ngành du lịch TP Hạ Long, tác giả đưa ra một số quan điểm tăng cường QLNN về du lịch của TP Hạ Long trong thời gian tới như sau:

Một là, Hạ Long là TP có nhiều tiềm năng lợi thế phát triển du lịch (được lựa chọn là một trong những kỳ quan của thế giới) cần được tăng cường đầy tư và quản lý nhà nước phát huy thế mạnh để trở thành là ngành kinh tế mũi nhọn của TP và tỉnh Quảng Ninh

Đây có thể được coi là một trong những quan điểm xuyên suốt trong quá trình thúc đẩy phát triển du lịch của TP Hạ Long. Với lợi thế về tài nguyên du lịch, TP cần phải khai thác mạnh mẽ lợi thế này. Cần phải coi phát triển du lịch là nền tảng, nhằm tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững của TP.

Hai là, QLNN về phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ các giá trị tài nguyên và môi trường là quan điểm chủ đạo, chi phối toàn bộ các hoạt động du lịch tại Hạ Long

Trong thời kỳ toàn cầu hóa thế giới, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu và tác động đến nhiều lĩnh vực, trong đó có thách thức về môi trường mà các nước trên thế giới rất quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

Cũng giống như nhiều loại tài nguyên khác thì tài nguyên du lịch có tính chất biến đổi theo thời gian vì nó chịu sự tác động của các điều kiện tự nhiên; đây là vấn đề không thể coi thường, hoạt động du lịch có thể gây hại đến môi trường, làm suy thoái môi trường sống và biến dạng các công trình văn hóa, lịch sử truyền thống, thậm chí xói mòn các bản sắc văn hóa của người dân địa phương. Xét về góc độ khoa học thì du lịch và môi trường nó trong chỉnh thể thống nhất, nếu môi trường bị phá hoại thì du lịch không phát triển, thậm chí bị tẩy chay. Vì vậy, trong xu thế ngày nay, luôn coi trọng “phát triển bền vững” cho các lĩnh vực, trong đó nhiều nước trên thế giới đã áp dụng chiến lược “phát triển bền vững là chìa khóa cho sự thành công lâu dài của ngành kinh tế du lịch”. Phát triển du lịch ở TP Hạ Long không thể tách rời quan điểm phát triển này.

Ba là, phát huy nội lực và tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia.

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, vì thế hoạt động du lịch ở Hạ Long cũng có tính tổng hợp cao, để phát triển ngành du lịch cần có sự hỗ trợ của các ngành kinh tế khác như: Giao thông vận tải, an ninh, bảo hiểm, y tế, môi trường, viễn thông. Mối quan hệ này có tính biện chứng với nhau, du lịch phát triển thì đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao, tạo tiền đề cho nhau phát triển. Sự tác động qua lại của mối quan hệ trên đặt ra cho du lịch Hạ Long cần có sự nghiên cứu, đánh giá khoa học về sự liên kết của các ngành với du lịch để đưa ra các đề xuất phối hợp chặt chẽ của các ngành với nhau trong quá trình phát triển.

Để phát huy được tính “liên ngành” về phát triển du lịch Hạ Long cần phải huy động các thành phần kinh tế tham gia, đóng góp các nguồn lực cho du lịch.

Để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế vào phát triển du lịch như: vốn, kỹ thuật, tri thức, nhân lực…ở trong nước và ngoài nước thì cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

huy động các thành phần kinh tế tham gia vào kinh doanh du lịch hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các cấp, các ngành ở tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long cần tranh thủ và tạo điều kiện về hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia các lĩnh vực như: Kinh doanh lữ hành, dịch vụ, lưu trú, vận chuyển… để phát triển du lịch Hạ Long.

Theo chủ trương của Đảng thì kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là lực lượng nòng cốt cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Vai trò, quản lý của Nhà nước vẫn chủ đạo trong phát triển du lịch Hạ Long. Nhà nước là người xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng và độc lập đồng thời là kim chỉ nam cho các thành phần kinh tế khác tham gia trong lĩnh vực này.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế hiện nay, việc xã hội hóa trong các lĩnh vực phát triển là điều tất yếu. Phát triển du lịch Hạ Long theo hướng bền vững cần có sự tham gia hưởng ứng của cộng đồng dân cư. Đây là xu hướng tích cực.

Bốn là, QLNN về phát triển du lịch theo hướng đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và phù hợp với ngưỡng khống chế (khả năng chịu tải) của môi trường

Phát triển du lịch nhanh và bền vững gắn với khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên du lịch đặc thù của Thành phố Hạ Long, xây dựng các sản phẩm nổi tiếng để tạo nên lợi thế cạnh tranh trong phát triển du lịch của Thành phố. Phát triển sản phẩm theo hướng vừa tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, vừa đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Phải phát triển du lịch một cách sáng tạo, với những sản phẩm đặc thù, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng ít tác động đến môi trường.

Năm là, QLNN về phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội

Phát triển du lịch ở Thành phố Hạ Long không thể tách rời đối với bảo vệ chủ quyền quốc gia, việc phát triển du lịch biển, đảo là chiến lược đúng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://lrc.tnu.edu.vn

đắn của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài tiềm năng về thế trận quốc phòng, vùng biển đảo Hạ Long có cảnh quan hùng vĩ, nhiều khu sinh thái biển, hang động, các bãi tắm đẹp tạo điều kiện cho phát triển du lịch. Tổ chức các hoạt động du lịch ở các đảo có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch ở Thành phố Hạ Long (Trang 87 - 90)